CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNGNGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
3.1. Khái quát về mẫu khảo sát
Trong xu thế hội nhập với nền GDĐH hiện đại trên thế giới, các trường ĐH ở nước ta cũng dần từng bước biến chuyển, mở rộng các ngành đào tạo theo hướng đa ngành, liên ngành đáp ứng nhu cầu xã hội. Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) - một trong ba ĐH vùng trọng điểm quốc gia, là ĐH đa ngành, đa lĩnh vực đóng vai trò trọng yếu trong việc đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực trung du miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. ĐHTN được thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày 04 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các trường ĐH trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, nhằm hình thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm NCKH và CGCN tiên tiến trong các lĩnh vực giáo dục, nông lâm ngư nghiệp, y tế, kinh tế, công nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông; nơi tư vấn và phản biện các chính sách phát triển nhằm đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Mục tiêu phấn đấu của ĐHTN đến năm 2030 là giữ vững vị thế ĐH vùng trọng điểm quốc gia và trở thành một trong những ĐH định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, từng bước hội nhập vào hệ thống các trường ĐH hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á.
3.1.1. Về cơ cấu tổ chức
Hiện nay, ĐHTN có hai cấp quản lý hành chính gồm: các trường ĐH/Viện/Trung tâm nghiên cứu, các khoa, trung tâm, đơn vị trực thuộc và các khoa, phòng thuộc trường ĐH/Viện nghiên cứu).
- Hệ thống tổ chức lớn, gồm nhiều đơn vị thành viên. Hiện tại, ĐHTN có 26 đơn vị trực thuộc gồm: 07 trường ĐH, 01 trường cao đẳng; 02 khoa trực thuộc và 05 Viện nghiên cứu do ĐHTN quản lý. Ngoài ra, còn có 11 đơn vị phục vụ đào tạo và dịch vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến đào tạo, NCKH và CGCN.
- Cơ cấu tổ chức đa dạng về thành phần và đa ngành, đa lĩnh vực, gồm các đơn vị cũ trước khi sáp nhập và đơn vị mới thành lập (gồm 4 trường ĐH ban đầu được tổ chức lại là: ĐH Sư phạm, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Nông Lâm và ĐH Y Khoa và 3 trường ĐH và 01 trường Cao đẳng mới thành lập). Cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực tạo thế mạnh cho ĐHTN trong đào tạo và NCKH: Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, NCCB kết hợp với NCƯD được chú trọng, phát huy thế mạnh truyền thống về nghiên cứu đa ngành của các đơn vị thành viên. Chính nhờ có cơ cấu tổ chức đa dạng gồm hệ thống đơn vị đào tạo (các trường ĐH thành viên, khoa trực thuộc và dịch vụ (các trung tâm), ĐHTN đã có điều kiện thuận lợi để thực hiện 3 chức năng cơ bản của trường ĐH đó là đào tạo – NCKH và phục vụ xã hội. Đặc biệt nhờ cơ chế liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện giữa các đơn vị, phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, sử dụng chung đội ngũ cán bộ khoa học và cơ sở vật chất-kỹ thuật (phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, cơ sở giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, cơ sở công nghệ thông tin…), ĐHTN có thể khai thác hiện quả mọi nguồn lực, tận dụng lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực, sự đa dạng và thế mạnh của từng đơn vị, của hệ thống tổ chức đào tạo – NCKH – Phục vụ để nâng cao chất lượng mọi hoạt động, tạo nên các sản phẩm độc đáo, có sức cạnh tranh cao, nâng cao vị thế, thương hiệu của từng đơn vị nói riêng và của ĐHTN nói chung.
Tuy nhiên, mô hình cơ cấu tổ chức của ĐHTN được thể hiện ở Hình 3.1 dưới đây cũng cho thấy ba chức năng chủ yếu của ĐHTN là đào tạo - NCKH - dịch vụ còn mất cân đối. Các đơn vị nghiên cứu thuộc ĐHTN hiện tại còn ít và chưa đủ mạnh, chưa khẳng định được vị trí trong hệ thống của ĐHTN. ĐHTN là cơ quan chủ quản trực tiếp các trường ĐH thành viên, các quyết định, chủ trương từ Bộ GD&ĐT phải
được thông báo, triển khai qua ĐHTN. Do đó, ĐT trở thành một cấp “trung gian”
giữa Bộ GD&ĐT và các trường ĐH thành viên. Hàng năm Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu kinh phí dựa trên số sinh viên. Để duy trì bộ máy quản lý, ĐHTN phải trích lại một phần kinh phí, do dó kinh phí được phân bổ cho các trường ĐH thành viên cũng vì thế mà bị hạn chế.
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Đại học Thái Nguyên VĂN PHÒNG VÀ BAN CHỨC NĂNG 1. Văn Phòng
2. Ban Tổ chức Cán bộ 3. Ban Kế hoạch - Tài chính 4. Ban Đào tạo
5. Ban KHCN và Môi trường 6. Ban Hợp tác Quốc tế 7. Ban Công tác HSSV 8. Ban KT&ĐBCL giáo dục 9. Ban Thanh tra
10. Ban Pháp chế và Thi đua 11. Ban Cơ sở vật chất
1.Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp
2.Trường ĐHSPTN 3.Trường ĐH Y Dược 4.Trường ĐHNLTN 5.Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh 6.Trường ĐHKH
7.Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông 8.Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
HỘI ĐỒNG ĐH THÁI NGUYÊN
CÁC TRƯỜNG ĐH
THÀNH VIÊN ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO; CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN
KHOA TRỰC THUỘC 1. Khoa Ngoại ngữ 2. Khoa Quốc tế
TRUNG TÂM VÀ BỆNH VIỆN
THỰC HÀNH VIỆN
NGHIÊN CỨU
1.TT Giáo dục QP 2. TT Học liệu
3.Bệnh viê ̣n Trường Đại học Y Dược
4. Nhà Xuất bản 5. TT Hợp tác Quốc tế 6. TTNC Hợp tác và Giáo dục 7. TT Đào ta ̣o từ xa 8. TT Đào tạo Tiền tiến sĩ 9. TT PTNL ngoại ngữ 10. TT CNTT
11. TTNC Hệ thống thông
tin Địa lý 1. Viện Khoa ho ̣c Sự sống
2. Viện NC Công nghê ̣ cao về
phát triển KTCN
3. Viện NC Xã hội và Nhân văn Miền nú i
4. Viện NC Kinh tế Y tế và
Các vấn đề xã hô ̣i 5. Viện NC Kinh tế
BAN GIÁM ĐỐC
3.1.2. Về đội ngũ cán bộ, giảng viên
Tính đến ngày 31/12/2016, ĐHTN có 4199 tổng số cán bộ viên chức (gồm cả biên chế và hợp đồng, trong đó số cán bộ giảng dạy là 2732người. Quy mô đội ngũ cán bộ giảng dạy đã tăng gần 3 lần, từ 963 người (năm 1994) lên 2732 người năm 2016.
Đội ngũ cán bộ của ĐHTN được phân loại như sau:
1/ Cán bộ khoa học gồm:
- Cán bộ giảng dạy;
- Cán bộ nghiên cứu trực tiếp tham gia vào công tác đào tạo, NCKH và dịch vụ KH&CN tại các đơn vị đào tạo và NCKH: Trường ĐH; khoa trực thuộc, viện, trung tâm nghiên cứu.
2/ Cán bộ quản lý, hành chính gồm:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp quản lý hành chính: ĐHTN; các trường ĐH; khoa thực thuộc, viện, trung tâm nghiên cứu và đơn vị trực thuộc ĐHTN: các khoa, phòng, trung tâm, phòng thí nghiệm thuộc các trường ĐH, khoa trực thuộc, viện, trung tâm nghiên cứu và đơn vị trực thuộc.
- Chuyên viên làm việc trong trong các khu vực hành chính từ cấp ĐHTN đến các đơn vị.
3/ Cán bộ phục vụ, nhân viên kỹ thuật làm việc trong các đơn vị đào tạo, NCKH và dịch vụ, trong các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm. Sau đây là một số nét chính về thực trang đội ngũ cán bộ giảng dạy của ĐHTN.
Tổng số cán bộ gi ảng dạy của ĐHTN hiện nay là 2732 người, phần lớn tập trung ở 8 đơn vị đào tạo: 7 trường ĐH thành viên (ĐH Khoa học; ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh; ĐH Y – Dược; ĐH Kỹ thuật Công nghiệp; ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền Thông; ĐH Nông Lâm; ĐH Sư phạm); 01 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật) và 2 khoa trực thuộc (Khoa Quốc tế và Khoa Ngoại ngữ). Đội ngũ cán bộ giảng dạy của ĐHTN cũng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, trong tổng số 2732 người, 15 người có học hàm giáo sư (GS), chiếm 0,54%; 149 người có học hàm phó giáo sư (PGS), chiếm 5.45%; GV có trình độ tiến sĩ (TS) là 650 người, chiếm 23,79%; GV có trình độ thạc sĩ (ThS) và tương đương là 2224 người, chiếm 82,83%; Trình độ ĐH có 951 người và cao đẳng
là 39 người. Dưới đây là bảng thống kê về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giảng dạy tại các trường ĐH thành viên và khoa trực thuộc ĐHTN.
Bảng 3.1: Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý tại các trường ĐH thành viên, khoa trực thuộc của ĐHTN tính đến tháng 12/2016
(Đơn vị: Người) TT Trường thành viên thuộc
ĐHTN
Tổng cán bộ giảng
dạy
Học hàm Trình độ đào tạo GS PGS TS ThS ĐH CĐ
1 Trường ĐH Sư phạm 371 02 44 167 222 115 3
2 Trường ĐH Nông Lâm 300 6 29 123 227 105 1
3 Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp 385 18 65 317 136 4
4 Trường ĐH Y Dược 387 3 20 63 210 129 6
5 Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh
333 11 59 312 80 2
6 Trường ĐH Khoa học 230 1 9 71 190 47 1
7 Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông
331 2 29 202 93 5
8 Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật 150 1 10 133 42 4
9 Khoa Ngoại ngữ 115 16 116 28 1
10 Khoa Quốc tế 35 1 4 36 24 3
Tổng số 2616 12 135 607 2065 799 30 (Nguồn: Ban tổ chức cán bộ - ĐHTN)
Kết quả tại Bảng 3.1 cho thấy, chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại các trường ĐH thành viên, các khoa trực thuộc của ĐHTN ngày càng được nâng cao. Số lượng người có học hàm GS là 12/2616 người chiếm 3.1%, tập trung chủ yếu ở một số trường như: Trường ĐH Nông Lâm với 6 người, tiếp đến Trường ĐH Y - Dược với 03 người; Trường ĐH Sư phạm với 02 người và Trường ĐH Khoa học với 01 người; Đội ngũ cán bộ, GV có học có học hàm PGS là 135/2616, chiếm 5.2% tập trung chủ yếu ở Trường ĐH Sư phạm với số lượng PGS nhiều nhất là 44 PGS; tiếp đến là Trường ĐH Nông Lâm với 29 PGS; Trường ĐH Y-Dược là 20 PGS. Đội ngũ cán bộ, GV có học vị TS là 607/2616 người, chiếm 23.2% trong đó Trường ĐH Sư
phạm có 167 TS, tiếp đến là Trường ĐH Nông Lâm với 123 TS, ít nhất là Khoa Quốc tế chỉ có 4 TS, với lợi thế có nhiều nhà khoa học đầu ngành, nên Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Nông Lâm hay Trường ĐH Khoa học luôn là điểm sáng của ĐHTN về kết quả NCKH và hoạt động CGCN.
Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại các trường ĐH thành viên và khoa trực thuộc của ĐHTN so với ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng cũng như các trường ĐH khác trong hệ thống GDĐH ở nước ta là tương đối cao, tuy nhiên còn thiếu đồng bộ về cơ cấu và trình độ chuyên môn và phân bố không đồng đều giữa các đơn vị, lĩnh vực và ngành học. Tình trạng thiếu và có nguy cơ hẫng hụt đội ngũ cán bộ đầu ngành đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại ngữ và một số ngành công nghệ cao, kinh tế, xã hội mũi nhọn; Số lượng cán bộ khoa học đầu ngành là nữ tương đối ít, nhất là các cán bộ đầu ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Hiện nay, ở ĐHTN có tất cả 01 nữ GS thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, không có cán bộ nữ nào là GS thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; Một số lượng đáng kể cán bộ giảng dạy chưa thường xuyên cập nhật tri thức khoa học hiện đại, ít có cơ hội được bồi dưỡng, đào tạo lại và tham gia NCKH, vì vậy năng lực giảng dạy và NCKH còn hạn chế.