CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNGNGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
3.3. Tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ trong Đại học Thái Nguyên
3.3.2. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ tại Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT thuộc Đại học Thái Nguyên
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về KH&CN nhằm hướng tới đạt được những mục tiêu sau: Phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của các trường ĐH cũng như của cá nhân hoạt động KH&CN. Nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả hoạt động và tăng cường tiềm lực KH&CN của các trường ĐH. Xây dựng các trường ĐH vững mạnh, được trang bị công nghệ tiên tiến và hiện đại, đủ trình độ để tiếp thu khoa học tiên tiến và nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm KH&CN có chất lượng và hiệu quả cao. Đồng thời đào tạo được đội ngũ cán bộ KH&CN có chất lượng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, chuyển giao nhanh các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Với các mục tiêu trên, để các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN thực hiện được quyền tự chủ về KH&CN đòi hỏi phải có năng lực tự chủ. Năng lực tự chủ là những khả năng về nguồn lực, tiềm lực đảm bảo cho việc tự chủ. Do trong khoảng thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, Luận án không thể tiến hành khảo sát năng lực tự chủ của tất cả các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN, mà chỉ khảo sát được Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNT&TT. Trong đó, Trường ĐHSP và Trường ĐHNL với bề dày lịch sử hình thành, có tiềm lực mạnh về nhân lực KH&CN cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu, còn Trường ĐHCNTT&TT là một trường mới được thành lập, còn non trẻ nhưng đã đạt được những thành tích nhất định về hoạt động KH&CN trong những năm qua.
3.3.2.1. Nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học và công nghệ
Về nhân lực KH&CN: Tính đến hết tháng 12/2016, Trường ĐHSP có 561 người, trong đó cán bộ giảng dạy là 371 người: GS là 02 người; PGS là 44 người; TS là 167 người; ThS là: 222 người; Cử nhân là 115 người. Như vậy, tỷ lệ GV có trình độ ThS trở lên đạt 59,8%; trình độ TS đạt 45,01%. Trường ĐHNL có 487 người, trong đó cán bộ giảng dạy là 300 người: GS là 4 người; PGS là 29 người; TS là 123 người; ThS là 227 người; Cử nhân là 105 người. Như vậy, tỷ lệ GV có trình ThS trở lên là 75,6%; trình độ TS là 41,0%; Còn Trường ĐHCNTT&TT là 459, trong đó cán bộ giảng dạy là 331, trong đó 02 người có học hàm PGS (chiếm 0,60%); 29 người có trình độ TS (chiếm 8,76%); 302 người có trình độ ThS (chiếm 91,23%). So với các trường ĐH hàng đầu thế giới, tỷ lệ đội ngũ cán bộ có trình độ cao ở ba trường ĐH này còn là một khoảng cách khá xa. Với chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng dạy có trình độ như trên được coi là thế mạnh cho cả ba trường ĐH trong việc thực hiện hoạt động đào tạo cũng như hoạt động NCKH của nhà trường.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trường ĐHSP có 30 phòng thí nghiệm, 09 phòng máy, 01 thư viện, Trường đang tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện: xây dựng mới hệ thống các kho sách, tài liệu; hệ thống các phòng phục vụ bạn đọc; gồm các đầu sách quan trọng, các tài liệu tham khảo, các thiết bị tra cứu, thư viện điện tử phục vụ công tác giảng dạy, học tập và NCKH: Diện tích thư viện: 4021 m2; Diện
tích phòng thí nghiệm: 2346 m2; Diện tích nhà xưởng thực hành: 3920m2. Trực thuộc Trường ĐHSP còn có Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế , xã hội và nhân văn , cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng thực nghiệm của Viện được trang bị một cách khá đồng bộ và hiện đại. Viện là một tổ chức KH&CN nằm trong Trường nhằm triển khai các kết quả quả NCCB, NCƯD thành những nghiên cứu triển khai của đội ngũ GV của Trường; Trường ĐHNL, hiện nay có 08 khoa chuyên môn , 02 viê ̣n nghiên cứu và 06 trung tâm trực thuô ̣c . Các trung tâm; viện nghiên cứu trực thuộc trường được trang bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị khá hiện đại và đồng bộ, đây là những địa chỉ để đưa kết quả NCKH của đội ngũ GV vào thực tiễn thông qua hoạt động nghiên nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ được tạo ra ở khâu NCƯD; Trường ĐHCNTT&TT có 21 phòng thực hành/thí nghiệm;
trên 700 máy tính, trong đó có 01 phòng thí nghiệm nâng cao năng lực nghiên cứu là phòng Công nghệ mô phỏng và Thực tại ảo, có 01 phòng thư viện đa chức năng với tổng diện tích 140m2 và các thiết bị hỗ trợ cho việc NCKH của GV, sinh viên.
Về nguồn tài chính cho KH&CN: Kinh phí cho hoạt động KH&CN của Trường ĐHNL, Trường ĐHSP và Trường ĐHCNTT&TT được lấy từ các nguồn: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn ngân sách từ các địa phương và nguồn thu hợp pháp của nhà trường. Ngoài ra, còn nguồn kinh phí hỗ trợ cho NNC chuyên sâu thực hiện các đề tài NCCB và sinh viên theo Nghị định 99/2014 quy định về đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN trong các cơ sở GDĐH.
Tóm lại: Các nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện năng lực tự chủ của Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT nêu trên đã từng bước đảm bảo trong việc thực hiện chức năng NCKH của nhà trường nhưng so với các trường ĐH hàng đầu thế giới thì còn là một khoảng cách khá xa.
3.3.2.2. Hiện trạng thực hiện năng lực tự chủ, tự chịu trách về khoa học và công nghệ tại Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT thuộc ĐHTN
a. Năng lực tự chủ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Năng lực tự chủ thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp của Trường ĐHSP;
Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT được thể hiện: Hàng năm, được chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KH&CN và triển khai có hiệu quả bằng các
văn bản hướng dẫn cụ thể đến các đơn vị trực thuộc trường. Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp Trường, được tự quyết định các hướng nghiên cứu ưu tiên theo từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Đối với các nhiệm KH&CN cấp ĐH, được chủ động về việc tổ chức hội đồng xét chọn các hướng nghiên cứu phù hợp với chiến lược phát triển các nhiệm vụ KH&CN của nhà trường. Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, trên cơ sở Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu cho ĐHTN, ĐHTN lại phân bổ chỉ tiêu về cho các trường ĐH thành viên căn cứ theo tiềm lực về nhân lực và cơ sở vật chất.
Nhận định của cán bộ phụ trách về hoạt động NCKH “... ĐHTN giao quyền tự chủ cho các trường ĐH thành viên trong việc tổ chức xét chọn các đề tài cấp Bộ là rất tốt, bởi vì chuyên môn của các thầy cô trong hội đồng đánh giá xét chọn các đề xuất của trường sẽ gần với các lĩnh vực đề xuất hơn là các chuyên gia trong hội đồng xét chọn của ĐHTN. Có những đề xuất rất hay nhưng lại lệch so với lĩnh vực nghiên cứu của nhà trường thì cũng không được nhà trường lựa chọn”. Đối với các đề tài Nhà nước, dựa trên tiềm lực hiện có được chủ động đấu thầu trực tiếp. Kết quả những năm gần đây, số đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ do 03 trường chủ trì ngày càng tăng lên, kết quả của các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước thường có chất lượng tốt.
Tuy nhiên, quá trình chuyển từ quyền tự chủ sang năng lực tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN còn gặp phải một số khó khăn đó là: Việc quản lý theo mô hình trực tuyến từ ĐHTN – trường ĐH/Khoa thành viên - Khoa/Bộ môn thuộc trường - nhà khoa học đã tạo nên hình thức quản lý với nhiều cấp, theo kiểu mệnh lệnh hành chính, làm giảm tính sáng tạo và năng lực khoa học của Nhà trường và nhà khoa học. Mặt khác, việc đặt thời hạn nộp đề xuất đề tài, thời hạn cho việc thực hiện đề tài (thường không quá 2 năm với các đề tài cấp ĐH, cấp Bộ), khen thưởng các công trình NCKH theo năm thực hiện. Điều này không tạo được tính linh hoạt, chủ động cho nhà khoa học: “Nếu cơ quan quản lý cứ bắt các GV, nhà khoa học làm đúng theo lịch đã đăng ký thì nó cũng có những vướng mắc nhất định, đôi khi phải có cái linh hoạt, nghĩa là phải có cái biên nào đó để cho các đề tài có tính khả thi” (ý kiến của một lãnh đạo khoa).
Cơ chế quản lý phân cấp trong ĐHTN đã được thực hiện khá tốt, tuy nhiên vẫn còn có những đánh giá “các văn bản qui định về chức năng nhiệm vụ phân cấp
quản lý thiếu rõ ràng” (lãnh đạo khoa); “sự phân cấp quản lý chưa hợp lý” (lãnh đạo bộ môn), hoặc giữa Bộ GD&ĐT với ĐHTN “sự chồng chéo không rõ ràng minh bạch giữa các cấp quản lý. Bộ trực tiếp quản lý, ĐHTN cũng trực tiếp quản lý, do thiếu phân cấp rạch ròi và các qui định cụ thể” (ý kiến của một GV).
b. Năng lực tự chủ về nhân lực khoa học và công nghệ
Năng lực tự chủ về nhân sự thực hiện nhiệm vụ KH&CN được thể hiện các trường đã sử dụng đội ngũ nhân lực KH&CN một cách hiệu quả trong việc thành lập các NNC chuyên ngành và liên ngành chuyên sâu trên cơ sở tập hợp đội ngũ nhân lực KHCN có trình độ cao, có thành tích NCKH. NNC hướng tới giải quyết nhiệm vụ KH&CN do Nhà nước, Bộ hay các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương đặt hàng. Cá nhân nhà khoa học được nhà trường, khoa, hay bộ môn tôn trọng quyền tự do tham gia các đề tài nghiên cứu trên cơ sở khuyến khích đi tìm những đề tài, dự án, chương trình.
Theo kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay cả 03 trường đều có những NNC chuyên sâu và những NNC liên ngành. Năm 2016, Trường ĐHSP tổ chức sự kiê ̣n mời các giáo sư thuộc một số Trường Đại học ở Nhật bản (Đa ̣i ho ̣c Meiji, Đa ̣i ho ̣c Hokkaido, Đa ̣i ho ̣c Yamaguchi, Đại ho ̣c Chi ba) đến làm việc tại Trường. Tuy nhiên, rào cản để thực hiện năng lực tự chủ về nhân sự KH&CN ở các trường ĐH hiện nay là quy định về chỉ tiêu biên chế sự nghiệp… Ngoài ra, quy định về xác định vị trí việc làm còn chưa cụ thể, khó thực hiện nên gây khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân sự.
c. Năng lực tự chủ về tài chính cho khoa học và công nghệ
Để nguồn tăng thu cho Nhà trường, Trường ĐHNL đã chú trọng đến việc tăng thu từ các hoạt động dịch vụ chuyển giao KH&CN và dịch vụ tư vấn GD&ĐT theo hợp đồng cho các tổ chức và cá nhân trong nước. Điều này, được thể hiện trong chiến lược phát triển KH&CN của Nhà trường hàng năm là đều tập trung ưu tiên cho các nghiên cứu tạo ra sản phẩm có thể chuyển giao vào thực tiễn, hạn chế đề tài NCCB
“…hoạt động CGCN cũng như triển khai các đề tài nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các địa phương trong giai đoạn 2011 - 2015 của Trường ĐHNL thu được kết quả đáng ghi nhận, Nhà trường đã và đang triển khai thực hiện 74 chương trình chuyển giao tại các đại phương với tổng kinh phí 67.398,28 triệu đồng. Hàng năm, Nhà trường triển khai trung bình 15 đề tài, dự án chuyển giao với các địa phương
với kinh phí trung bình hàng năm là 15 tỷ đồng. Đặc biệt, địa bàn triển khai các đề tài, dự án này không chỉ dừng lại ở các tỉnh miền núi phía Bắc mà hoạt động CGCN đã tiến hành ở cả các tỉnh đồng bằng và miền Trung Tây Nguyên. Như vậy, có thể nói rằng các sản phẩm khoa học mang tính ứng dụng của Nhà trường đã được triển khai một cách hiệu quả trên địa bàn các tỉnh, phần nào giải quyết được nhu cầu của địa phương và góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, đã góp phần tăng nguồn thu của nhà trường trong thời gian qua” (Ý kiến của một cán bộ lãnh đạo Trường ĐHNL).
Ngoài ra, để có nguồn bổ sung thu nhập, cả ba trường phải khai thác từ các hoạt động đào tạo không chính quy. Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường ĐHSP đề cập tới quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (tối thiểu 15% kinh phí chênh lệch do thu lớn hơn chi). Quỹ này được dùng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật công nghệ vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV. Tuy nhiên, quyền tự chủ về thu chưa tương xứng với quyền tự chủ về mức chi, do quy định về trần học phí, mức trần học phí thường thấp, việc duy trì mức học phí thấp, dẫn đến không có đủ nguồn thu không để bù đắp nguồn chi, nên dẫn đến năng lực tự chủ tài chính của Trường ĐHSP, Trường ĐHSP và ĐHCNTT&TT đến nay còn gặp khó khăn và chưa thực hiện được. Kinh phí dành cho hoạt động KH&CN chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước, kinh phí thu được từ các dịch vụ KH&CN còn ít.
d. Năng lực tự chủ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
Các trường được chủ động lựa chọn các nước, các viện nghiên cứu, các trường ĐH ở nước ngoài để hợp tác về KH&CN. Thông qua hợp tác về KH&CN đã giúp các trường tranh thủ được sự ủng hộ và kinh nghiệm của các chuyên gia để tạo nên các sản phẩm KH&CN khác biệt, giúp cải thiện tiềm lực về KH&CN của trường và tạo ra những cơ hội hợp tác, khả năng hội nhập cao hơn. Từ năm 2011 đến 2014, Trường ĐHSP đã tiếp nhận 34 đoàn khách quốc tế đến học tập, trao đổi kinh nghiệm, kí kết hợp tác; Đã tổ chức được 33 đoàn ra với tổng số 96 người ra nước ngoài học tập, nghiên cứu, và nâng cao trình độ; Đã kí kết được 9 văn bản hợp tác với các tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài; Đã có 5 chương trình liên kết đào tạo, chủ yếu là với các
đối tác đến từ Trung Quốc, đã được thực hiện; Đã thực hiện 04 dự án hợp tác với chính phủ Hà Lan, ngân hàng ADB, và ĐH Ryukyus (Nhật Bản). Tổng số kinh phí thực hiện là $136,592; Đã cử được 18 GV theo học TS và sau TS tại nước ngoài từ các nguồn học bổng chính phủ và của đối tác quốc tế. Kết quả việc bồi dưỡng và phát triển năng lực hợp tác quốc tế trong NCKH cho GV của Trường ĐHNL trong hai năm 2015 và 2016 cho thấy được phần nào năng lực tự chủ trong hợp tác quốc tế về KH&CN của Nhà trường như Nhà trường đã kí kết 05 Biên bản ghi nhớ, Thỏa thuận hợp tác và Hợp đồng đào tạo với các cơ sở giáo dục của Đài Loan, Thái Lan và Lào. Đây là những căn cứ quan trọng để Trường triển khai các hoạt động hợp tác trong trao đổi, bồi dưỡng GV và hợp tác NCKH, công bố các công trình chung; 10 GV được cử đi bồi dưỡng, tập huấn về phát triển chương trình và phát triển chuyên môn ở các nước có nền giáo dục phát triển như Australia, Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan; Hỗ trợ cho 32 chuyên gia giáo dục từ các trường đại học có uy tín ở trên thế giới từ Nhật Bản, Đức, Australia, Đài Loan đến tập huấn cho cán bộ, GV của Trường. Tuy nhiên, phạm vi hợp tác quốc tế mới dừng ở nội dung về đào tạo còn hợp tác về KH&CN còn hạn chế, bên cạnh do kinh phí hạn hẹp nên cả Trường ĐHSP, Trường ĐHNL và Trường ĐHCNTT&TT mới dừng ở việc cử cán bộ khoa học đi học tác động ở nước ngoài, chưa đủ kinh phí để mời chuyên gia nước ngoài đến làm việc để đào tạo cán bộ tại chỗ, khai thác sử dụng các thiết bị đã đầu tư.