Tình hình thực hiện Nghị định 99/2014 tại Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNGNGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3.2. Tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trong Đại học Thái Nguyên

3.2.4. Tình hình thực hiện Nghị định 99/2014 tại Đại học Thái Nguyên

Theo kết quả khảo sát tại ba trường là Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT thuộc ĐHTN cho thấy, sau khi Nghị định 99/2014 chính thức có hiệu lực cả ba trường đã thực hiện tốt quy định: Hàng năm trích tối thiểu 5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp để phát triển tiềm lực KH&CN và 3% kinh phí từ nguồn thu học phí để cho sinh viên và người học hoạt động NCKH, trong đó, Trường ĐHSP đã thực hiện vượt mức so với quy định trong các năm 2015, 2016, được thể hiện ở Bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3. Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHSP năm 2015 và 2016 theo quy định Nghị định 99/2014

(Đơn vị: triệu đồng) Kinh phí NCKH

SV

Nguồn bù học phí

Hoạt động KH&CN của GV

Nguồn thu hợp pháp 2015 3.470 (7,54%) 46.039 2.656 (5,4%) 49.248 2016 2.439 (5,07%) 48.045 2.066 (5,4%) 38.049 (Nguồn: Theo báo cáo tổng kết của Trường ĐHSP năm 2015, 2016)

Còn đối với Trường ĐHCNTT&TT: Năm 2015, Trường vẫn chưa đạt được mức so với quy định của Nghị định 99/2014, nhưng năm 2016 nhà trường đã trích đủ thậm chỉ còn vượt mức chỉ tiêu so với quy định được thể hiện ở Bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4. Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHCNTT&TT năm 2015 và 2016 theo quy định Nghị định 99/2014

(Đơn vị: triệu đồng) Kinh phí NCKH SV Nguồn bù

học phí

Hoạt động KH&CN của GV

Nguồn thu hợp pháp

2015 95 (2,3%) 40.725 667 (4,8%) 1.389

2016 939 (3,05%) 30.718 207 (5,6%) 36.742

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết của Trường ĐHCNTT&TT năm 2015, 2016) Kết quả thực hiện Nghị định 99/2014 của Trường ĐHNL cũng cho thấy, nhà trường đã trích đúng và đủ 5% từ nguồn thu hợp pháp và 3% nguồn thu từ học phí để dành cho hoạt động KH&CN hàng năm theo quy định của Nghị định 99/2014, được thể hiện ở Bảng 3.5 dưới đây.

Bảng 3.5. Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHNL năm 2015 và 2016 theo quy định Nghị định 99/2014

(Đơn vị: triệu đồng) Kinh phí Nguồn thu

học phí

Nguồn thu hợp pháp

Kinh phí chi theo quy định Nghị định 99/2014

2015 2.092 (3%) 5.068,3 (5%) 7.160,3

2016 2.184(3%) 5.290,1 (5%) 7.474,1

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết của Trường ĐHNL năm 2015, 2016)

Việc đầu tư, phát triển nhân lực KH&CN theo quy định của Nghị định 99/2014 cũng được ba trường ĐH chú trọng thực hiện. Cụ thể Trường ĐHCNT&TT đã cử được 59 GV đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trong đó có 21 người đi học TS và 38 người đi học ThS; Trường ĐHSP đã thực hiện hỗ trợ theo quy định cho trên 80 GV học ThS và 100 GV học TS với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng, 10 GV được cử đi bồi dưỡng, tập huấn về phát triển chương trình và phát triển chuyên môn ở các nước có nền giáo dục phát triển như Australia, Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc và

Thái Lan; Trường ĐHNL đã cử được 65 GV đi học ThS, TS tại các nước ngoài và 45 GV đi học ThS, NCS trong nước.

Việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu (NNC): Trường ĐHSP đã có 41 NNC chuyên ngành, mỗi NNC đều do một cán bộ khoa học đầu ngành làm trưởng nhóm; Trường ĐHCNTT&TT, năm 2015 thành lập được một NNC chuyên sâu về

“Công nghệ mô phỏng và Thực tại ảo” với sự tham gia của nhiều Nhà khoa học trẻ.

Năm 2017, Trường thành lập thêm 01 NNC để thực hiện nhiệm vụ: “Xây dựng Cơ sở dữ liệu trực tuyến phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên” với sự tham gia của 133 cán bộ khoa học; Trường ĐHNL đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thành lập các NNC chuyên sâu, hiện có 44 NNC thuộc trường. Mặc dù, xây dựng và phát triển các NNC đã được các trường ĐH thực hiện, tuy nhiên theo kết quả khảo sát của tác giả, Trường ĐHSP hay Trường ĐHNL có nhiều NNC nhưng vẫn chưa có văn bản quản lý và cơ chế quản lý NNC, dẫn đến hoạt động của các NNC là không hiệu quả. Ý kiến của một cán bộ quản lý hoạt động KH&CN của một trường ĐH thành viên cho rằng “Sau khi Nghị định 99/2014 có hiệu lực, Trường chúng tôi có ban hành quyết định thành lập các NNC chuyên ngành và liên ngành, nhưng cho đến nay các NNC này hoạt động chưa hiệu quả hoặc mới chỉ tồn tại trên giấy tờ”.

Việc phát triển cơ sở vật chất và chi cho hoạt động KH&CN theo quy định của Nghị định 99/2014 cũng được cả ba trường thực hiện. Tỷ lệ phân chia kinh phí đầu tư tiềm lực và khuyến khích cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHSP năm 2016 cho thấy đã tập trung vào các nội dung mà Nghị định 99/2014/NĐ-CP quy định (Chi kinh phí thực hiện đề tài cấp cơ sở; Chi hỗ trợ công bố báo khoa học cho GV; Chi khác về hợp tác KH&CN với đối tác mới; Tổ chức hội nghị, hội thảo, seminar chuyên đề các ngành trong Trường; Các đề tài NCKH trọng điểm cho công tác quản lý cấp trường,….), được thể hiện ở Bảng biểu 3.6 dưới đây.

Bảng 3.6. Chi hoạt động KH&CN của Trường ĐHSP theo của Nghị định 99/2014 (Đơn vị: triệu đồng)

TT

Kinh phí tối thiểu 5% từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục ĐH để đầu tƣ phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN

2,050,000,000 1 Chi kinh phí thực hiện đề tài cấp cơ sở 466,000,000 2 Chi hỗ trợ công bố báo khoa học cho GV 250,000,000 3 Chi khác về hợp tác KH&CN với đối tác mới 100,000,000 4 Chi hội đồng xét duyệt đề tài KH&CN các cấp 35,000,000 5 Chi hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ NCKH 35,000,000 6 Chi đề án xây dựng tạp chí KH&CN mới 100,000,000 7 Tổ chức hội nghị, hội thảo, seminar chuyên đề các ngành trong

Trường 150,000,000

8 Xây dựng quy chế KH&CN 40,000,000

9 Các đề tài NCKH trọng điểm cho công tác quản lý cấp trường 430,000,000

10 Trang thiết bị phục vụ NCKH 444,000,000

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường ĐHSP năm 2016)

Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy, từ khi Nghị định 99/2014 chính thức có hiệu lực, các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN đã thực hiện được tốt một số nội dung như: Huy động nguồn kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN; Tạo điều kiện thuận lợi cho GV, sinh viên tham gia các hoạt động KH&CN trong và ngoài trường; Hằng năm dành tối thiểu 5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp để đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN, dành 3% kinh phí từ nguồn thu học phí cho sinh viên và người học hoạt động NCKH. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 99/2014, các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN còn tồn tại một số hạn chế: Chưa có các giải pháp cụ thể để thu hút được nguồn kinh phí ngoài ngân sách vào đầu tư cho phát triển KH&CN của trường hàng năm;

Việc hình thành, phát triển các NNC mạnh chưa được đầu tư sâu, chưa có cơ chế quản lý, hoạt động không hiệu quả; Kinh phí chi cho hoạt động KH&CN chưa cân đối giữa các nội dung chi chuyên sâu cho phát triển KH&CN; Cán bộ phụ trách hoạt động NCKH chưa được tham gia nhiều các lớp bồi dưỡng, tập huấn liên quan đến quản lý hoạt động KH&CN.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)