Phục dựng lại quá trình phát triển, tổng kết những thành tựu của văn học

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 66 - 69)

Chương 2: MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỪ 1986 ĐẾN NAY

2.3. Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc - những nghiên nhìn từ góc độ tổng thuật

2.3.2. Phục dựng lại quá trình phát triển, tổng kết những thành tựu của văn học

Văn học DTTS miền núi phía Bắc ngày càng phát triển về mặt chất lượng cũng như số lượng các tác phẩm văn học, cùng với đó là sự khẳng định tài năng về mặt sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số. Có thể thấy, từ những năm sau đổi mới, họ đã cho ra đời nhiều sản phẩm có chất lượng cao, những sản phẩm nghệ thuật đó trở thành đối tượng nghiên cứu của lý luận phê bình về văn học DTTS. Các công trình nghiên cứu, lý luận phê bình dưới góc độ tổng thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phục dựng lại các quá trình vận động và phát triển của bộ phận văn học thiểu số, đồng thời khẳng định và đánh giá những điểm nổi bật của văn học DTTS miền núi phía Bắc đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Từ đó có cái nhìn bao quát về diện mạo chung của bộ phận văn học DTTS miền núi phía Bắc trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại.

Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lâm Tiến là đại diện tiêu biểu của nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc với bốn cuốn sách nghiên cứu lý luận phê bình mang tính chất khái quát và tổng thuật một cách sâu rộng và khách quan:

Văn học các DTTS Việt Nam hiện đại (1995), Về một mảng văn học dân tộc (1999), Văn học và miền núi (2002), Tiếp cận văn học DTTS (2011). Với bốn cuốn nghiên cứu lý luận phê bình Lâm Tiến đã nên diện mạo chung của văn học DTTS Việt Nam thời kì hiện đại từ vấn đề nghiên cứu phục dựng lại các chặng đường phát triển của văn học DTTS gắn với sự đóng góp của một số nhà văn, nhà thơ DTTS miền núi phía Bắc tiêu biểu như: Bế Văn Phủng, Nông Quỳnh Văn, Bài Tài Đoàn, Nông Viết Toại, Lò Ngân Sủn, Y Phương, Triệu Lam Châu, Mã A Lềnh, Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Ma Trường Nguyên, Triều Ân, Mã Thế Vinh... Qua những bài viết nghiên cứu cụ thể: Thơ Bế Văn Phủng - Nông Quỳnh Văn; Bàn Tài Đoàn - Bình dị một đời thơ; Nông Viết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Toại, Một chặng đường thơ văn; Bình bài thơ Người đẹp của Lò Ngân Sủn; Quê hương trong thơ Triệu Lam Châu; Thằng bé củ mài của Mã A Lềnh; Nông Quốc Chấn với phê bình văn học; Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng; Nông Viết Toại với ngôn ngữ và sáng tác văn học dân tộc thiểu số, cảm hứng lớn trong thơ Bàn Tài Đoàn; Ma Trường Nguyên qua những trang tự truyện, Một cách viết chân thật về con người miền núi (nhân đọc truyện ngắn của Triều Ân); Cảm hướng sử thi trong thơ Mã Thế Vinh....

Có thể thấy, với cái nhìn khái quát và tổng thể về các vấn đề của văn học DTTS. Lâm Tiến đã đưa ra nhũng nhìn nhận, bình thẩm đánh giá và lý giải một cách khách quan và khoa học về từng chặng đường phát triển, về tình hình sáng tác cũng như những sáng tác văn học cụ thể của từng nhà văn, nhà thơ cụ thể. Bên cạnh những đánh giá mang tính chất khen ngợi và kịp thời ghi nhận những thành công của văn học DTTS, Lâm Tiến còn nhìn nhận một cách khách quan và có cơ sở về những điểm còn hạn chế, thiếu xót trong sáng tác văn học DTTS, từ đó thúc đẩy và định hướng văn học DTTS phát triển đúng hướng. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Lâm Tiến trong những bài viết lý luận của mình không thôi trăn trở về những vấn đề dân tộc đang ngày càng bị bào mòn bởi những hệ lụy của sự phát triển nền kinh tế thị trường với những bài viết Vấn đề tiếng nói và chữ viết trong văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Sắc thái riêng hay mặt hạn chế trong lí luận phê bình văn học các dân tộc thiểu số, Cần thận trọng và nghiêm túc trong nghiên cứu, lí luận phê bình văn học...

Trong quá trình khảo sát chúng tôi còn nhận thấy hướng nghiên cứu nhìn từ góc độ tổng thuật ở công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS của Trần Thị Việt Trung (2013 - chủ biên): Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - Diện mạo và đặc điểm. Tác giả nghiên cứu đã luận bàn về các vấn đề xoay quanh nghiên cứu về văn học DTTS như diện mạo nghiên cứu, lý luận phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại với bốn vấn đề trọng tâm như: Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số - một đối tượng nghiên cứu độc lập và cần thiết; Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số xuất hiện như là một tất yếu trong đời sống văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại;

Đội ngũ những người nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số ngày càng đông hơn, số lượng tác phẩm nhiều hơnchất lượng ngày càng được nâng cao và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nghiên cứu, lí luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số ngày càng thu hút được nhiều cây bút người dân tộc Kinh tham gia. Sau khi nghiên cứu và khái quát về diện mạo nghiên cứu, lí luận phê bình văn học DTTS tác giả chỉ ra một số đặc điểm nổi bật của nghiên cứu, lí luận văn học dân tộc thiểu số, khẳng định những thành tựu của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự khẳng định những thành tựu đáng ghi nhận, tác giả Trần Thị Việt Trung còn băn khoăn về những điểm hạn chế, thiếu sót trong nghiên cứ văn học DTTS, từ những vấn đề yếu kém còn tồn tại đó làm chất xúc tác to lớn và quan trọng cho vấn đề tích cực xây dựng cơ sở lí luận, thực tiễn, thúc đẩy văn học dân tộc thiểu số phát triển lành mạnh, đúng hướng. Ngoài những vấn đề khái quát diện mạo nghiên cứu và đặc điểm nổi bật của nghiên cứu, lí luận phê bình văn học DTTS, công trình còn nghiên cứu, phê bình về một số tác giả tiêu biểu như: Nông Quốc Chấn -“Con chim đầu đàn trong nền văn học nghệ thuật mới của các dân tộc thiểu số Việt Nam hay Lâm Tiến - Nhà lí luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số thời kì hiện đại tiêu biểu. Ngoài ra, năm 2016 Trần Thị Việt Trung công bố công trình nghiên cứu mang đầy sự nhiệt huyết với mảng nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS với hai phần cụ thể: Phần 1: Nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại (Với 3 chương tiêu biểu và trọng tâm: Chương 1: Nghiên cứu khái quát về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam; Chương 2: Thơ - Thể loại phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu trong văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Quá trình của văn học vận động và phát triển, một số đặc điểm về nội dung, một số đặc điểm về nghệ thuật; Chương 3: Nghiên cứu, lý luận phê bình văn học - sự tự ý thức ngày càng sâu sắc của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại) và Phần 2: Phê bình về tác gia, tác phẩm văn học dân tộc thiếu số. Có thể thấy, công trình nghiên cứu phê bình nêu trêu tác giả đã thực sự say mê với mảng đề tài văn học DTTS, đem hết tài năng và sự nghiêm túc trong từng trang phê bình, đánh giá về văn học dân tộc thiểu số. PGS.TS Trần Thị Việt Trung xứng đánh được đánh giá là một trong những tác giả viết nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số tiêu biểu trong thời kì mới, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc. Thông qua các nghiên cứu của Trần Thị Việt Trung, bạn đọc sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về bộ phận văn học DTTS Việt Nam qua từng giai đoạn với những thành công đặc sắc trên mặt thể loại của văn học dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nguyễn Thị Thanh Tuyền trong công trình nghiên cứu Lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cũng quan tâm đặc biệt đến vấn đề phục dựng lại các giai đoạn phát triển của văn học DTTS Việt Nam thời kì hiện đại như: Giai đoạn 1945 - 1960;

giai đoạn từ những năm 60 đến năm 1986 (trước khi đổi mới); giai đoạn từ sau năm đổi mới (1986) đến nay. Từ vấn đề nghiên cứu, khái quát các chặng đường phát triển của văn học DTTS Việt Nam làm tiền đề, kim chỉ nam quan trọng cho vấn đề lý luận, phê bình văn học DTTS với một số đặc điểm tiêu biểu. Ngoài vấn đề phục dựng lại các chặng đường phát triển và một số đặc điểm cơ bản nổi bật của lý luận, phê bình văn học DTTS, tác giả còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề đánh giá, lý luận phê bình về một số nhà lý luận như: Lâm Tiến, Nông Quốc Chấn, Inrasara.

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)