CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNGNGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
3.3. Tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ trong Đại học Thái Nguyên
3.3.3. Đánh giá tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ ở Đại học Thái Nguyên
3.3.3.1. Tác động đến quyền tự chủ, tự chịu trách về thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ Tác động dương tính của nhóm chính sách này đã góp phần tạo ra quyền tự chủ tối đa cho thủ trưởng các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN trong việc chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ KH&CN của đơn vị, từ đó giúp tăng tính chủ động lựa chọn hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với tiềm lực hiện có của đơn vị; phát huy được tính năng động, sáng tạo trong quá trình đấu thầu đề tài, dự án và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được giao cũng như đấu thầu có được. Quy định được tự chủ trong liên doanh, liên kết, ký kết các hợp đồng NCKH, giúp các trường ĐH đáp ứng tốt các nhu cầu của sản xuất, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ phát triển xã hội. Tuy nhiên, tác động âm tính của nhóm chính sách là chưa xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xác định nhiệm vụ KH&CN, dẫn đến việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở các cấp chưa thực sự xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3.3.3.2. Tác động đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho khoa học và công nghệ
Tác động dương tính của quy định này là đã tạo điều kiện cho các trường ĐH được chủ động tham gia cạnh tranh nhằm có được kinh phí từ các đề tài Nhà nước.
Các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN tỏ ra năng động khai thác các nguồn vốn khác nhau để phát triển. Hoạt động quản lý, phân bổ và cấp phát kinh phí cho KH&CN được đổi mới, đã có những mối liên hệ ràng buộc giữa một số quan hệ tự chủ, thể hiện sự thống nhất của các mặt trong hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN. Chẳng hạn, hoạt động tự nguyện ký kết hợp đồng đã có ảnh hưởng làm xuất hiện nhu cầu về tự chủ trích lập quỹ, tham gia lao động kiêm nhiệm, áp dụng chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ trong quan hệ phân phối, tự chủ trong quan hệ tín dụng với ngân hàng v.v... của các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN. Các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí trong phạm vi kinh phí được giao: Được chủ động trong thủ tục chi, điều chỉnh nội dung chi và quy định định mức chi theo quy định. Với quy định được tự chủ trong liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước về thực hiện nhiệm vụ KH&CN, đã giúp các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN thu được hàng chục tỷ đồng, gấp nhiều lần số ngân sách Nhà nước cấp. Ý kiến của một cán bộ quản lý về KH&CN của một trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN cho biết “Hằng năm, kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của chúng tôi có khoảng 6 đến 7 tỷ đồng là từ ngân sách nhà nước, còn 30 -> 40 tỷ đồng được lấy từ ngân sách bên ngoài (từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, tác động âm tính của những quy định này là có thể dẫn đến trường hợp các trường ĐH tìm mọi cách để có những đề tài lớn được tài trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước, trong khi bản thân trường ĐH chưa đủ các nguồn lực (để thực hiện nhiệm vụ KH&CN đó. Bên cạnh đó, việc đầu tư mang tính dàn trải, thiếu tập trung
vào các hướng nghiên cứu chiến lược và đề tài mũi nhọn, chưa đủ để các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN xây dựng năng lực tự chủ của mình. Ở một số trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN, tính năng động trong tìm kiếm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu còn thấp, chủ yếu vẫn dựa vào việc thực hiện các đề tài nghiên cứu do nhà nước đặt hàng, còn việc khai thác các hoạt động nghiên cứu, hoạt động CGCN, hay hoạt động tư vấn, dịch vụ KH&CN cho các đơn vị sản xuất còn ít và thường giá trị các hợp đồng nhỏ. Các quy định về thanh quyết toán đề tài hết sức rườm rà, phức tạp làm cho các chủ nhiệm đề tài, dự án thuộc ĐHTN vẫn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng, thanh quyết toán kinh phí phục vụ đề tài.
Quy định về tự chủ, tự chịu về tài chính trong trường ĐH còn có thể gây ra tác động ngoại biên, đó là tạo ra sự chênh lệch thu nhập khá lớn giữa các GV, bởi vì số lượng GV được tham gia các đề tài, dự án để tăng thêm thu nhập chỉ chiếm thiểu số trong tổng số cán bộ KH&CN của đơn vị. Mặt khác, các chính sách đã ban hành chưa tạo điều kiện để các cán bộ, GV trẻ tham gia các đề tài, dự án các cấp để có thể nâng cao năng lực chuyên môn và tăng thu nhập. Đời sống của đa số cán bộ, GV tại các trường ĐH thành viên của ĐHTN còn ở mức thấp.
3.3.3.3. Tác động đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự khoa học và công nghệ Những tác động dương tính của nhóm chính sách này là đã góp phần làm cho chế độ sử dụng nguồn nhân lực trong các trường ĐH thay đổi theo hướng tích cực, lao động hợp đồng trong các trường ĐH ngày càng tăng. Tác động âm tính là việc sử dụng nhân lực KH&CN có thể dẫn đến xung đột nội bộ khi sử dụng nhân lực, một số không ít các GV không được tham gia các đề tài NCKH, do quy định cho phép thủ trưởng đơn vị có quyền quyết định tổng số biên chế hàng năm của đơn vị căn cứ vào nhu cầu và khả năng tài chính của đơn vị. Nhóm chính sách khuyến khích các trường ĐH chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, loại hình ngoài công lập nhằm phát huy mọi khả năng của đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật nhưng lại chưa có cơ chế song hành để thực hiện quy định này. Mặt khác, các quy định này vẫn chưa có cơ chế khuyến khích các nhà khoa học sẵn sàng mạo hiểm đứng ra thành lập doanh nghiệp KH&CN; Chưa đề ra biện
pháp khuyến khích công tác đào tạo và đào tạo lại để tăng quyền tự chủ về nhân lực KH&CN trong trường ĐH.
3.3.3.4. Tác động đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ Tác động dương tính của quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hợp tác quốc tế về KH&CN là đã góp phần làm tăng cường quyền tự chủ cho thủ trưởng các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN về hợp tác quốc tế, Nghị định 115/2005/NĐ-CP cho phép thủ trưởng được quyền ký quyết định cử cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý của đơn vị đi công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài. Quyết định của thủ trưởng tổ chức KH&CN được gửi trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền quản lý xuất cảnh, nhập cảnh để các cơ quan này làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho cán bộ, viên chức. Tuy nhiên, tác động âm tính là chưa tạo điều kiện để các trường ĐH thuộc ĐHTN được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ. Ngoài ra, còn có thể dẫn tới tác động không mong muốn như cán bộ tham các đề tài hợp tác quốc tế không tuân thủ các nguyên tắc bảo mật, để lộ các bí mật quốc gia trong quá trình làm việc với đối tác nước ngoài.
Tóm lại, nhóm chính sách KH&CN tác động đến thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN trong trường ĐH đã và đang tạo điều kiện để hoạt động KH&CN trong các trường ĐH được tốt hơn như: Phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của các trường ĐH cũng như của cá nhân hoạt động KH&CN; Nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả hoạt động và tăng cường tiềm lực KH&CN của các trường ĐH; Đào tạo được đội ngũ cán bộ KH&CN có chất lượng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, chuyển giao nhanh các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Tuy nhiên, tự chủ theo nhóm chính sách này thuần túy được tiếp cận dưới góc độ tài chính, chứ không có tự chủ về khoa học. Điều 5 của Nghị định 115/2005/NĐ- CP có nêu “Căn cứ vào định hướng ưu tiên phát triển KH&CN của Nhà nước, nhu cầu của doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN tự xác định nhiệm vụ KH&CN và biện pháp tổ chức”. Điều này có nghĩa là Nhà nước và các tổ chức khác có nhu cầu về các nhiệm vụ KH&CN thì tổ chức KH&CN mới có nhiệm vụ KH&CN để thực hiện hay
Điều 7 của Nghị định 115/2005/NĐ-CP có nêu“Các đề tài do đấu thầu các nhiệm vụ của Nhà nước và các nhiệm vụ do ký hợp đồng với các đối tác”, trong đó, quy định
“đấu thầu các nhiệm vụ của nhà nước”, tức nhà nước vẫn làm chủ KH&CN hay quy định “ký hợp đồng với các đối tác”, tức tổ chức KH&CN bị phụ thuộc vào đối tác nếu không có đối tác thì sẽ không có nhiệm vụ KH&CN. Nghị định 43/2006/NĐ-CP, mặc dù cho phép các trường ĐH được tự chủ về nguồn tài chính, theo đó, các trường ĐH được quyền tự quyết định khoản thu, mức thu theo nguyên tắc thu bù chi và có tích lũy đối với các hoạt động về dịch vụ, liên kết, liên doanh về KH&CN. Tuy nhiên, những khoản chi cho KH&CN, chương trình, mục tiêu quốc gia cần phải xin phép phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Thực chất, các trường ĐH là chưa được giao quyền tự chủ, tự chịu trách một cách đầy đủ về KH&CN. Nghị định 16/2015/NĐ-CP, các tổ chức GDĐH được phân loại về tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo năng lực tự đảm bảo tài chính, theo đó gồm 4 loại sau: Tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; Tự đảm bảo chi thường xuyên; Tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Trao quyền tự chủ phụ thuộc vào mức đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư của các trường ĐH công lập, có nghĩa là, các trường ĐH công lập tự đảm bảo được nhiều chi thường xuyên và chi đầu tư thì càng được trao nhiều quyền tự chủ. Điều này đã gây sức ép mạnh đến các trường ĐH, làm cho các trường ĐH cố gắng tìm cách mở rộng NCƯD để tăng nguồn thu, nhằm mục đích cuối cùng là được tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dẫn đến một hệ lụy âm tính là NCCB, nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và hàng loạt nghiên cứu khác được nhà nước đảm bảo tài chính đều không được tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nghiên cứu có tên
“Đa dạng hóa các hoạt động nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao năng lực tự chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN” (Nghiên cứu trường hợp Viện cơ học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) của học viên Lành Thị Thúy Thanh chuyên ngành quản lý KH&KH, cho thấy tự chủ trên quan điểm tài chính với triết lý càng đảm bảo tài chính bao nhiêu thì được tự chủ bấy nhiêu của Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã biến một Viện với chức năng là NCCB phải chuyển đổi sang NCƯD nhằm có tiền để tự chủ.
Như vậy, Nghị định 115/2005 phát triển thành Nghị định 43/2006 rồi đến Nghị định 16/2015, ngày càng nhấn mạnh đến quan điểm tự chủ về tài chính (với
triết lý càng đảm bảo tài chính càng nhiều thì càng được tự chủ bấy nhiều có thể dẫn đến NCCB trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và hàng loạt nghiên cứu khác được nhà nước đảm bảo tài chính đều không thể tự chủ được. Mặt khác, việc tự chủ trên quan điểm tài chính với triết lý càng đảm bảo tài chính bao nhiêu thì được tự chủ bấy nhiêu có thể dẫn đến việc biến cơ quan khoa học/trường ĐH với chức năng là NCCB phải chuyển đổi sang NCƯD nhằm có tiền để tự chủ. Chỉ quyền tự chủ thì chưa đủ, thiếu năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ là nguyên nhân khiến một số quan hệ tự chủ đã được khẳng định trên văn bản (cho phép có quyền) nhưng lại chưa hình thành trong cuộc sống.
Kết luận chương 3
Qua phân tích thực trạng tác động của hai nhóm chính sách KH&CN đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH (Nghiên cứu điển hình ba trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN), có thể rút ra được một số kết luận như sau:
1/ Cả hai nhóm chính sách KH&CN mà luận án nghiên cứu đều có tác động đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH. Sự tác động của hai nhóm chính sách này ít nhiều làm cho hoạt động KH&CN trong trường ĐH được tốt hơn. Tuy nhiên, bản thân các nhóm chính sách vẫn còn tồn tại một số bất cập, làm cho hiệu quả hoạt KH&CN trong trường ĐH chưa cao.
2/ Tăng cường chất lượng của chính sách KH&CN (thông qua việc hoàn thiện chính sách một số chính sách lựa chọn) để nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của trường ĐH, đây là một trong các tiêu chí cơ bản của ĐHNC thế giới, điều này sẽ được tác giả trình bày trong chương 4 của luận án.
CHƯƠNG 4