Chương 3: KHẢ NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VỀ VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1. Thời kỳ đổi mới đất nước tạo ra những thời cơ thuận lợi cho nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc
Thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước tạo ra những thời cơ thuận lợi cho sự phát triển của bộ phận nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc.
Với sự hội nhập đa dạng và phong phú trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong đó, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc mặc dù chỉ mới xuất hiện từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX những cũng đã để lại được nhiều dấu ấn cho sự phát triển và hoàn thiện của nền văn học nước nhà. Hòa chung bầu không khí sôi nổi và mở cửa giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực. Bộ phận nghiên cứu, lý luận phê bình văn học DTTS đặc biệt là lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc cũng nhanh chóng lĩnh hội kho tàng tri thức văn hóa, văn học nhân loại để làm giàu kho tri thức của mình.
Dễ nhận thấy cơ chế thị trường trong thời kỳ đổi mới đã tác động sâu rộng đến mọi phương diện của đời sống văn học, từ bộ phận sáng tác, bộ phận nghiên cứu lý luận phê bình, độc giả cho đến quá trình lưu hành sản phẩm đến người đọc qua những hình thức tiếp nhận khác nhau. Trong đó, nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cũng chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường.
Nếu như trước đây, các nghiên cứu, lý luận phê bình do chịu sự tác động của của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nên có sự phát triển và phê bình mang xu thế theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Lý luận phê bình thời kỳ này đều có chung một cách cảm thụ, đánh giá hay thẩm định tác phẩm với những với tiêu chí khá rõ ràng và nhất quán. Ví như nội dung phản ánh hiện thực của văn học thông qua các vấn đề về chủ đề, tư tưởng và nội dung cốt lõi trong tác phẩm văn học trở thành mục tiêu thống nhất và là đối tượng quan trọng trong cách đánh giá và phê bình của các nhà nghiên cứu lý luận. Đó là những nghiên cứu đi sâu vào khám phá và đánh giá các giá trị vê nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dung trong tác phẩm văn học. Hầu hết các nghiên cứu, lý luận phê bình trong giai đoạn trước thời kỳ mở cửa chưa có nhiều những khoảng trống cho các nhà nghiên cứu thể hiện hết khả năng phê bình của mình. Nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc mặc dù vẫn có sự xuất hiện của những công trình nghiên cứu mang phong cách mới mẻ, độc đáo và đem đến những làn gió mới cho bộ phận lý luận phê bình, dẫu vậy, các công trình nghiên cứu giai đoạn này vẫn chưa thực sự khẳng định được sự đa dạng trong lối triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên, khi bước vào thời kỳ đổi mới, ta thấy sự xuất hiện của nhiều những công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc theo nhiều chiều hướng khác nhau. Các công trình nghiên cứu có cách nhìn nhận, cách cảm đa diện và nhiều chiều hơn. Nó vẫn tuân thủ theo những định hướng cốt lõi chung của Đảng và Nhà nước nhưng có thêm những bước đột phá mới mẻ và độc đáo hơn. Do sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường, cái nhìn của con người về mọi mặt cũng như đời sống văn học có nhiều điểm khác biệt và mới lạ. Các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình không bị bó hẹp trong một chủ đề nhất quán mà trong quá trình đánh giá, họ luôn luôn đưa ra những cái nhìn và thẩm định một cách nhất quán và lý giải những vấn đề một cách khoa học và có cơ sở lý luận hơn.
Có thể thấy hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình thời kỳ sau đổi mới có những bước đột phá riêng, lý giải khoa học hơn về các mối quan hệ giữa văn học, nghệ thuật với chính trị, giữa hiện thực và nghệ thuật. Nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học thời kỳ này không chỉ đi sâu vào thẩm định những giá trị về nội dung như những vấn đề xoay quanh cuộc sống sinh hoạt của con người miền núi thông qua các hoạt động thể hiện bản sắc văn hóa hay những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình của miền sơn cước (nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa) mà còn quan tâm đặc biệt đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá các giá trị thuộc về những mặt hình thức, nghệ thuật, các vấn đề thi pháp nổi bật có trong văn học từ kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ đến không gian, thời gian trong tác phẩm (nghiên cứu từ góc độ bản thể nghệ thuật). Đổi mới tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Nếu như nghiên cứu phê bình những năm vừa mới ra đời, còn tồn tại một vài cách nghiên cứu mang tính chung chung thì đến những năm đổi mới. Nghiên cứu, lý luận phê bình có thời gian đề nhìn nhận lại những thành công của bộ phận sáng tác văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
để từ đó có những thẩm định, đánh giá phê bình về những thành tựu văn học, nghệ thuật dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc một cách chi tiết và thỏa đáng nhất. Các công trình lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới có tác dụng tích cực thúc đẩy mạnh mẽ tới bộ phận sáng tác văn học. Ngoài việc phát hiện và đưa ra những cái chưa làm tốt của bộ phận sáng tác văn học, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn phát hiện và ủng hộ những cái mới, những điều tiến bộ trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đang được tồn tại và phát triển trong một môi trường xã hội tương đối thuận lợi. Đất nước bước vào giai đoạn mở cửa hội nhập đa phương, nghiên cứu lý luận phê bình có điều kiện để học hỏi cũng như tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ từ tinh hoa văn hóa nhân loại. Đồng thời, với sự quan tâm đặc biệt thể hiện trong những chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo đà cho những đột phá mới của hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Xã hội mà chúng ta đang cố gắng xây dựng là một xã hội dân chủ. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng những ý kiến khác nhau trong đời sống cũng như trong đánh giá về văn học nghệ thuật. Chính vì thế, các giá trị của văn học nghệ thuật được hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình đem ra để đánh giá, thẩm định một cách dân chủ và công khai. Có những ý kiến đánh giá khen che rõ ràng, thậm chí còn xuất hiện những tranh luận trái chiều trong vấn đề đánh giá và thẩm định về cái giá trị văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, sự tranh luận đó đã tạo nên một không khí sôi nổi, năng động và dân chủ trong hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình. Thông qua các công trình nghiên cứu lý luận phê bình về văn học DTTS, ta thấy các giá trị của văn học được quan tâm một cách đầy đủ hơn, từ phương diện nội dung đến phương diện nghệ thuật, tất cả đều lọt vào góc quay của nghiên cứu, lý luận phê bình một cách tự nhiên và đa diện nhất. Đồng thời các công trình nghiên cứu lý luận phê bình về văn học dân tộc miền núi phía Bắc có cơ hội được khám phá, đánh giá và đào xới văn học ở những tầng lớp sâu hơn nữa. Những công trình lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số đa dạng, phong phú được phát triển trong môi trường mang tính dân chủ cao, những năm đổi mới, chúng ta còn thấy sự xuất hiện của nhiều những lối đánh giá, thẩm định mới mẻ trong nghiên cứu và tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nhận các hiện tượng văn học mới. Bên cạnh sự chú trọng nghiên cứu và đánh giá, khai thác các giá trị của văn chương nghệ thuật dân tộc thiểu số trên phương diện nội dung thông qua góc nhìn văn hóa hay những vấn đề về mặt hình thức nghệ thuật như: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian... được gọi chung là những nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật. Thì nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn xuất hiện những công trình nghiên cứu dưới góc độ tổng thuật. Mặc dù xuất hiện với số lượng không nhiều nhưng đây cũng là hướng nghiên cứu mới mẻ của lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay đang là xu thế tất yếu diễn ra trên toàn cầu, theo đó tình hình thế giới có nhiều sự biến đổi, xu thế toàn cầu hóa diễn ra như một cơn lốc xoáy cuốn hút tất cả các nước. Trong đó, Việt Nam không nằm ngoài cơn lốc xoáy đó, từ 1986 là thời kỳ mở cửa, kinh tế văn hóa có sự giao thao một cách rõ rệt. Trong đó, đời sống văn hóa tinh thần của con người ngày một được nâng cao.
Các giá trị về văn hóa như: hội họa, điện ảnh, mỹ thuật hay văn học nghệ thuật đều được phát triển theo nhiều khuynh hướng đa dạng và phong phú. Trong đó, đời sống văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số được đặt lên hàng đầu trên bối cảnh mới, xã hội chủ nghĩa xây dựng kinh tế mới, con người mới. Song song với sự phát triển của văn học DTTS, bộ phận nghiên cứu lý luận phê bình cũng chịu sự tác động của những mặt tích cực do thời kỳ mở cửa đem lại, các nhà lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và kế thừa có chọn lọc những lý thuyết, học thuật về nghiên cứu lý luận phê bình về văn học phương Tây. Từ đó áp dụng vào tình hình thực tiễn văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc để nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan và có cơ sở khoa học. Lối nghiên cứu dưới góc nhìn tổng thuật là những nghiên cứu cần khả năng bao quát sâu rộng và có cái nhìn khách quan mọi vấn đề tồn tại trong sáng tạo văn học. Có thể thấy, thời kỳ đổi mới có sự ảnh hưởng vô cùng to lớn đến quá trình thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình phát triển theo đúng hướng và phù hợp với thời kỳ kinh tế thị trường và với thị hiếu thẩm mỹ thời kỳ mới nhưng cũng vẫn coi trọng những nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam sâu sắc, cũng như coi trọng mọi giá trị thực của văn học. Các công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số được bung sức tự do trong lối nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cứu, được thử nghiệm những lối nghiên cứu mới mẻ, được quyền tự do dân chủ trong vấn đề bàn luận hay tranh luận về những yếu tố được coi là có vấn đề, tuy nhiên, vẫn đứng trên lập trường của Đảng và Nhà nước, các cá nhân nhiên cứu có quyền được tự do dân chủ, sáng tạo đột phá nhưng vẫn phải tuân thủ tư tưởng sáng suốt của Đảng.
Những đánh giá, thẩm định không đi trái với đạo đức, lối sống, trái phát luật và đặc biệt là không có tư tưởng phản động. Trong hơn 30 năm kể từ khi xuất hiện, hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc vẫn không ngừng phát triển về mặt chất lượng cũng như số lượng của đội ngũ viết nghiên cứu, với sự xuất hiện khá dày đặc của các công trình lý luận phê bình với nhiều những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau như: Nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa, nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật, nghiên cứu dưới góc nhìn tổng thuật...Điều đặc biệt, những công trình lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc trong suốt hơn ba thập kỷ qua không ngừng nâng cao chất lượng, luôn xuất những công trình nghiên cứu khám phá và thể nghiệm với lối đánh giá và thẩm định mới mẻ khoa học hơn, phát huy hết những điều kiện thuận lợi của thời kỳ mở cửa đem lại, đồng thời vẫn tuân thủ nghiêm ngặt những chủ trương, đường lối nòng cốt của Đảng và Nhà nước.