Quá trình triển khai Nghị định số 99/2014 ở Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNGNGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3.2. Tác động của nhóm chính sách khoa học và công nghệ đến phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trong Đại học Thái Nguyên

3.2.3. Quá trình triển khai Nghị định số 99/2014 ở Đại học Thái Nguyên

Quá trình triển khai Nghị định 99/2014 vào thực tiễn cho thấy, việc áp dụng Nghị định này ở mô hình ĐH vùng như ĐHTN là khó khăn, do Nghị định không quy định ĐHTN được giữ lại bao nhiêu % kinh phí trong 5% nguồn thu hợp pháp và 3% nguồn thu từ học phí từ các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN. (Ý kiến của một cán bộ lãnh đạo ĐHTN). Để thấy được quá trình hướng dẫn triển khai Nghị định 99/2014 của ĐHTN đến các trường ĐH thành viên, tác giả đã tiến hành phỏng vấn Phó Trưởng ban phụ trách Ban KHCN&MT của ĐHTN, kết quả thu được như sau. Do hiện nay chưa có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định nên ĐHTN không có căn cứ hướng dẫn cụ thể, chi tiết đến các trường ĐH thành viên để thực hiện Nghị định 99/2014. Các trường ĐH thành viên của ĐHTN phải tự nghiên cứu rồi áp dụng tùy tình hình thực tế của đơn vị mình. (Nam, 50 tuổi – Phó Trưởng Ban KHCN&MT – ĐHTN).

Kết quả phỏng vấn sâu một số cán bộ làm công tác quản lý hoạt động KH&CN ở một số trường ĐH thành viên của ĐHTN cũng cho thấy quá trình triển khai Nghị định còn gặp phải nhiều khó khăn. Ý kiến của một nữ cán bộ quản lý hoạt động KH&CN “Vì phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu nên lúc đầu Trường chúng tôi rất lúng túng và gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình triển khai, do không hiểu nguồn kinh phí hợp pháp nó có nghĩa là như thế nào, tuy nhiên chúng tôi cũng đã vận dụng tốt các quy định của Nghị định vào thực tiễn. Cho đến hiện nay, sau gần ba năm áp dụng Nghị định 99/2014, hoạt động KH&CN của Trường đã có nhiều khởi sắc”. Cán bộ này cũng đề xuất với ĐHTN rằng “Bộ GD&ĐT không ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định nhưng ĐHTN là cơ quan quản lý cấp trên, thì vẫn nên có văn bản hướng dẫn, có như vậy sẽ giúp các trường ĐH thành viên không gặp phải khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai”. Một ý kiến khác lại cho rằng “Về bản chất Nghị định 99/2014 là tốt, bởi nó yêu cầu các trường ĐH chú trọng hơn đến việc phát triển hoạt động KH&CN, nhưng nó chỉ có ý nghĩa đối với các trường ĐH có tiềm lực mạnh về tài chính, hay những trường

ĐH top trên tuyển sinh được nhiều, nhưng lại tạo ra áp lực đối với các trường ĐH top dưới do không có kinh phí (Tuyển sinh được ít, nguồn thu từ các dịch vụ của nhà trường rất khiêm tốn).

Việc triển khai Nghị định 99/2014 vào thực tiễn còn gặp một số khó khăn, do Nghị định không giải thích rõ “Nguồn thu hợp pháp” là bao gồm những nguồn thu nào? hay cụm từ “sinh viên” và “người học” có phải là một không hay, dẫn đến việc lĩnh hội và vận dụng các quy định này của Nghị định 99/2014 ở các trường ĐH là khác nhau. Theo kết quả khảo sát của tác giả thì Trường ĐHNL hiểu cụm từ “người học” ở đây là bao gồm có sinh viên, học viên và tác giả, còn ở Trường ĐHSP thì hiểu người học chính là sinh viên.

Trên cơ sở pháp lý của Nghị định 99/2014, các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN đã có sự sửa đổi, bổ sung trong một số văn bản pháp quy để phù hợp với Nghị định và với thực tiễn của đơn vị. Theo kết quả khảo sát của tác giả: Tại Quyết định số 744/QĐ-ĐHNL ngày 29/6/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Quy định quản lý nhiêm vụ KH&CN theo đặt hàng của Trường Đại học Nông Lâm có nêu: Nếu đề tài đặt hàng tạo ra sản phẩm là bài báo khoa học đăng tải trên tạp chí quốc tế, căn cứ vào chỉ số IF (Impact Factor) của Tạp chí, nhà trường sẽ cấp kinh phí như sau: Bài báo công bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI, SCI, SCIE, SSCI, A&CI: Hệ số IF>3: 30.000.000đồng/bài: Hệ số 3>IF>2: 20.000.000đồng/bài; Hệ số

>2>IF>1: 10.000.000đồng/bài; Hệ số IF<1: 5.000.000đồng/ bài. Bài báo công bố trên tạp chí thuộc danh mục SCOPUS: Hệ số IF>3: 25.000.000đồng/bài; Hệ số 3>IF>2:

10.000.000đồng/bài; Hệ số >2>IF>1: 5.000.000đồng/bài; Hệ số IF<1:

3.000.000đồng/bài. Kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên được quy định tại Điều 5 của Quyết định số 645/QĐ-ĐHNL, ngày 31/5/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm có nội dung: Trích 3% nguồn thu học phí từ nhà trường. Hay tại Quyết định số 646/QĐ-ĐHNL, ngày 31/5/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm về việc ban hành Quy định về công tác quản lý hoạt động KH&CN của Trường ĐHNL có nêu kinh phí dành cho đề tài NCKH cấp trường, gồm có trích từ 3% nguồn thu học phí và 5% nguồn thu hợp pháp của nhà trường.

Trường ĐHSP cũng đã ban hành Quyết định số 3463/QĐ-QLKH ngày 31/12/2012 quy định về công tác quản lý KH&CN. Tại Quyết định số 498/QĐ-ĐHSP ngày 26/02/2016 quy định về quy chế chi tiêu nội bộ năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đã có nhiều điều khoản về KH&CN được thay đổi (chẳng hạn: quy định khen thưởng KH&CN dành cho GV và sinh viên, hỗ trợ công bố các bài báo khoa học, hỗ trợ giảng viên đi báo cáo và tham dự hội thảo khoa học, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ có trình độ cao). Cụ thể, mức hỗ trợ được quy định như sau: GV được hỗ trợ kinh phí cho các bài báo khoa học đã công bố với định mức như sau: Tạp chí khoa học (có chỉ số ISSN) của các ĐH, trường ĐH, học viện, viện nghiên cứu và tương đương: 300.000đồng/bài; Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện: 500.000đồng/bài; Tạp chí khoa học chuyên ngành Trung ương (được hội đồng chức danh GS, PGS tính tối thiểu 0,75 điểm): 1.000.000đồng/bài; Tạp chí khoa học quốc tế: 5.000.000đồng/bài; Tạp chí khoa học nằm trong danh mục SCIE:

10.000.000đồng/bài; Tạp chí khoa học nằm trong danh mục SCI, SSCI, A&HCI:

15.000.000đồng/bài.

Đối với Trường ĐHCNTT&TT, tại Quyết định số 112/QĐ-ĐHCNTT&TT ngày 16 tháng 2 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường ĐHCNTT&TT “Về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2017 của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông” có một số nội dung quy định về mức hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài KH&CN cấp Đại học và cấp Cơ sở, cấp Sinh viên và bài báo khoa học được đăng tải trên tạp chí, kỷ yếu. Cụ thể như sau:

* Đối với đề tài KH&CN cấp Đại học, cấp Cơ sở, cấp Sinh viên

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài KH&CN cấp Đại học: Các tiêu chuẩn để được hỗ trợ: Đề tài phải góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Sản phẩm đề tài đạt một trong các tiêu chí sau: (Đề tài cơ bản phải có 01 bài báo công bố quốc tế ISI hoặc 02 bài báo quốc tế; Đề tài ứng dụng được đăng quyền sở hữu trí tuệ hoặc áp dụng vào thực tế cuộc sống có địa chỉ áp dụng. Mức hỗ trợ không quá 40.000.000đồng/đề tài. Các sản phẩm được hỗ trợ theo mức tối đa như sau: Bài báo quốc tế nằm trong danh mục ISI (không phải là tạp chí Open access và có hệ số IF>1.0) là 20.000.000đồng/bài; Bài báo quốc tế Scopus là 10.000.000đồng/bài;

Bài báo quốc tế khác là: 8.000.000đồng/bài. Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc gia (Được Hội đồng chức danh nhà nước cho từ 0,75điểm trở lên) là 7.000.000đồng/bài; Bài báo đăng trong tạp chí khoa học (có chỉ số ISSN) của các ĐH, trường ĐH, học viện, viện nghiên cứu và tương đương 0,5điểm là 1.000.000đồng/bài; Kỷ yếu quốc tế có phản biện là 2.000.000đồng/bài; Kỷ yếu quốc gia có phản biện là 1.000.000đồng/bài.

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện hoạt động KH&CN cấp Cơ sở: Tiêu chuẩn đề tài được hỗ trợ: Đề tài có sản phẩm khoa học và sản phẩm ứng dụng. Mức hỗ trợ: Đề tài ứng dụng, Nhà trường hỗ trợ kinh phí mua nguyên vật liệu, thuê nhân công và thuê cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện thí nghiệm; Nhà trường hỗ trợ kinh phí đăng ký quyền sở hữu trí tuệ; Các công bố bài báo được hỗ trợ như đối với đề tài câp Đại học;

Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 10.000.000đồng/đề tài.

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện hoạt động KH&CN cấp Sinh viên: Đề tài có sản phẩm ứng dụng, hỗ trợ mức tối đa là 3.000.000đông/đề tài; Các đề tài còn lại, hỗ trợ mức tối đa là 2.500.000đồng/đề tài.

* Hỗ trợ bài báo đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu: Kinh phí này không áp dụng cho các bài bào khoa học là sản phẩm của đề tài cấp Đại học và cấp Cơ sở. Mức cụ thể như sau: Bài báo trong danh mục SCI là: 20.000.000đồng/bài; Bài báo trong danh mục quốc tế SCIE (Không phải là tạp chí Open access: 15.000.000đồng/bài; Là tạp chí Open access là 5.000.000đ/bài); Các bài báo quốc tế khác (Không phải là tạp chí Open access là 5.000.000đ/bài; Là tạp chí Open access là 2.000.000đồng/bài); Bài báo trong nước, kỷ yếu hội thảo (Bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành trung ương có điểm công trình tối đa là 0,75điểm là 1.500.000đồng/bài; Bài báo được đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện là 1.500.000đồng/bài; Bài báo đăng trên tạp chó khoa học chuyên ngành trung ương có điểm công trình tối đa là 1điểm là 2.000.000đồng/bài; Bài báo đăng kỷ yếu hội thảo quốc gia là 700.000đồng/bài; Bài báo đăng trên tạp chí khoa học (có chỉ số ISSN) của các đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu và tương đương 0,5 điểm là 500.000đồng/bài.

Từ kết quả khảo sát tại ba trường ĐH thành viên của ĐHTN cho thấy, cả ba trường đã chú trọng đến nội dung quy định về khuyến khích GV làm NCKH, đặc biệt là mức kinh phí hỗ trợ cho công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín được Nghị định 99/2014 quy định. Trong đó, Trường ĐHNL quy định mức kinh phí hỗ trợ công bố bài báo quốc tế dựa trên hệ số ảnh hưởng của tạp chí quốc tế mà bài báo được đăng tải. Các trường ĐH còn lại cũng có quy định về mức kinh phí hỗ trợ cho công bố quốc tế của GV tương đối cao so với quy định của Nghị định 99/2014. Việc xây dựng và áp dụng mức kinh phí hỗ trợ này vào thực tế đều được cả ba trường sử dụng từ 5% nguồn thu hợp pháp được giữ lại hàng năm để phục vụ hoạt động KH&CN theo quy định của Nghị định 99/2014. Tuy nhiên, qua khảo sát tác giả nhận thấy một số quy định khác của Nghị định 99/2014 như “Tính tương đương 20 giờ giảng dạy lý thuyết nếu công bố được 01 bài báo trên tạp chí khoa học có thang điểm 1 trong danh mục của Hội đồng Chức danh GS Nhà nước

“hay quy định “Hỗ trợ 50% phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả” vẫn chưa thấy ba trường ĐH này áp dụng.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)