Chương 3: KHẢ NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VỀ VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.3. Nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật DTTS của đồng bào miền núi phía Bắc tăng cao thúc đẩy lý luận, phê bình phát triển
Có thể thấy, từ thời kì đổi mới, văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số không ngừng đổi mới, sáng tạo và đem đến cho độc giả những sáng tạo văn học nghệ thuật đặc sắc và chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu cũng như nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của con người miền núi. Văn chương nghệ thuật dân tộc thiểu số thực sự góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người miền núi. Đồng thời là nhân tố khơi dậy niềm tự hào, tự tôn của dân tộc, của đất nước. Văn học nghệ thuật rèn luyện cho con người tình yêu thương đồng loại, tình yêu thiêng liêng với nguồi cội và dân tộc, đẩy mạnh ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong hành trình xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thưởng thức các loại hình nghệ thuật ngày càng tăng cao. Trong đó, văn học nghệ thuật thời kì đổi mới nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn độc giả, nhu cầu thưởng thức văn học dân tộc thiểu số ngày càng tăng cao. Theo đó, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phải luôn không ngừng sáng tạo trong sáng tác, đổi mới trong cách đánh giá, phê bình về văn chương nghệ thuật dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thưởng thức văn chương nghệ thuật của con người. Thực tế cho thấy rằng, đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay có cách nhìn nhận cũng như sự hiểu hiểu biết và xã hội khá mới mẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
và năng động. Kinh tế, xã hội phát triển kéo theo tư duy thưởng thức cũng ngày một được nâng cao. Theo đó, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các văn nghệ sĩ phải gánh trên vai là vô cùng quan trọng và nặng nề. Thời kì mở cửa, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu dân tộc thiểu số cần phải không ngừng nỗ lực, tìm kiếm, sáng tạo nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số, vai trò của bộ phận sáng tác nghệ thuật được nâng cao, khẳng định vị trí xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng miền núi phía Bắc trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986 đến nay, nhìn vào số lượng những tác phẩm sáng tác cũng như nghiên cứu phê bình về văn học dân tộc thiểu số ra đời ta có thể thấy được những thành tựu to lớn đã đạt được trên lĩnh vực văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Các sáng tác văn học thể hiện một tinh thần dân tộc to lớn, đồng thời thể hiện quan điểm cũng như cá tính sáng tác của văn nghệ sĩ, nội dung sáng tạo lành mạnh, mang tư tưởng và ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Chính vì thế, độc giả miền núi luôn muốn tìm hiểu, khám phá và thưởng thức những sáng tạo văn học dân tộc thiểu số. Do nhu cầu đọc và thưởng thức văn học nghệ thuật ngày càng tăng cao thúc đấy sự sáng tạo trong các văn nghệ sĩ ngày càng lớn hơn, trách nhiệm ngày một tăng lên. Các nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số luôn luôn tìm cách làm mới mình trong các sáng tạo nghệ thuật để không bị lặp lại những gì đã sáng tạo và công bố. Về phía các nhà lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số, từ thực tế nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật của đồng bào miền núi tăng cao tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của bộ phận sáng tác văn chương dân tộc thiểu số là tiền đề cho lý luận, phê bình ra đời và phát triển. Những sáng tác nghệ thuật ra đời ngày càng nhiều đồng nghĩa với vấn đề hoạt động lý luận, phê bình cần phải làm việc một hăng say, nghiêm túc và trách nhiệm ngày càng cần được nâng cao. Đánh giá, thẩm định một cách khách quan, bài bản và chuyên nghiệp. Các phê bình cần có cơ sở khoa học cao, cách đánh giá cần dễ hiểu, sâu sát và gần gũi để quá trình thưởng thức và lĩnh hội những sáng tác văn chương nghệ thuật dân tộc thiểu số của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Đội ngũ sáng tác văn học dân tộc thiểu số thời kì đổi mới thổi vào văn chương nghệ thuật một làn gió mới, càng về sau đội ngũ nghệ sĩ dân tộc thiểu số xuất hiện ngày càng nhiều và mang trong mình tâm thế của sự sôi nổi, nhiệt huyết đồng thời cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
không kém sự sâu sắc và điêu luyện trong sáng tạo nghệ thuật của mình. Những lớp nghệ sĩ trẻ có sức trẻ, sức sáng tạo mạnh mẽ hơn và độc giả cũng quan tâm đến nhiều hơn. Bởi lẽ, tự thân các tác giả thời kì mới đều tự thân vận động và luôn biết cách làm cho văn học không ngừng đổi mới thông qua các sáng tạo của mình. Cũng chính vì thế, các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số cũng phải không ngừng vận động, nắm bắt tình hình và trau dồi thêm kiến thức lý luận nhằm đáp ứng nhu cầu phê bình một cách chính xác, hợp lý và thẩm định, nhận xét đúng với thông điệp, ý nghĩa của các sáng tác mà tác giả sáng tác văn học muốn truyền tải đến độc giả.
Tuy nhiên, nhu cầu thưởng thức văn chương nghệ thuật của con người là muôn hình vạn trạng, độc giả không bó hẹp vào một khung thưởng thức nhất định. Sự khao khát khám phá và thưởng thức vượt ra ngoài giới hạn những tư tưởng đã cũ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Độc giả có nhu cầu thưởng thức văn chương nghệ thuật mới mẻ hơn nhưng vẫn mang tư tưởng nhân đạo và lành mạnh. Chính vì thế, việc có được những tác phẩm lý luận phê bình hay, ý nghĩa hơn và chất lượng hơn cần phải có đối tượng phê bình đặc sắc và mới mẻ hơn, hay hơn. Luận bàn về chất lượng của những công trình lý luận phê bình hay, PGS.TS Trần Thị Việt Trung cho rằng: “Để có được những tác phẩm nghiên cứu, phê bình về văn học dân tộc thiểu số hay - trước hết phải có nhiều đối tượng nghiên cứu, phê bình hay và đặc sắc. Trách nhiệm này lại thuộc về các nhà văn dân tộc thiểu số. Bởi phải có nhiều sáng tác hay mới thu hút được sự chú ý của người đọc, mới là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình nghiên cứu và sáng tạo” [72]. Từ nhận định trên cho thấy, để có được nguồn cảm hứng cho việc phát triển lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số, trước hết cần đẩy mạnh nâng cao vai trò của đội ngũ sáng tác văn chương nghệ thuật, động viên, khuyến khích đội ngũ sáng tác sáng tạo ra những tác phẩm hay, đặc sắc nhưng cũng không kém phần mới mẻ và nhân văn, những sáng tạo nghệ thuật đó đóng vai trò quyết định cho sự thu hút độc giả, từ đó tạo nên nguồn cảm hứng mãnh liệt cho đội ngũ lý luận luận phê bình tích cực làm tròn vai trò và trách nhiệm của mình trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và thẩm định ý nghĩa của tác phẩm, đồng thời định hướng cho sáng tác văn học phát triển nhanh chóng và đúng hướng hơn. Mà vấn đề bồi dưỡng, nâng cao và đẩy mạnh trình độ chuyên môn của đội ngũ sáng tác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ra đời của nhiều tác phẩm hay lại thuộc về trách nhiệm của các nhà quản lý, của Đảng và Nhà nước.