Tình hình NCKH của giảng viên Đại học Thái Nguyên sau khi áp dụng Nghị định 99/2014

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học (Trang 89 - 92)

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNGNGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3.2. Tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trong Đại học Thái Nguyên

3.2.5. Tình hình NCKH của giảng viên Đại học Thái Nguyên sau khi áp dụng Nghị định 99/2014

Kết quả khảo sát tại ba trường ĐH thành viên của ĐHTN gồm Trường ĐHSP;

ĐHNL và ĐHCNTT&TT cho thấy, GV đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của NCKH trong trường ĐH. Có 181 ý kiến cho rằng NCKH là để thực hiện chức năng NCKH của trường ĐH; 153 ý kiến cho rằng NCKH là để phục vụ nhu cầu thực tiễn của xã hội; 173 ý kiến cho rằng NCKH là để nâng cao năng lực chuyên môn của GV;

170 ý kiến cho rằng NCKH là để tạo vị thế cho cơ sở đào tạo và 156 ý kiến cho rằng NCKH là để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, điều đó được thể hiện ở Bảng 3.7 dưới đây.

Bảng 3.7. Nhận thức của GV về hoạt động NCKH trong trường ĐH

Tiêu chí Đồng ý Không ý

kiến 1. Thực hiện chức năng của trường đại học là NCKH 181 04 2. Phục vụ nhu cầu thực tiễn của xã hội 153 32 3. Nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên 173 12

4. Tạo vị thế cho cơ sở đào tạo 170 15

5. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội 156 29

6. Ý kiến khác 0 0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Với nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động NCKH trong trường ĐH, các GV đã tích cực tham gia hoạt động NCKH. Kết quả khảo sát, cho thấy có 102/185 người đang tham gia thực hiện đề tài NCKH ở các cấp (chiếm 55,1%), trong đó, có tới 42 người chỉ là thành viên tham gia, 83 người không làm đề tài NCKH cấp nào (chiếm 44,9%), được thể hiện ở Biểu đồ 3.6 dưới đây.

Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ giảng viên tham gia, thực hiện đề tài NCKH các cấp ở ĐHTN

GV tham gia NCKH GV không tham gia NCKH

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả tại Biểu đồ 3.6 cho thấy, phần lớn đội ngũ GV đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và quan tâm nhiều hơn đến hoạt động NCKH, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận GV còn thờ ơ, không quan tâm đến hoạt động NCKH. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đội ngũ GV chủ yếu đang thực hiện đề tài NCKH cấp ĐH và đề tài cấp cơ sở với 81 người, chiếm 79,4%. Trong đó, số GV thực hiện đề tài cấp ĐH 34 người, (chiếm 33,3%); số GV đang thực hiện đề tài cấp cơ sở là 47 người, (chiếm 46,1%). Số GV đang thực hiện đề tài NCKH cấp Nhà nước chỉ có 03 GV, (chiếm có 2,9%) và số GV đang thực hiện đề tài Cấp Bộ là 18 người, chiếm 17,7 %, được thể hiện ở Biểu đồ 3.7 dưới đây.

Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ đề tài NCKH các cấp đang thực hiện của giảng viên ĐHTN

Đề tài cấp nhà nước Đề tài cấp Bộ Đề tài cấp Đại học Đề tài cấp cơ sở

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

- Về hướng nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy, GV của ba trường ĐH đều có xu hướng tập trung vào các hướng nghiên cứu có thể tạo ra sản phẩm là bài báo công bố quốc tế. Sở dĩ như vậy, vì các chính sách khuyến khích cho công bố bài báo quốc tế ở một số trường ĐH mà tác giả khảo sát đang tác động mạnh đến động lực NCKH của GV, thúc đẩy GV làm NCKH.

- Về công bố bài báo khoa học: Kết quả khảo sát cho thấy, số GV có công bố từ 1 đến 2 bài báo trong năm là 123 người (chiếm 66,5%) và 62 người không có một bài báo khoa học nào được công bố trong năm (chiếm 33,5%). Cụ thể: Số GV có bài báo công bố trong nước là 93 người (chiếm 75,6%). Số GV có công bố quốc tế là 30

người, (chiếm 24,4%). Trong đó: Tạp chí quốc tế ISI có 20 người; Tạp chí quốc tế khác có 10 người), được thể hiện ở Biểu đồ số 3.8 dưới đây.

Biều đồ 3.8. Tỉ lệ công bố bài báo của GV/ năm

Từ 1 đến 2 bài báo/năm

Không có bài báo nào được công bố

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Từ những con số định lượng thu được bằng phương pháp trưng cầu ý kiến ở trên, phần nào phản ánh hoạt động NCKH của đội ngũ GV ở ĐHTN đã có sự khởi sắc hơn sau khi áp dụng Nghị định, số lượng GV tham gia thực hiện đề tài NCKH các cấp đông đảo hơn và hoạt động KH&CN trở nên đa dạng hơn. Các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu tập trung vào giải quyết các vấn đề lớn có tính cấp thiết cao, đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế, xã hội, sự chuyển hướng về chất trong NCKH đó là thay đổi tư duy từ NCKH phục vụ giảng dạy sang NCKH phục vụ kinh tế, xã hội và bổ sung nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Tuy nhiên, tình hình về hoạt động NCKH của GV vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng của đội ngũ cán bộ, GV của ĐHTN thể hiện ở số lượng đề tài lớn như đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ còn ít, chủ yếu tập trung vào các đề tài cấp trường và cấp ĐH, nguyên nhân của tình trạng này là do còn một bộ phận GV tham gia giảng dạy quá nhiều, chưa chú tâm đến hoạt động NCKH; GV còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, có tới 132/185 giảng viên (chiếm 71,8%) được hỏi trả lời hạn chế trong việc trình bày bài báo bằng ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh. Đây là nguyên nhân căn bản khiến cho số lượng bài báo khoa

học đăng tải trên tạp chí quốc tế có uy tín bị hạn chế; Kinh phí dành chi cho hoạt động KH&CN còn thấp. Kết quả khảo sát có 147/185 giảng viên được hỏi trả lời kinh phí cấp cho hoạt động NCKH thấp, khi được hỏi về sự hài lòng đối với mức kinh phí cấp cho đề tài NCKH các cấp hiện nay, chúng tôi thu được kết quả là 75 người (chiếm 40,5%) cho rằng không hài lòng với mức kinh phí này. Khi được hỏi về sự khó khăn trong quá trình làm NCKH có 150/185 câu trả lời là thiếu kinh phí cho nghiên cứu; Cơ sở vật chất học liệu, trang thiết bị thí nghiệm phục vụ cho NCKH còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt đối với lĩnh vực khoa học kỹ thuật, y học, không chỉ cơ sở vật chất mà nguồn tài liệu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ NCKH. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 56/185 giảng viên không hài lòng về cơ sở vật chất và 88/185 giảng viên trả lời không hài lòng về nguồn học liệu phục vụ nghiên cứu hiện nay.

Việc thực hiện nhiệm vụ NCKH ở cấp khoa, bộ môn chỉ mang tính hình thức. Thể hiện ở việc lập kế hoạch KH&CN, cho đến triển khai thực hiện kế hoạch chỉ theo kiểu nhiệm vụ được giao như ý kiến….Hằng năm, chúng tôi làm bản kế hoạch NCKH của khoa dựa vào chỉ tiêu giao nhiệm vụ trường. Bản kế hoạch này một mặt dùng trong khoa, mặt khác nộp cho trường…” (Ý kiến của một lãnh đạo khoa). Chịu trách nhiệm về hoạt động NCKH ở cấp khoa thuộc trường là một người trong ban chủ nhiệm khoa, có thể có một cán bộ làm trợ lý khoa học để giúp ban chủ nhiệm khoa. Nhận định về việc tổ chức quản lý hoạt động NCKH ở cấp khoa, bộ môn trực thuộc trường ĐH hiện nay, có ý kiến cho rằng “…cần cấu trúc lại để làm cho nghiên cứu không tách rời hoạt động đào tạo” (Ý kiến của một giảng viên). Nhận thức của bản thân GV – nhà nghiên cứu cũng như các cấp quản lý vẫn có ý coi nhẹ hoạt động NCKH so với đào tạo, bên cạnh đó, các GV còn bị quá tải về giảng dạy nên ít có thời gian để NCKH.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)