Chương 2: MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỪ 1986 ĐẾN NAY
2.3. Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc - những nghiên nhìn từ góc độ tổng thuật
2.3.3. Khái quát chặng đường phát triển của văn học thông qua các thể loại tiêu biểu của một số địa phương miền núi phía Bắc
Bên cạnh nghiên cứu, lý luận văn học DTTS miền núi phía Bắc dưới góc nhìn tổng thuật được nghiên cứu theo hướng phục dựng lại quá trình vận động và phát triển của văn học DTTS Việt Nam nói chung. Hiện nay lý luận phê bình dưới góc nhìn tổng thuật còn xuất hiện một số nghiên cứu về các chặng đường phát triển văn học của một địa phương cụ thể, tiêu biểu như: Phạm Thị Thương (2015), Văn học Lào Cai từ năm 1986 đến nay; Trần Thị Lệ Thanh (2013), Văn học Tuyên Quang thời kì đổi mới (1986 - 2006) tác phẩm và dư luận; Hoàng Thị Dung (2009), Văn học Bắc Kạn từ 1945 đến nay; Nguyễn Thị Kiều Giang (2017), Truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000- 2015); Hà Bích Ngọc (2016), Văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay... Các công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề khái quát nền văn học DTTS qua các giai đoạn cụ thể nhằm phục dựng lại quá trình phát triển và điểm qua những dấu ấn đặc sắc trong các sáng tác văn học DTTS miền núi phía Bắc. Quan tâm, nghiên cứu đến các vấn đề văn hóa xã hội của từng địa phương và tìm ra được những điểm mới mẻ, độc đáo về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật trong văn học DTTS khu vực đó. Tiêu biểu trong cuốn sách Văn học Tuyên Quang thời kỳ đổi mới (1986 - 2006) tác phẩm và dư luận Trần Thị Lệ Thanh đã có những nghiên cứu, sưu tầm và đánh giá khái quát chung về Văn học Tuyên Quang thời kỳ đổi mới (1986 - 2006) - của một số tác giả lý luận phê bình như: Trần Thị Lệ Thanh, Tuyên Quang - niềm tự hào trong những trang thơ, Đôi điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
suy ngẫm về văn học Tuyên Quang thời kỳ đổi mới, Những ấn tượng ban đầu về văn học Tuyên Quang, Từ nghị quyết 23 của Bộ chính trị nghĩ tiếp về Văn học Tuyên Quang thời kỳ đổi mới; Nguyễn Đức Hạnh, Văn học Tuyên Quang - hội tụ văn hóa để phát triển trong tính đa thanh đa sắc thái; Nguyễn Đức Hạnh - Nông Thị Lan Hương, Truyền thống và hiện đại trong thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay; Triệu Huy, Khơi dậy đề tài đang cần được quan tâm; Nguyễn Thị Thu Hà với những bài viết nghiên cứu như: Văn học Tuyên Quang với đề tài tình yêu, Cảm quan hậu hiện đại trong văn học Tuyên quang thời kỳ Đổi mới, Tính đa diện nhiều chiều của hiện thực trong văn học Tuyên Quang sau 1986, Không khí dân chủ trong sáng tác văn học Tuyên Quang thời kỳ đổi mới. Sau khi nghiên cứu, sưu tầm và đánh giá chung về văn học Tuyên Quang thời kỳ đổi mới Trần Thị Lệ Thanh đã đặc biệt quan tâm tới những nghiên cứu, đánh giá và bình thẩm về văn học Tuyên Quang về hai thể loại nổi bật Văn xuôi và Thơ ca qua những nghiên cứu, thẩm định của các tác giả như: Trần Thị Lệ Thanh, Nguyễn Kim Thanh, Trần Thị Việt Trung, Bùi Thị Mai Anh, Hoàng Quảng Uyên, Lã Hồng Minh, Nguyễn Văn Nhị, Nguyễn Tuấn, Lê Na, Nguyễn Đức Hạnh, Trần Ninh Hồ, Mai Liễu, Phước Nguyên, Ngô Đăng Khoa, Đoàn Thị Kim Ngân, Lê Ngọc Hoa, Phạm Tuấn Duật, Triệu Đăng Khoa, Nguyễn Thị Thu Hà, Phương Phương, Tân Điều, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Đức Can, Trung Trung Đỉnh, Tạ Trần Duyên, Trần Huy Vân, Nguyễn Lan Hương... Qua việc sưa tầm những nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học Tuyên Quang, cuốn sách đã pháo thảo nên diện mạo chung của bộ phận văn học Tuyên Quang qua các chặng đường phát triển từ 1986 đến 2006 thông qua thể loại tiêu biểu và có nhiều thành công: Văn xuôi và Thơ ca. Cùng với việc chọn một địa phương cụ thể làm đối tượng nghiên cứu, lý luận phê bình Phạm Thị Thương trong công trình Văn học Lào Cai từ năm 1986 đến nay cũng đưa ra những nét chính về văn hóa, và tình hình phát triển của văn học địa phương Lào Cai, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá, nghiên cứu về thể loại thơ ca và truyện ngắn Lào Cai từ thời kì đổi mới đến nay thông qua những đặc điểm nổi bật về đội ngũ tác giả, tác phẩm, các khuynh hướng sáng tác của truyện ngắn và thơ ca Lào Cai từ 1986 đến nay, đồng thời tác giả Phạm Thị Thương đã quan tâm đặc biệt đến các nhà văn nhà thơ nổi bật của vùng đất Lào Cai như: Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn, Mã A Lềnh, Phạm Duy Nghĩa, Tống Ngọc Hân. Thông qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nghiên cứu Văn học Lào Cai từ 1986 đến nay của tác giả Phạm Thị Thương đã khái quát nên diện mạo của văn học Lào Cao thông qua các giá trị tiêu biểu về thơ ca và truyện ngắn gắn với tên tuổi của các văn nghệ sỹ Lào Cao tiêu biểu. Hoàng Thị Dung trong nghiên cứu về văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay cũng đưa ra những nét tiêu biểu về Bắc Kạn - một vùng đất miền núi cao giàu truyền thống văn hóa, văn học. Một số đặc điểm cơ bản của văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay được tác giả Hoàng Thị Dung khai thác trên những bình diện như: Đội ngũ sáng tác có những điểm đặc biệt theo từng chặng đường phát triển, nội dung và nghệ thuật của văn học Bắc Kạn có những điểm đáng chú ý như nội dung phản ánh cuộc sống khó khăn của con người miền núi, đồng thời còn là hình ảnh con người vui tươi hăng say trong lao động sản xuất, chân thực, hồn nhiên và giàu tình cảm. Bên cạnh đó còn là hình ảnh thiên nhiên núi rừng kì vỹ và thơ mộng, phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa tộc người.
Lựa chọn đối tượng nghiên cứu rộng hơn không chỉ bao hẹp trong một đối tượng và một địa phương cụ thể, Nguyễn Đức Hạnh với nghiên cứu Văn học địa phương miền núi phía Bắc đã có những nghiên cứu, đánh giá những thành tựu tiêu biểu của văn học của các đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Trong công trình nghiên cứu về văn học địa phương khu vực miền núi phía Bắc: Chương 1, Nguyễn Đức Hạnh đặc biệt quan tâm khái quát những nét đặc sắc về văn hóa, văn học địa phương 6 tỉnh thuộc vùng Việt Bắc. Thông qua đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tình hình xã hội qua đó điểm qua vài nét cơ bản về văn học địa phương vùng núi phía Bắc từ đó đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt về sự phát triển của văn học của các địa phương cụ thể. Chương 2 tác giả quan tâm tới vấn đề nghiên cứu, phê bình về bộ phận văn học dân gian vùng Việt Bắc nhìn từ hệ thống thể loại (Ca dao, dân ca, tục ngũ, thành ngữ, truyện cổ dân gian). Chương 3 là những mối quan tâm về văn học hiện đại vùng Việt Bắc nhìn từ hệ thống thế loại (Thơ ca, truyện ngắn, ký) để từ đó qua Chương 4, tác giả đã có những gợi mở mới lạ và thiết thực trong vấn đề thiết kế bài giảng văn học địa phương vùng Việt Bắc từ những tác phẩm thuộc về bộ phận văn học dân gian đến bộ phận văn học hiện đại vùng Việt Bắc.
Có thể thấy, nghiên cứu nhìn từ góc độ tổng thuật mang ý nghĩa to lớn trên cả mặt lý luận lẫn thực tiễn. Khuynh hướng nghiên cứu nhìn từ góc nhìn tổng thuật là một bức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tranh đa màu sắc với việc khái quát và tổng hợp các hướng nghiên cứu như: Bản thể nghệ thuật, nghiên cứu dưới góc độ văn hóa, nghiên cứu dưới góc độ giải pháp bảo tồn... Tuy nhiên, hướng nghiên cứu dưới góc nhìn tổng thuật hiện nay chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ giới nghiên cứu chuyên môn vì những mặt hạn chế nhất định do những yếu tố khách quan đem lại: chi phí cho việc nghiên cứu dưới góc nhìn tổng thuật lớn, đội ngũ viết nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS mền núi phía Bắc bị hạn chế bởi mặt số lượng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề phát triển bộ phận nghiên cứu, lý luận về văn học DTTS miền núi phía Bắc bằng cách đề ra chính sách hỗ trợ, đầu tư nguồn kinh phí nhằm khuyến khích, động viên các cá nhân, các đơn vị, các tổ chức nghiên cứu khoa học phát triển và thực hiện những công trình nghiên cứu với quy mô rộng lớn hơn nữa. Góp phần vào sự thành công chung của bộ phận nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 của luận văn, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và thống kê các nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc với những khuynh hướng nghiên cứu chính và nổi bật.
Nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc là một bức tranh đa dạng và phong phú với những khuynh hướng triển khai nghiên cứu mới lạ và độc đáo. Ở mỗi hướng nghiên cứu đều đem đến những tri thức và cách cảm, cách đánh giá, thẩm định khác nhau. Tuy vậy, dù là tiếp cận và đánh giá những giá trị nổi bật của văn học DTTS ở khuynh hướng nào thì cũng vẫn trở về với mục đích chung là tái hiện và khám phá bức tranh về tình hình nghiên cứu, lý luận về văn học DTTS miền núi phía Bắc vốn rất đa dạng và phong phú này.
Việc nghiên cứu và tái hiện lại bức tranh nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc, chúng tôi có một nguyện vọng lớn là thông qua việc khai thác sự phát triển của các khuynh hướng nghiên cứu nêu trên để thấy được điểm mạnh cũng như sự thiếu hụt của từng khuynh hướng nghiên cứu. Chỉ ra được sự phát triển của từng hướng, đồng thời cũng cho thấy sự mất cân đối giữa các hướng nghiên cứu với nhau. Để từ đó nói lên tiếng nói chung kêu gọi giới nghiên cứu cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với những chính sách cụ thể nhằm đưa bộ phận nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc phát triển đúng hướng và có sự cân đối giữa các khuynh hướng nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3