CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNGNGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
3.2. Tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trong Đại học Thái Nguyên
3.2.7. Đánh giá tác động của Nghị định số 99/2014 đến hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học
Sau gần ba năm Nghị định số 99/2014 chính thức có hiệu lực, việc đánh giá tác động của Nghị định này đối với hoạt động KH&CN trong trường ĐH là hết sức cần thiết để chỉ ra các tác động dương tính cũng như tác động âm tính mà việc thực hiện Nghị định này đưa lại đối với hoạt động KH&CN trong trường ĐH. Với những tác động dương tính cần tiếp tục phát huy để đem lại những kết quả mong muốn của chính sách, còn những tác động âm tính cần có các giải pháp để khắc phục.
3.2.7.1. Những tác động dương tính của Nghị định số 99/2014
Nghị định 99/2014 được ban hành đã góp phần tăng số lượng công bố bài báo quốc tế của các trường ĐH trong cả nước. Như đã biết, số lượng bài báo khoa học được công bố trên những tạp chí quốc tế uy tín và số lần trích dẫn của những bài báo đó được coi là hai thước đo chủ yếu để đánh giá năng lực khoa học của một trung tâm nghiên cứu hay một trường ĐH. Trên cơ sở pháp lý của Nghị định 99/2014, nhiều trường ĐH của Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ - thưởng cho GV có bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Mức thưởng theo quy định và căn cứ vào nguồn tài chính của từng trường “Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) áp dụng cơ chế thưởng trung bình 1.500 USD cho mỗi bài báo tạp chí ISI đăng vượt yêu cầu, trao giải thưởng đơn vị học thuật của năm, giải thưởng giảng viên xuất sắc của năm… Hỗ trợ chi phí tham dự hội nghị, hội thảo chuyên ngành. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. HCM) ưu tiên thực hiện chính sách cấp kinh phí công bố bài báo quốc tế chỉ số ISI là 15 triệu VNĐ và 450 tiết NCKH, bài ISSN quốc tế là 10 triệu VNĐ và 300 tiết NCKH” [1].
Trong thời gian gần đây, có một số công trình nghiên cứu đã thống kê số lượng công bố bài bài quốc tế của các trường ĐH Việt Nam từ năm 2015, tức là sau khi Nghị định số 99/2014 chính thức có hiệu lực. Điển hình là nghiên cứu của hai tác giả Phạm Hiệp và Huỳnh Hữu Hiền công bố kết quả thống kê về năng suất NCKH (số lượng bài báo công bố đăng tải trên tạp chí quốc tế ISI trên tổng số cán bộ, GV có trình độ TS) của một số ĐH có số lượng công bố quốc tế hàng đầu Việt Nam năm 2015, tổng hợp dữ liệu từ trang Web of Science. Cụ thể: ĐH Quốc gia Hà Nội là 141 bài ISI; ĐH Bách Khoa Hà Nội là 138 bài báo ISI; ĐH Quốc gia Tp. HCM là 94 bài báo ISI; ĐH Tôn Đức Thắng là 73 bài ISI; ĐH Cần Thơ là 57 bài ISI và ĐH Sư Phạm Hà Nội là 51 bài [45]. Để tăng hiệu suất công bố quốc tế, các trường ĐH này đã có chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho NCKH, tăng cường thu hút, xây dựng, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu cơ hữu một cách hiệu quả, hơn nữa các trường có chế độ khen thưởng, khuyến khích NCKH tốt.
Kết quả khảo sát tại 03 trường ĐH thuộc ĐHTN cho thấy, việc áp dụng Nghị định 99/2014, nhất là chính sách thưởng cho bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế uy tín ISI của 03 trường được đề cập tại mục 3.2.3 của Luận án, đã có tác động tích cực đến động lực NCKH và công bố bài báo quốc tế của đội ngũ GV trong các trường ĐH này. Tỷ trọng công bố bài báo quốc tế của ba trường có sự chuyển
biến theo chiều hướng tăng rõ rệt so với giai đoạn trước khi áp dụng Nghị định 99/2014, điều đó được thể hiện ở Bảng 3.9 dưới đây.
Bảng 3.9. Tỷ trọng công bố bài báo quốc tế tại ba trường ĐH thuộc ĐHTN trước so với sau khi áp dụng Nghị định 99/2014/2014
Trường đại học
Trước khi áp dụng Nghị định
99/2014
Sau khi áp dụng Nghị định
99/2014
Tăng, giảm
(%) 2013 2014 Tổng 2015 2016 Tổng Số
lượng
% Trường
ĐHSP
Công bố bài báo quốc tế
12 10 22 14 21 35 +13 +59,1
Trường ĐHNL
Công bố bài báo quốc tế
13 27 40 29 48 77 +37 + 92,5 Trường
ĐHCNTT&TT
Công bố bài báo quốc tế
12 15 27 8 22 30 + 3 +11
(Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả)
Kết quả công bố bài báo quốc tế của 03 trường ĐH có phải là do tác động của việc áp dụng những quy định về khuyến khích, hỗ trợ công bố bài báo quốc tế được quy định tại Nghị định số 99/2014, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được thụ hưởng từ chính sách này và kết quả thu được như sau“Nhận được 20.000.000đ từ việc có 01 bài bài công bố quốc tế ISI, tôi thấy vui lắm, thấy công sức mình bỏ ra được đền đáp xứng đáng. Phần thưởng này đã tạo thêm động lực cho tôi làm nghiên cứu, đặc biệt chú trọng hơn đến sản phẩm khoa học công bố quốc tế trong thời gian tới” (ý kiến của một GV).
“Rất tốt, chúng tôi thấy có động lực để nghiên cứu” (ý kiến củ một GV).
“Trước đây, tôi làm NCKH vì chỉ vì định mức mà nhà trường quy định, chứ không xuất phát từ niềm đam mê, nhưng với các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho hoạt động NCKH, nhất là mức hỗ trợ công bố bài báo quốc tế mà trường tôi đang áp dụng, tôi cảm thấy có động lực nghiên cứu hơn rất nhiều. Các đề xuất nghiên cứu của tôi bao giờ cũng phải hướng đến tạo ra sản phẩm công bố quốc tế”
(ý kiến của một lãnh đạo khoa).
“Việc áp dụng mức hỗ trợ - thưởng đối với GV có công bố bài báo quốc tế của Trường chúng tôi hai năm trở lại đây có tác động mạnh mẽ đến động lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ GV, đặc biệt là GV trẻ, họ tích cực hơn với hoạt động nghiên cứu, chú trọng đến đề xuất đề tài NCKH có thể tạo ra sản phẩm khoa học là bài báo công bố quốc tế. Năm 2016 Trường tôi có trường hợp một GV trẻ đã nhận được
khoản tiền thưởng về công bố bài báo quốc tế lên đến gần 100 triệu” (Ý kiến cán bộ quản lý NCKH và HTQT của một trường ĐH).
Như vậy, tăng tỷ trọng công bố bài báo quốc tế trước và sau khi áp dụng Nghị định số 99/2014 tại 03 trường ĐH thành viên của ĐHTN cùng với những thông tin mà tác giả có được từ phương pháp phỏng vấn sâu đối với GV – người được thụ hưởng trực tiếp từ chính sách này và tác nhân có liên quan – cán bộ quản lý hoạt động KH&CN và cán bộ lãnh đạo trường ĐH, có thể đi đến một kết luận rằng: Quy định về khuyến khích công bố bài báo quốc tế của Nghị định số 99/2014 đã góp phần làm tăng số lượng công bố bài báo quốc tế của các trường ĐH trong thời gian vừa qua, kết quả này là phù hợp với mục tiêu mong muốn hướng tới của những nhà hoạch định chính sách này.
Nghị định 99/2014 được ban hành đã góp phần tăng quyền tự chủ về nguồn kinh phí dành cho hoạt động KH&CN trong trường ĐH. Quy định được trích lại 5%
từ nguồn thu hợp pháp và 3% nguồn thu từ học phí của Nghị định 99/2014 đã tạo điều kiện cho các trường ĐH có thêm nguồn kinh phí dành cho hoạt động KH&CN cũng như đầu tư phát triển các tiềm lực KH&CN. Hay nói một cách khác, Nghị định 99/2014/NĐ/CP tạo điều kiện cho các trường ĐH được tự chủ hơn trong việc chi cho việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp trường.
Kết quả khảo sát tại 03 trường ĐH thành viên của ĐHTN cho thấy, nguồn kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của cả 03 trường tăng lên đáng kể so với trước khi áp dụng Nghị định, được thể hiện ở Bảng 3.10 dưới đây.
Bảng 3.10. Kinh phí dành cho đề tài NCKH các cấp trước và sau khi áp dụng Nghị định số 99/2014 của ba trường thuộc ĐHTN
(Đơn vị: Triệu đồng) Trước khi áp dụng
Nghị định 99/2014
Sau khi áp dụng Nghị định 99/2014
Tăng, giảm (%)
2013 2014 Tổng 2015 2016 Tổng Số lượng %
Trường ĐHSP
2.560,420 502,885 3.063,305 2.860 6.199 9.059 +5.995,695 +19,5
Trường ĐHNL
8.348 9.611,4 17.959,4 13.529 18.62 6
32.395 +14.435,6 +80,3
Trường CNTT&TT
759,661 2.171,781 2.931,442 2.850 5.128 7.978 + 5.046,558 +17,2
(Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả)
Kết quả bảng 3.11 cho thấy kinh phí dành cho hoạt động KH&CN của 03 Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNT&TT năm 2015 (năm bắt đầu áp dụng Nghị định số 99/2014 đã tăng đáng kể so với năm 2014). Đến năm 2016, tổng kinh phí cho hoạt động KH&CN của cả 03 trường này đều tiếp tục tăng so với năm 2015. Như vậy, kinh phí dành cho hoạt động KH&CN có sự chuyển biến rõ rệt sau khi áp dụng Nghị định 99/2014.
Nghị định 99/2014 được ban hành cũng góp phần tăng tỷ trọng các đề tài lớn, tạo ra các sản phẩm khoa học và sản phẩm ứng dụng nhiều hơn. Kết quả khảo sát tại 03 trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN cho thấy, nhìn chung cả 03 trường có xu hướng tăng đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ sau khi áp dụng Nghị định 99/2014. Trường ĐHNL có xu hướng tăng sau tỷ trọng đề tài cấp Bộ khi áp dụng Nghị định. So với giai đoạn trước khi áp dụng Nghị định, tỷ trọng đề tài cấp Bộ tăng hơn +34% sau khi áp dụng Nghị định, được thể hiện ở Bảng 3.11 dưới đây.
Bảng 3.11. Tỷ trọng nhiệm vụ KH&CN các cấp trước so với sau khi áp dụng Nghị định số 99/2014 của Trường Đại học Nông Lâm
Nhiệm vụ KH&CN
các cấp Trước khi áp dụng Nghị định 99/2014
Sau khi áp dụng Nghị định 99/2014
Tăng, giảm (%) 2013 2014 Tổng 2015 2016 Tổng Số lượng %
Đề tài NCKH cấp Nhà nước 6 09 15 08 7 15 0 0
Đề tài NCKH cấp Bộ 13 10 23 14 17 31 + 8 + 34,8
Đề tài NCKH cấp ĐH 27 17 44 20 3 23 - 21 - 47,7
Đề tài NCKH cấp cơ sở 95 32 127 29 40 69 -58 -45,7
(Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả)
Còn Trường ĐHSP có xu hướng tăng tỷ trọng đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước. Trong đó, tỷ trọng đề tài cấp Bộ (tăng 80%) so với trước khi áp dụng Nghị định; Đề tài cấp Nhà nước tăng 200% sau hai năm áp dụng chính sách, được thể hiện ở Bảng 3.12 dưới đây.
Bảng 3.12. Tỷ trọng nhiệm vụ KHC&N các cấp trước so với sau khi áp dụng Nghị định số 99/2014 của Trường Đại học Sư Phạm
Hoạt động KH&CN các cấp của Trường ĐHSPTN
Trước khi áp dụng Nghị định 99/2014
Sau khi áp dụng Nghị định 99/2014
Tăng, giảm (%)
2013 2014 Tổng 2015 2016 Tổng Số lượng
%
Đề tài NCKH cấp Nhà nước 0 01 01 01 02 03 +2 + 200
Đề tài NCKH cấp Bộ 5 5 10 12 07 19 +9 + 90
Đề tài NCKH cấp ĐH 15 18 33 11 11 22 -11 -33,4
Đề tài NCKH cấp cơ sở 46 54 100 14 26 40 -60 -60
(Nguồn: Kết quả thống kêcủa tác giả)
So với trước khi thực hiện Nghị định 99/2014, tỷ trọng đề tài cấp Bộ của Trường ĐHCNTT&TT tăng lên đáng kể sau áp dụng Nghị định với 05 đề tài (chiếm 125%), điều đó được thể hiện ở Bảng 3.13 dưới đây.
Bảng 3.13. Tỷ trọng nhiệm vụ KH&CN các cấp trước so với sau khi áp dụng Nghị định số 99/2014 của Trường CNTT&TT
Hoạt động KH&CN các cấp của Trường ĐHSPTN
Trước khi áp dụng Nghị định 99/2014
Sau khi áp dụng Nghị định 99/2014
Tăng, giảm (%) 2013 2014 Tổng 2015 2016 Tổng Số
lượng
%
Đề tài NCKH cấp Nhà nước 0 0 0 0 0 0 0 0
Đề tài NCKH cấp Bộ 01 03 04 05 04 09 +5 + 125
Đề tài NCKH cấp ĐH 07 08 15 6 9 15 0 0
Đề tài NCKH cấp cơ sở 65 66 131 45 38 83 -28 -36,7
(Nguồn: Kết quả thống kê của tác giả)
Tác động ngoại biên dương tính của Nghị định số 99/2014 thể hiện ở việc GV muốn được thưởng nhiều hơn thì cần phải đầu tư hơn nữa cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo, đầu tư để có nhiều sản phẩm khoa học được công bố quốc tế. Chính điều này làm thúc đẩy, nâng cao hàm lượng khoa học của các sản phẩm khoa học ở chu kỳ sau của hoạt động NCKH.
3.2.7.2. Những tác động âm tính của Nghị định số 99/2014 đến hoạt động KH&CN trong trường đại học
Ngoài những tác động dương tính kể trên thì Nghị định số 99/2014 còn có những tác động âm tính, ngoại biên âm tính đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH.
Nghị định số 99/2014 đã quá chú trọng đến khuyến khích trả tiền cho bài báo công bố quốc tế dẫn đến số lượng bài báo đăng tải trên tạp chí quốc tế ISI chất lượng cao giảm đi còn số lượng bài báo đăng trên tạp chí quốc tế ISI chất lượng thấp tăng lên. Chúng ta đều biết việc công bố bài báo trên tạp chí quốc tế là một công việc hết sức khó khăn và thách thức bởi, quá trình bình duyệt rất khắc khe: Theo thống kê, khoảng 50% đến 70% số lượng bản thảo được gửi tới các tạp chí bị ban biên tập loại ngay ở vòng đầu tiên (thường trong vòng một tuần). Số còn lại sẽ được gửi đến các chuyên gia để bình duyệt. Sau khi có kết quả bình duyệt, khoảng 50% đến 70% bản
thảo tiếp tục bị loại. Như vậy, chỉ có dưới 30% số bản thảo được chấp nhận đăng. Tỷ lệ này tùy thuộc mức độ uy tín của tạp chí, tạp chí có IF càng cao thì tỉ lệ bản thảo được chấp nhận đăng càng thấp. Do vậy, việc công bố bài báo trên tạp chí quốc tế đòi hỏi sự kiên trì cao của các cá nhân và tác giả. Ngoài ra, thời gian chuẩn bị, gửi bài và đợi bình duyệt bài (phản biện) cần từ 3 đến 6 tháng [1]. Vì mong muốn có nhiều công trình công bố bài báo quốc tế để tăng thu nhập cho bản thân khiến một bộ phận GV có tâm lý thực dụng, chạy theo số lượng mà hạ thấp chất lượng bằng việc công bố ở những tạp chí có uy tín thấp; nhiều NNC mạnh xé lẻ thành các nhóm nhỏ để xin đề tài nhằm nâng cao thu nhập. Do đó, có thể dẫn đến nguy cơ biến dạng trong NCCB, khó vươn lên trình độ quốc tế và khu vực mà có xu hướng yên vị với tốp dưới trong KH&CN - cũng có thể gọi là “ngưỡng trung bình” trong KH&CN. Một nghiên cứu gần đây đã dẫn chứng về điều này “Số lượng các công bố quốc tế ISI của Việt Nam đang tăng lên trong 5 năm qua. Năm 2015, lần đầu tiên số lượng công bố ISI đã vượt mốc 3.000 bài. Tuy nhiên, tỉ lệ các công bố chất lượng cao của chúng ta lại đang có xu hướng giảm đi” [61]. Theo kết quả thống kê của nghiên cứu này thì các công bố quốc tế của Việt Nam thuộc hạng Q1 (các tạp chí hàng đầu) của hệ thống ISI đã giảm từ 41% năm 2010 xuống 38% năm 2015. Điều này không có nghĩa là số lượng công bố quốc tế thuộc hạng Q1 của Việt Nam giảm xuống mà gia tốc tăng của các công bố thuộc loại "chất lượng cao" đang đi theo chiều giảm xuống. Nói cách khác, mặc dù số lượng các công bố quốc tế ISI của Việt Nam tăng, song tỉ lệ lớn là thuộc loại các công bố "hạng 2". Mặc dù, có thể coi đây là tác động âm tính của Nghị định nhưng nó chỉ là tác động âm tính ngắn hạn đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH. Xét về dài hạn thì tác động âm tính này lại chuyển thành tác động dương tính, bởi nhờ kinh nghiệm có được từ công bố bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có chất lượng chưa cao, sẽ giúp GV có được những công bố bài báo trên tạp chí quốc tế uy tín ISI có chất lượng cao trong thời gian sau đó [61].
Nghị định 99/2014 cũng quá chú trọng đến khuyến khích sản phẩm khoa học (là bài báo khoa học) mà chưa quan tâm đến khuyến khích các sản phẩm khoa học ứng dụng vào thực tiễn (dưới dạng là các sáng chế và giải pháp hữu ích). Cũng chính xuất phát từ hệ lụy của việc quá chú trọng đến khuyến khích – thưởng cho công bố bài báo quốc tế dẫn đến việc GV chỉ chú ý đến sản phẩm khoa học là công bố bài quốc tế để
tăng thu nhập cho cá nhân, mà coi nhẹ đến việc phát triển các sản phẩm khoa học áp dụng vào thực tiễn. Nhà trường cũng mong muốn có được vị thế, uy tín trên thế giới nên trong mục tiêu, chiến lược phát triển hoạt động KH&CN của mình, cũng chỉ chú trọng đến việc thúc đẩy các sản phẩm khoa học công bố quốc tế mà ít tập trung khuyến khích đến phát triển các sản phẩm KH&CN là sang chế, giải pháp hữu ích nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Theo kết quả khảo sát của tác giả, sau khi áp dụng Nghị định số lượng sản phẩm khoa học được bảo hộ là sáng chế hay giải pháp hữu ích của Trường ĐHNL không đáng kể. Năm 2016 chỉ có 02 sản phẩm khoa học được đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế, nhưng số lượng công bố quốc tế của ĐHNL tăng lên một cách đáng kể.
Nghị định không tác động đến việc khởi nghiệp từ NCKH cho sinh viên trong trường ĐH. Nghị định có chính sách hỗ trợ GV tham gia hoạt động NCKH, hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm khoa học là sáng chế, giải pháp hữu ích những lại không có một điều khoản nào quy định về mức khuyến khích - hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp từ NCKH. Kết quả khảo sát tại 03 trường ĐH cho thấy, nguồn kinh phí được trích đủ 3% từ nguồn học phí theo quy định của Nghị định 99/2014 cho sinh viên và người học hoạt động NCKH, nhưng trên thực tế là không được sử dụng hết hàng năm. Lí do, chi cho hoạt động NCKH của sinh viên và người học tại 03 trường mới chỉ dừng ở việc hỗ trợ các đề tài NCKH sinh viên (mức hỗ trợ trung bình là 3.000.000đồng/đề tài), ngoài ra còn hỗ trợ các hoạt động hội thảo, hội nghị khoa học của sinh viên. Khuyến khích khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đồng thời đưa sản phẩm NCKH của sinh viên đến với thực tiễn hơn bằng việc doanh nghiệp có thể sử dụng sản phẩm khoa học của sinh viên để phát triển doanh nghiệp của họ.
Tóm lại, Nghị định 99/2014 được ban hành và chính thức hiệu lực từ năm 2015 đã có tác động mạnh mẽ đến hoạt động KH&CN trong trường ĐH, làm cho hoạt động KH&CN của trường ĐH được chú trọng hơn. Góp phần nâng cao về chất lượng (hàm lượng khoa học) cũng như số lượng các sản phẩm khoa học ở chu kỳ hoạt động NCKH sau so với ở chu kỳ trước. Tuy nhiên, một số quy định của Nghị định 99/2014 còn mẫu thuẫn với chính sách giáo dục hiện hành. Chẳng hạn: Quy định “tính tương đương 20 giờ giảng lý thuyết nếu công bố được 01 bài báo trên tạp