Chương 3: KHẢ NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VỀ VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
3.3. Một số kiến nghị phát triển nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc trong bối cảnh hội nhập và phát triển
- Đối với các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, cao đẳng (đặc biệt là chuyên ngành Văn học) cần đẩy mạnh hơn nữa việc đẩy mạnh nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống. Đưa ra được những mặt tích cực cũng như hạn chế của Văn học DTTS miền núi phía Bắc, lý luận, phê bình một cách thấu đáo, chặt chẽ và hợp lý thông qua các chương trình nghiên cứu đề tài, dự án các cấp như: Cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp trường...thông qua các cơ quan chủ quản như: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thẻ thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi Trường... Để đảm bảo cho việc đẩy mạnh nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS chúng ta cần phải có được sự trợ giúp từ các cơ quan thuộc các Bộ để công trình nghiên cứu có giá trị trên cả mặt lý luận lẫn thực tiễn.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược đầu tư đào tạo cũng như khuyến khích sự sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu người DTTS khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học các DTTS nói chung một cách bền vững và có hiệu quả.
- Nhà nước cần chú ý và đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu, sưu tầm, viết các công trình nghiên cứu, phê bình về văn hóa, văn học các DTTS đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc. Một mặt, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc DTTS, mặt khác thông qua các chương trình sưu tầm, biên soạn, giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn tư liệu phong phú, đa dạng, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình phát triển đồng bộ hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên, đầu tư kinh phí, hỗ trợ thỏa đáng cho các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn về văn học DTTS khu vực miền núi phía Bắc.
+ Tiếp tục đầu tư và hỗ trợ thực hiện chính cách khuyến khích, động viên các tổ chức, các cơ quan, các việc Nghiên cứu khoa học thuộc các trường Đại học đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và khám phá những nét đẹp về văn học DTTS thông qua dự án, đề tài nghiên cứu các cấp. Cụ thể, hỗ trợ thực hiện chính sách trợ giá, đặt hàng sách cũng như dự án nghiên cứu cho các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng thuộc khối Khoa học Xã hội. Ngoài ra, cần có những chính sách hỗ trợ trả cước vận chuyển xuất bản những công trình nghiên cứu, sách về đề tài Dân tộc, Miền núi đến các điểm trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cũng như hải đảo. Thúc đẩy tinh thần yêu nước, nâng cao vai trò của việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn học DTTS miền núi phía Bắc.
+ Ngoài việc quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, viện nghiên cứu.
Cần có thêm nhiều hơn nữa chính sách hỗ trợ kin phí nhằm động viên, khuyến khích các cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc. Khơi gợi sự say mê nghiên cứu, phê bình vốn có trong mỗi cá nhân. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.
- Có chính sách đẩy mạnh việc học tập và nghiên cứu tiếng DTTS trong nhà trường các cấp học, từ Tiểu học đến Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đến các cấp Đại học, Cao đẳng và cả trong các cơ quan đoàn thể Nhà nước. Và coi đó là nhiệm vụ thiết yếu trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay. Việc học tập tiếng dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết, tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu, lý luận phê bình về văn hóa, văn học dân tộc thiểu số của các nhà nghiên cứu được thuận tiện và dễ dàng hơn.
- Nhà nước cần phối hợp cùng các Bộ, các cơ quan đoàn thể các cấp tuyên truyền, phổ biến và vận động đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc giữ gìn và bảo tồn các nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc thông qua các nghi lễ, lễ hội truyền thống dân tộc, trang phục dân tộc, tiếng nói dân tộc, chữ viết dân tộc, trò chơi dân gian đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
những áng văn thơ dân tộc thiểu số từ dân gian đến hiện đại, nhằm mục đích tuyên truyền đến các đồng bào DTTS nắm được những nét đẹp văn hóa truyền thống của chín dân tộc mình. Đồng thời, thông qua văn học những nét đẹp về tinh thần của con người miền núi được hiện lên đầy đủ và rõ nét hơn. Việc tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS miền núi giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc nhằm nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân, khơi gợi lòng yêu nước, có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm đưa một số những tác phẩm văn học DTTS và những tác phẩm nghiên cứu, phê bình về văn học DTTS vào chương trình giảng dạy phổ thông, một mặt nhằm cân đối kiến thức giữa văn học của người dân tộc Kinh với văn học của các DTTS khác trên cả nước. Mặt khác, dần đưa văn học DTTS trở về đúng vị trí vốn có của nó. Ngoài ra, ở ban ngành, các cấp, các địa phương miền núi phía Bắc cần sưu tầm, giới thiệu các tác phẩm văn học, các nghiên cứu, lý luận phê bình vào chương trình văn học địa phương, nhằm rèn luyện thế hệ học sinh yêu đồng bào mình, yêu cái đẹp của quê hương, đất nước thông qua lăng kính của văn hóa, văn học...
- Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc có nhiều những điều kiện thuận lợi để phát triển. Hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình có cơ hội đào sâu và tìm hiểu một cách có hệ thống về bức tranh nghiên cứu, phê bình văn học DTTS miền núi phía Bắc. Ngoài những mặt tích cực của thời kì đổi mới, nghiên cứu, phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc cũng gặp không ít khó khăn. Từ năm 1986 trở lại đây, hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc có dấu hiệu của sự nở rộ. Từ đó, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Văn học DTTS được khám phá và nghiên cứu từ nhiều phương diện, nhiều góc độ khác nhau không thể tránh khỏi sự phát triển chênh lệch giữa các khuynh hướng khác nhau.
+ Nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa đã và đang là khuynh hướng nhận được sự quan tâm nhiều hơn cả. Trong thời kì mở cửa hiện nay, nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa là một khuynh hướng có ý nghĩa thiết thực lớn. Tuyên truyền và đẩy mạnh ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, bảo vệ cũng như giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thông qua văn học nghệ thuật DTTS miền núi phía Bắc. Hiện tại cũng như trong tương lai, Nhà nước cùng các cơ quan đoàn thể vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh, khuyến khích sự sáng tạo, nghiên cứu phê bình về văn học DTTS dưới góc nhìn văn hóa để xây dựng một đất nước Việt Nam cường mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Ngoài ra, khuynh hướng nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật và nghiên cứu nhìn từ góc độ tổng thuật cũng dần nhận được sự quan tâm từ giới chuyên môn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay. Vấn đề khiến các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học không thôi trăn trở là làm thế nào? Làm gì để phát triển các khuynh hướng này trong bối cảnh đầy thức thức hiện nay. Nhằm khắc phục sự phát triển mất cân đối giữa các khuynh hướng cũng như thúc đẩy các khuynh hướng phát triển hơn nữa. Cần có những chính sách phù hợp và kịp thời thúc đẩy, khuyến khích các nhà nghiên cứu tham gia hoạt động nghiên cứu, phê bình một cách tích cực và hiệu quả hơn.
Như vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho những việc nêu trên chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS khu vực miền núi phía Bắc.
- Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên, ưu đãi cho việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc phát triển bằng việc đầu tư kinh phí thích đáng cho những công trình nghiên cứu các cấp, đặt hàng với những viện nghiên cứu, với những nhà xuất bản nhằm sưu tầm, in ấn những công trình nghiên cứu về văn học DTTS miền núi phía Bắc, làm phong phú thêm kho tàng văn chương nghệ thuật của đồng bào các DTTS Việt Nam.
- Có các chương trình cũng như khóa học đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, thiết thực về kiến thức phê bình văn học. Giúp công việc tìm hiểu và nghiên cứu về văn học DTTS được đầy đủ và công phu, hoàn thiện hơn. Ngoài ra, cần có những chính sách đặc biệt, phù hợp với thực tiễn các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình là người DTTS, có chính sách ưu đãi như: Chế độ trợ xuất bản sách, chế độ nhuận bút để tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo nghệ thuật, khơi gợi tâm huyết cũng như trí tuệ của hộ vào sự nghiệp nghiên cứu, phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất và kiến nghị của chúng tôi - những người đang trực tiếp thực hiện mục tiêu: Phác thảo bức tranh nghiên cứu, lý luận phê bình về văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
học DTTS miền núi phía Bắc từ sau 1986 đến nay, đồng thời đưa chỉ ra những thời cơ và thách thức, thực trạng của hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc. Chúng mong rằng nhận được sự ủng hộ hết lòng của tất cả các nhà khoa học, các nhà giáo và cá cấp về vấn đề này!.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tiểu kết chương 3
Văn học DTTS miền núi phía Bắc từ sau 1986 có nhiều sự chuyển biến sâu sắc.
Số lượng các sáng tạo nghệ thuật ngày càng tăng lên theo thời gian, nội dung tác phẩm văn học ngày càng đa dạng và phong phú, phản ánh đúng thực trạng của cuộc sống con người trong thời kì đổi mới. Văn học nghệ thuật có sự khởi sắc mạnh mẽ tạo điều kiện thuật lợi cho hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền Bắc ra đời và phát triển. Tuy nhiên, từ thời kì đổi mới, đất nước bước vào thời kỳ mở cửa để hội nhập và phát triển, nền kinh tế thị trường bắt đầu xuất hiện. Làn sống hội nhập toàn cầu đang là xu thế tất yếu diễn ra trên toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, văn học DTTS cũng như hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc đứng trước những khả năng và thời cơ phát triển vô cùng to lớn, cũng chính vì khả năng mà thời kỳ hội nhập và phát triển là rất lớn nên những thách thức được đặt ra đối với hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc là không nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn