Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong dòng chảy của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 20 - 24)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Những vấn đề lý luận chung về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

1.2.3. Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong dòng chảy của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

Văn học DTTS Việt Nam thời kì hiện đại được phát triển mạnh mẽ sau thời kì đổi mới 1986. Dấu ấn của sự nở rộ đó được phát triển từ đội ngũ sáng tác đến chất lượng những sản phẩm dưới nhiều thể loại khác nhau như: Thơ ca, văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết...), kịch... Trong đó, văn học DTTS miền núi phía Bắc cũng có những đóng góp nhất định vào quá trình phát triển của nền văn học DTTS nước nhà. Văn học DTTS miền núi phía Bắc là một dấu gạch nối quan trọng trong việc hoàn thiện bức tranh chung của văn học DTTS Việt Nam. Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc được phát triển mạnh mẽ từ nền văn học cổ đến văn học hiện đại. Như đã biết, miền núi phía Bắc là khu vực tập trung rất nhiều đồng bào DTTS sinh sống như: Tày, Nùng, Thái, Dao, Mông, Mường, Sán Chỉ... văn học của khu vực này ra đời và phát triển từ nền văn học cổ. Hiện nay, đã có rất nhiều hoạt động sưu tầm, in ấn và phát hành các sáng tác của văn học cổ dân gian như: Thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái, dân ca Mông Hà Giang, tuyển tập truyện cổ Thái, truyện cổ Xứ Lạng, thơ ca dân tộc Tày, các hoạt động văn hóa tinh thần như hát lượn, hát đối, hát quan lang cũng dần xuất hiện qua những trang báo, những công trình sưu tầm. Qua đó, ta thấy văn học DTTS thiểu số Việt Nam mà tiêu biểu là văn học DTTS miền núi phía Bắc đã có từ lâu đời, chứa nhiều những điểm độc đáo và hấp dẫn, từ những vần thơ da diết, mềm mại của truyện thơ Thái đến những làn điệu Then Tày, hát đối, hát lượn của dân tộc Nùng, những câu dân ca tha thiết, chứa đựng những thông điệp ý nghĩa của cuộc sống miền núi cao của dân tộc Mông miền núi phía Bắc. Tất cả tạo nên một bức tranh văn hoa thổ cẩm đẹp rực rỡ trong dòng chảy chung của văn học DTTS Việt Nam. Bên cạnh những nét đặc sắc trong nền văn học cổ, văn học DTTS miền núi phía Bắc hiện đại cũng có những bước phát triển đặc sắc, đó là sự xuất của nhiều những cây bút trẻ, tài năng tiêu biểu như: Mã A Lềnh, Lò Ngân Sủn, Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Y Phương, Cao Duy Sơn, Pờ Sảo Mìn, Dương Thuấn, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Triều Ân, Mã Thế Vinh, Hoàng Quảng Uyên, Hoàng An, Lò Cao Nhum,... Tuy nhiên, ta có thể thấy các nhà văn, nhà thơ DTTS miền núi phía Bắc đa số là các tác giả của dân tộc Tày, từ đó thấy được sự chênh lệch khá lớn giữ số lượng các văn nghệ sĩ giữa các dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Cùng với sự phát triển của nền văn học DTTS Việt Nam, bộ phận văn học DTTS miền núi phía Bắc cũng để lại dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của văn học DTTS Việt Nam nói chung. Qua từng giai đoạn, bộ phận văn học DTTS miền núi phía Bắc đã có những bước tiến đáng kể từ số lượng đội ngũ sáng tác đến chất lượng những sáng tạo văn học nghệ thuật ở nhiều các thể loại khác nhau như: Thơ ca, văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch,...ở mỗi một thể loại đều tạo ra những nét đặc sắc riêng biệt và đóng góp lớn vào sự thành công chung của bộ phận văn học DTTS miền núi phía Bắc. Số lượng tác giả văn học DTTS miền núi phía Bắc tăng lên đáng kể là bàn đạp và cơ sở vững chắc cho những sáng tạo văn học nghệ thuật ra đời. Số lượng các tác phẩm văn học DTTS ngày càng tăng lên, độc đáo và đa dạng về mặt thể loại, phong phú về chủ đề, đề tài, tư tưởng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, từ những năm 70 của thế kỷ XX là sự khởi sắc mạnh mẽ của thể loại Thơ ca, với sự xuất hiện của nhiều tác giả tiêu biểu và sự ra đời của rất nhiều tác phẩm đặc sắc, hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa các DTTS miền núi phía Bắc, đó là lời ca tiếng hát ca ngợi cuộc sống tươi đẹp như: Tiếng hát tháng Giêng, Lời chúc của Y Phương, nhà thơ Ma Trường Nguyên với Tiếng lá rừng gọi đôi, Mát xanh rừng cọ, Câu hát vắt qua vai hay Mai Liễu với Mây vẫn bay về núi, suối làng tất cả vẽ nên một bứ tranh văn học DTTS miền núi phía Bắc rực rỡ sắc màu với những âm hưởng và giai điệu tươi mới, rộn ràng của cuộc sống núi rừng. Và đó cũng là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khẳng định sắc sống mãnh liệt của dân tộc mình qua Người con trai Pa Dí, Tiếng chim cao nguyên của Pờ Sảo Mìn, Bên suối Nậm Mơ, Tình ca núi đá của Mã A Lềnh, Lò Ngân Sủn với Chiều biên giới, Người con của núi hay Dương Thuấn với sáng tác Đi tìm bóng núi. Có thể thấy, sáng tác thơ ca giai đoạn này phát triển rực rỡ về mặt chất lượng cũng như số lượng, là thời kì vươn lên những đỉnh cao mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển của thơ ca Việt Nam vốn phong phú, đa dạng và mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống. Các sáng tác thơ ca giai đoạn này mang những màu sắc đa dạng và phong phú hơn, đó là cảm hứng mãnh liệt và sự khao khát bùng cháy của con người xứ núi, khát vọng khám phá thiên nhiên núi rừng, khám phá cuộc sống của con người miền núi mang hơi thở trẻ trung, sôi nổi và đầy nhiệt huyết. Mỗi sáng tác thơ ca DTTS miền núi phía Bắc đều mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, bởi lẽ các nhà thơ sinh ra và lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lên ở vùng miền núi cao, thiên nhiên hùng vỹ, hoang dã nhưng cũng không kém phần thơ mộng, kỳ bí. Chính nơi núi rừng xanh thẳm này đã tạo nên nguồn cảm hứng mãnh liệt trong các sáng tác thơ ca của các nhà thơ DTTS, những hình ảnh núi rừng bát ngát với lưng chừng ngọn đèo, ngọn núi cheo leo, những vực thẳm hoang sơ dữ dội mà cũng rất đỗi tươi đẹp, thơ mộng đã được trở đi trở lại rất nhiều trong những lời thơ, lời ca của văn học DTTS miền núi phía Bắc, tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong quá trình vận động và phát triển của thể loại thơ ca trong sự phát triển chung của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Bên cạnh sự thành công của thể loại thơ ca với sự xuất hiện của đông đảo đội ngũ sáng tác cũng như sự đóng góp chất lượng của những sáng tác thơ ca. Mặc dù quá trình hình thành và phát triển muộn hơn so với thơ ca nhưng thể loại văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc vẫn tạo được nền tảng vững chắc và quan trọng của mình trong sự phát triển của văn học Việt Nam. Tác phẩm Ché Mèn được đi họp của Nông Minh Châu là tác phẩm đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển mãnh mẽ về sau của thể loại văn xuôi hiện đại DTTS nói chung. Ngay từ những năm 60, trên các trang báo, tạp chí văn hóa, văn nghệ địa phương đặc biệt là ở hai khu tự trị Tây Bắc và Việt Bắc đã xuất hiện nhiều gương mặt trẻ tiêu biểu, sôi nổi trong sáng tác và cho ra đời nhiều tác phẩm có chất lượng, mang ý nghĩa nhân văn lớn, các lớp văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số để lại dấu ấn đặc sắc qua những tác phẩm của mình. Ở thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết và kí là sự quan sát linh hoạt, ghi lại cuộc sống chiến đấu và xây dựng cuộc sống mới của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Các tác phẩm chủ yếu tập trung khắc họa hình ảnh con người miền núi với những nét đẹp hết sức bình dị và chân thực, thiên nhiên miền núi hùng vỹ và nên thơ cũng là đề tài được các nhà văn quan tâm đặc biệt.

Văn học DTTS miền núi phía Bắc giai đoạn này là một nền văn học phong phú, đậm chất bản sắc văn hóa dân tộc. Đề tài sáng tác chủ yếu xoay quanh cuộc sống sinh động của con người miền núi cao, con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, với xã hội, với lịch sử cách mạng vĩ đại của dân tộc. Cuộc sống bình dị của con người miền núi được thay đổi từng ngày, từng giờ, theo từng giai đoạn lịch sử của dân tộc qua từng trang viết của các nhà văn. Ngoài ra, khung cảnh thiên nhiên hoang dã cũng không ngừng xoay vần cùng sự vận động của thời gian trong từng sáng tác cụ thể. Có thể kể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tên một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhận được nhiều giải thưởng lớn về thể loại văn xuôi giai đoạn này như: Vi Hồng đạt giải Nhì của Tổng hội sinh viên Việt Nam (1960) với truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên núi Phja Hoàng, Cây su su noọng Ý (1962) đạt giải Nhì của báo người giáo viên nhân dân, đạt giải Nhì văn nghệ Việt Bắc (1963) với truyện ngắn Nước suối tiên đào, Mã A Lềnh đạt giải thưởng của Ủy ban Tổ quốc liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho các dân tộc ít người với tác phẩm Chuyện bây giờ mới kể - Tập truyện ngắn (1966), Cao Duy Sơn với tiểu thuyết Người lang thang đạt giải A Hội nhà văn Việt Nam và giải Nhì hội Hữu nghị văn hóa Việt - Nhật (1993), tiểu thuyết Đàn trời đạt giải A của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2006), tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1997) với tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng cô sầu và đặc biệt Cao Duy Sơn với tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối (2007) cùng lúc nhận được hai giải thưởng: Giải Hội nhà văn Việt Nam 2008 và Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2009. Bên cạnh đó, với tiểu thuyết Rễ người dài (1996) đạt giải thưởng Ủy ban Tổ quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho các tác giả văn học ít người. Như vậy, để làm nên những tác phẩm giá trị và có ý nghĩa sâu sắc phản ánh sinh động cuộc sống da điện, đa chiều của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc đó là sự làm việc hăng say, không ngừng tìm tòi học hỏi cũng như yêu con người, yêu thiên nhiên cội nguồn của các tác giả dân tộc thiểu số. Và chỉ có thể là những tác giả người dân tộc thiểu số mới có thể có cách cảm, lối tu duy và suy nghĩ gần gũi với đồng bào dân tộc thiểu số vì nơi đây chính là nơi họ được sinh ra và lớn lên. Núi rừng là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của các nhà văn, nhà thơ từ đó tạo nên những nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác của họ. Chính đội ngũ văn nghệ sĩ miền núi phía Bắc đã tạo được dấu ấn sâu sắc đối với văn học DTTS Việt Nam hiện đại nói chung và góp phần tích cực và quan trọng, khẳng định vị trí xứng đáng của mình trong dòng chảy nền văn học nước nhà.

Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của Thơ ca, hay sự khởi sắc mạnh mẽ của thể Văn xuôi, tiểu thuyết. Văn học DTTS miền núi phía Bắc còn có nhiều thành công đối với thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn để lại được dấu ấn đặc biệt trong bức tranh chung văn học DTTS miền núi phía Bắc. Truyện ngắn được phát triển mạnh vào cuối những năm 60, đầu những năm 80 của thế kỉ XX gắn với tên tuổi của một số tác giả tiêu biểu như: Hoàng Hạc và Triền Ân với truyện ngắn Tiếng hát rừng xa (1969),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nông Minh Châu với truyện ngắn Tiếng chim Gô (1979)... Đặc biệt, từ sau những năm 90 các tác phẩm truyện ngắn có dấu hiệu của sự khởi sắc gắn với tên tuổi của một số văn nghệ sĩ DTTS miền núi phía Bắc tiêu biểu như: Mã A Lềnh với các tập truyện ngắn Có một con đường (1992), Cao nguyên trắng (1992), Dấu chân trên đường (1996), Rừng xanh (1997); Hoàng Quảng Uyên với Dấu chân trên đường (1996) hay tác giả Cao Duy Sơn với những tác phẩm tiêu biểu như Những chuyện ở lũng Cô Sầu (1996), Những đám mây hình người (2002), Ngôi nhà xưa bên suối (2007), Ngời chợ (2010)...

Như vậy, có thể khẳng định các nhà văn dân tộc thiểu số là những người vẽ thêm nét vẽ để hoàn thiện bức tranh của nền văn học Việt Nam hiện đại. Họ là những đội ngũ văn nghệ sĩ có những đóng góp quan trọng và to lớn vào sự phát triển chung của văn học nước nhà trên tất cả các thể loại: Thơ ca, văn xuôi, kịch....ở mỗi một thể loại mang đậm những dấu ấn riêng, những đóng góp đáng ghi nhận về mặt chất lượng của tác phẩm mang những giá trị lớn lao. Có thể thấy, từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, văn học DTTS miền núi phía Bắc đã có những chuyển biến tích cực. Đó là sự sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết, hăng say của đội ngũ tác giả với mảng đề tài dân tộc và miền núi vốn phong phú và đa dạng này, tô điểm thêm cho nền văn học Việt Nam ngày càng hoàn thiện và giá trị hơn.

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)