Chương 2: MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỪ 1986 ĐẾN NAY
2.2. Văn học DTTS miền núi phía Bắc - Những nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật
2.2.2. Nghiên cứu khai thác các giá trị hình thức nghệ thuật
Lý luận, phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc dưới góc nhìn tổng thuật ngoài những nghiên cứu xoay quanh vấn đề nội dung như: Đề tài, chủ đề, tư tưởng.
Những nghiên cứu còn quan tâm và khai thác các giá trị của văn học DTTS miền núi phía Bắc trên phương hình thức nghệ thuật như: Kết cấu, ngôn ngữ, biểu tượng, không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
gian, thời gian, lời văn nghệ thuật, thế giới nghệ thuật... Một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và khám phá ra những điểm đặc sắc và hấp dẫn nhất trong các sáng tác của văn nghệ sĩ DTTS miền núi phía Bắc là những điểm mới mẻ trong cách sử dụng ngôn từ, những lời văn, những vần thơ mộc mộc, giản dị mà chân thành sâu sắc. Như nhà văn vĩ đại người Nga Macxim Gorki đã nói: “Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, ngôn từ là phương tiện biểu hiện và truyền đạt những tư tưởng, nguyện vọng, cũng như thế giới nghệ thuật của nhà văn gửi gắm trong những sáng tạo nghệ thuật của mình. Nó đem lại sức sống cho việc truyền tải những thông điệp ý nghĩa của nhà văn đến độc giả, không những thế ngôn từ còn là yếu tố khu biệt tạo ra những điểm riêng biệt để nhận diện phong cách giữ nhà văn, nhà thơ này với nhà văn, nhà thơ khác. Trong quá trình khảo sát cùng với nguồn tài liệu đã thu thập được. Chúng tôi thấy rằng, những công trình nghiên cứu lý luận, phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc dành sự quan tâm lớn đến vấn đề ngôn ngữ trong các sáng tác của văn nghệ sĩ. Tiêu biểu như Bùi Thị Thanh Huyền trong công trình nghiên cứu về Truyện ngắn Bùi Thị Như Lan khám phá ra đặc điểm riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả “Khi nói tới ngôn ngữ DTTS, ta thấy có một đặc điểm nổi bật trong các tập truyện ngắn của Bùi Thị Như Lan đó là lời hát ru, những lời cầu khẩu cho mùa màng tươi tốt, cho những đứa trẻ mới chào đời. Đặc biệt là những lời tỏ tình của chàng trai gửi tới cô gái mà mình yêu thương, thường rất bay bổng, hình tượng và đầy chất ví von, so sánh”. [28; tr95], cùng với hướng nghiên cứu về ngôn ngữ trong thơ ca DTTS, Phạm Thị Cẩm Anh cũng tìm ra những nét đặc trưng trong ngôn ngữ Lò Ngân Sủn “Ngôn ngữ thơ Lò Ngân Sủn mang một sắc màu văn hóa Giáy sâu sắc, đậm đà. Nhà thơ sử dụng ngôn ngữ dân tộc nhưng không quá lạm dụng mà rất tài tình khéo léo để ngôn ngữ dân tộc trở thành đắc dụng trong những câu thơ sâu sắc, tinh tế” [1; tr76]. Khác với ngôn ngữ trong thơ Lò Ngân Sủn hay ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Thị Như Lan. Trương Hoàng Anh trong nghiên cứu về truyện ngắn Mã A Lềnh đã chỉ ra điểm riêng biệt, độc đáo trong ngôn ngữ truyện ngắn của ông khi tác giả không ngần ngại đưa những từ ngữ riêng của người Mông vào trong các sáng tác của mình, bởi lẽ Mã A Lềnh đã từng có những lời chia sẻ chân tình rằng
“Trong tâm trí tôi là nền văn hóa của dân tộc tôi...cả đời tôi làm việc để người ta hiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
người H’Mông hơn” [36]. Cả một đời sống và cống hiến hết mình cho một nền văn chương nghệ thuật của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc, Mã A Lềnh luôn luôn trăn trở, suy tư và khao khát đem những nét đẹp văn hóa của đồng tộc mình giới thiệu cho 53 dân tộc anh em khác cùng sinh sống dọc khắp trên dải đất nước hình chữ S này.
Chính vì thế “Ở không ít truyện ngắn, nhà văn Mã A Lềnh đã đưa vào nhiều từ ngữ riêng của người Mông để gọi tên, chỉ các hiện tượng sự vật. Ví như: gọi con bọ sừng là “trâu”, cây lanh là “màng” “bi” chuối - hoa chuối rừng” [3, tr79]. Vấn đề sử dụng và đưa ngôn ngữ của chính dân tộc mình vào trong những sáng tác văn chương nghệ thuật không phải chỉ có ở sáng tác của Mã A Lềnh, ngoài ra ở một vài công trình nghiên cứu cũng tìm ra được những nét độc đáo của một số tác giả khi sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác nghệ thuật nhà văn Vi Hồng trong những sáng tác về truyện ngắn và tiểu thuyết cũng đặc biệt sử dụng một cách tài tình ngôn ngữ dân tộc Tày với sự kết hợp khéo léo giữa việc kết hợp sử dụng ngôn ngữ Tày kèm việc thuyết minh nhằm để tác phẩm của mình được đến với bạn đọc cả nước một cách dễ dàng nhất: “ Vi Hồng còn sử dụng một số tiếng Tày đi kèm với những yếu tố thuyết minh như là một sợi dây liên kết giữa ngôn ngữ miền ngược và miền xuôi: chim bjoóc (chim hoa), toong mản (lá mản: to, tròn, nhựa trắng như sữa, mọc ở khe núi trong rừng sâu, là thức ăn cho ngựa), noọngslao (em gái - dùng gọi một cô gái trẻ), kin thâu (ăn thuốc phiện), slống phí cáy (tống tiễn ma gà), pây quây (đi xa), chò mjẫu (dụ dỗ)...” [38; tr116]. Nhà văn Cao Duy Sơn với niềm say mê và tự hào về dân tộc dân tộc, ông cũng đã đưa ngôn ngữ của chính dân tộc mình vào trong những trang văn thơ, tạo nên một bức tranh lấp lánh và hoàn chỉnh cho sự giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc thiểu số. Con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn ý thức sống và yêu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, họ coi những nét riêng biệt của dân tộc đó là một tài sản quý báu để họ nâng niu và trân quý. Khi nhắc tới dân tộc mình, thì ngôn ngữ luôn là một điều đáng để tự hào và họ tự tin đem ngôn ngữ riêng của dân tộc mình giới thiệu cho các anh em dân tộc khác cùng biết đến. Lý Thị Thu Phương trong công trình nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn đã đưa ra nhận xét về vấn đề sử dụng tiếng Tày trong sáng tác của Cao Duy Sơn: “Sử dụng nguyên âm tiếng dân tộc trong tác phẩm văn học cũng là một thư pháp nghệ thuật nhằm lạ hóa ngôn ngữ đồng thời tô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đậm bản sắc dân tộc của thế giới nghệ thuật trong sáng tác văn chương. Trong tác phẩm Súc Hỷ nhà văn đã hai lần đưa lời chúc tiếng Tày vào tác phẩm. Tình người ngân lên khi đọc cảm nhận được không khí của truyện, nhập sâu vào đời sống văn hóa của người vùng cao, tự hào về thuần phong mĩ tục” [48; tr99]. Với sự giản dị, mộc mạc mà chân thành, thẳng thắn, người DTTS họ sống giàu tình nghĩa, yêu thương con người, đồng thời với tư duy và bản chất bên trong con người của mình, ghét thói vòng vo và dài dòng. Họ ưa thích sự thật thà và thắn thắng dễ hiểu. Chính vì thế, việc sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác văn học là những ngôn từ trong sáng, dễ hiểu và gần gũi với cuộc sống sinh hoạt diễn ra hàng ngày đối với họ. Những ngôn ngữ được sử dụng trong các sáng tác văn học DTTS miền núi phía Bắc đều phù hợp với tu duy và đáp ứng được những tâm tư, nguyện vọng của đồng bào miền núi. Những nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc dưới góc độ bản thể nghệ thuật, đặc biệt là vấn đề thuộc về ngôn ngữ sử dụng trong sáng tác. Các tác giả lý luận cũng khám phá và khai thác ra những điểm tương đồng trong lối sáng tác và sử dụng ngôn ngữ của các tác giả văn học DTTS miền núi phía Bắc. Phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, giản dị, mộc mạc gần gũi với đời sống thường nhật của con người miền núi. Những câu nói hằng ngày, những cảnh vật và thói quen của con người DTTS cũng được đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên và đặc sắc nhất. Tác giả Trần Thị Vân Anh trong công trình nghiên cứu về Thơ dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỉ XXI đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong thơ Dương Thuấn: “Những vần thơ Dương Thuấn luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp suy nghĩ của con người qua giọng thơ bình dị, đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn từ ví von, so sánh đầy tính trực cảm và rất giàu biểu tượng - nét đẹp trong tư duy người dân tộc thiểu số” [6; tr71]. Do đặc thù về vị trí địa lý và lịch sử truyền thống văn hóa của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc mà cuộc sống con người miền núi luôn luôn gắn bó sâu sắc và gần gũi với thiên nhiên, núi rừng, chim muông hay cây cỏ hoa lá... Vậy nên, những hình ảnh quen thuộc đó đã đi vào trong những sáng tạo nghệ thuật của các văn nghệ sĩ một cách tự nhiên và dĩ ngẫu.
Tất cả đã vẽ nên một bản hòa ca rộn ràng và đầy đủ những âm sắc của núi rừng tạo nên một bức tranh nghiên cứ về văn học DTTS một cách đầy đủ và hấp dẫn nhất. Vũ Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Kim đã khám phá ra ngôn ngữ bình dị và gần gũi với cuộc sống của con người miền núi trong nghiên cứu về tiểu thuyết Ma Trường Nguyên: “Ma Trường Nguyên sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tên riêng gắn với cuộc sống của đồng bào. Tên đất, tên người, sự vật trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên đều là biểu hiện của sự cá biệt hóa cao độ.
Rất nhiều những địa danh nghe thật xa lạ với người miền xuôi nhưng xiết bao gần gũi với đồng bào miền núi. Những bản Nặm Tút, bản Nà Tẩu, mường Lưng Hai, mường Cốc Tát, mường Moóc Muôi...là nơi diễn ra cuộc sống của cộng đồng những con người dân tộc. Những địa danh ấy cũng gắn liền với những loài cây cỏ, những sản vật đặc trưng của núi rừng như: cây mác tôi, mác mật, mác cậy, mác chủ, quả đài hái, quả chẩu, mác cướm, hoa khảo quang, hoa bjoóc loỏng, hoa khau coong, rau dớn, rau bọ mẩy, rau bò khai...” [31; tr88]. Tác giả Vũ Ngọc Kim đã khám phá và tìm hiểu ra nét đặc sắc trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, nhà thơ Ma Trường Nguyên với việc đưa vào tác phẩm của mình những tên gọi quen thuộc gắn với những địa danh cụ thể, ngoài ra cây cỏ, hoa lá, rau xanh được đưa vào một cách gần gũi và tự nhiên nhất.
Cùng với hướng nghiên cứu và khám phá ra những đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ gần gũi với đời sống của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc, Nguyễn Kiến Thọ trong công trình nghiên cứu Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kì hiện đại nhận xét: “Trong thơ Mông hiện đại, ngôn ngữ giao tiếp, lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào được các tác giả đưa vào thơ một cách rất nhuần nhị, tự nhiên. Chính điều đó làm thơ Mông trở nên giàu bản sắc mang những nét đặc trưng riêng của dân tộc Mông” [52; tr70].
2.2.2.2. Nghiên cứu khai thác giá trị văn học DTTS miền núi phía Bắc thông qua thời gian và không gian nghệ thuật
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc dưới góc độ bản thể nghệ thuật còn quan tâm đặc biệt đến việc nghiên cứu không gian nghệ thuật của các sáng tác văn học DTTS. Không gian nghệ thuật cùng với những yếu tố nghệ thuật khác như ngôn ngữ, cốt truyện, kết cấu...thể hiện quan niệm của nhà văn, nhà thơ về con người và thế giới. Chúng tôi nhận thấy ở hầu hết những công trình nghiên cứu đều đi sâu vào khám phá và tìm hiểu về không gian bối cảnh thiên nhiên của con người miền núi phía Bắc. Không gian thiên nhiên luôn là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
không gian được các tác giả đặc biệt quan tâm và lấy nó làm chủ đề chính để từ đó khơi gợi lên tâm lý nhân vật, chính vì thế, các công trình nghiên cứu, lý luận phê bình đã có những phát hiện sâu sắc về khía cạnh này. Không gian thiên nhiên mặc dù gắn bó mật thiếu với cuộc sống hàng ngày của con người miền núi nhưng nó không bị bó hẹp trong cuộc sống hàng ngày mà vượt ra ngoài tầm không gian đời thường, vươn tới những không gian của vũ trụ bao la rộng lớn ngoài kia. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều choáng ngợp trước khoảng không gian rộng lớn từ đó bộc bạch lên những tâm tư, tình của cá nhân của mình: Đó là những không gian đồi núi, núi cao hiểm trở, không gian của lưu đèo, suối thác,mây núi, con đường, dòng sông, bến quê, cánh đồng...Trong khung cảnh không gian rộng lớn và hùng vĩ của núi rừng, vạn vật thiên nhiên đều có sự chuyển động một cách nhịp nhàng và sống động như sự chuyển động của các con vật: Chim muông, loài bướm xinh đẹp rực rỡ sắc màu, những chú sóc nhỏ xinh leo trèo lên những thân cây lưng núi, nhảy múa tạo nên những âm thanh kì lạ và vui tươi... Tất cả tạo nên một bản hòa tấu nhộn nhịp và đa sắc màu của không gian thiên nhiên núi rừng miền núi phía Bắc. Đặc biệt, không gian đèo núi là không gian có lẽ mang lại dấu ấn đậm nét nhất trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật trong tác phẩm, nhân vật trong truyện thơ Tày trong nghiên cứu của Mông Thị Bạch Vân đã được không làm chủ được cảm xúc của mình trước không gian núi đồi, không gian bao la rộng lớn đó làm cho con người bị choáng ngợp và rơi vào trạng thái không thể làm chủ được cảm xúc nhớ thương của mình. Nhân vật truyện thơ Tày trước không gian đó mang nỗi nhớ quê nhà và nỗi thương nhớ mẹ da diết trước những suy tư sâu lắng đó tác giả nghiên cứu Mông Thị Bạch Vân cho rằng: “Chính những thử thách đèo núi đã giúp con người có thêm ý chí, nghị lực, vượt qua tất cả khó khăn gian khổ để hướng tới mục đích của mình” [68; tr37]. Với không gian thiên nhiên rộng lớn, choáng ngợp cùng hình ảnh rừng núi cao hiểm trở và sự chuyển động của vạn vật muông thú đó. Dương Thị Xuân trong công trình nghiên cứu về không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vi Hồng cũng phát hiện và khám phá ra những nét độc đáo trong không gian thiên nhiên đó. Không gian thiên nhiên trong tiểu thuyết Vi Hồng được tác giả Dương Thị Xuân nghiên cứu và phân chia thành hai bối cảnh thiên nhiên khác nhau: Thiên nhiên hoang sơ nhưng hùng vỹ và bối cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng. Nếu như không gian thiên nhiên của truyện thơ Tày trong công trình nghiên cứu của Mông Thị Bạch Vân là không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
gian thiên nhiên đèo cao với sự chuyển động đặc sắc của muôn thú, ong bướm, chim muông mô tả một cuộc sống miền núi chân quê bình yên và êm ả ,thì thiên nhiên và muôn thú trong nghiên cứu về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vi Hồng của Dương Thị Xuân lại mang chiều hướng đối lập. Thiên nhiên núi cao hoang sơ dữ dội với sự xuất hiện của những thú dữ được lặp đi lặp lại trong sáng tác của Vi Hồng. Dương Thị Xuân cho rằng: “Đặc trưng của không gian rừng núi là thú dữ. Chính vì vậy mà hầu như trong tác phẩm của Vi Hồng, ta đều bắt gặp những hình ảnh này. Những con hổ, con trăn, con cáo, con khỉ...luôn là mối đe dọa của con người...chó sói, hổ, báo vô cùng nguy hiểm nhưng đề phòng thì con người vẫn có thể tránh được. Nhưng có những loài vô cùng xa lạ đối với con người, họ chưa từng biết đến, ngay cả trong cổ tích cũng không có...đó là những con tó hống...chúng không chỉ ăn thịt súc vật mà còn ăn thịt cả con người” [70; tr51 - 52]. Cùng với nguồn cảm hứng thiên nhiên hoang sơ dữ dội chứa đựng đầy rẫy những hiểm nguy trong rừng sâu với những con thú dữ, Lý Thị Thu Phương cũng khám phá ra vẻ bí hiểm, hùng vĩ nhưng cũng rất dữ dội và hiểm nguy với những con thú dữ trong nghiên cứu về truyện ngắn Cao Duy Sơn: “Không gian mở rộng ba chiều khiến cái dữ dội, hiểm trở của núi cao vực sâu càng tăng lên gấp bội...đối với người đi săn, khoảng cách không đầy một tầm tay với loài thú dữ là vô cùng nguy hiểm. NGười cha của Thim đã đẩy lùi con thú nhưng ông không thể thoát ra khỏi những chiếc vuốt cong nọn hoắt của nó, người và gấu cùng lao xuống đáy vưc hun hút” [48;
tr55]. Không gian thiên nhiên luôn là vấn đề được các nghiên cứu đào sâu và quan tâm một cách đặc biệt nhất, vì thông qua không gian thiên nhiên ta có thể thấy được sự vận động của cây cỏ, vạn vật, chim thú... đồng thời còn là phông nền cho sự vận động và tính cách, là dấu hiệu phản ánh tâm tư, tình cảm, cảm xúc của con người. Trước thiên nhiên thơ mộng, trữ tình nhân vật chìm đắm vào vẻ đẹp hoang dại nên thơ, nhưng trước thiên nhiên kỳ vĩ chứa đừng sự hiểm nguy của thú dữ, con người như trở nên mạnh mẽ và dũng cảm hơn bao giờ hết.
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một trong những phương diện đặc biệt thể hiện và khám phá chiều sâu ý nghĩa, tư tưởng của nhà văn được gửi gắm trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật là sự sáng tạo của nhà văn, thời gian nghệ thuật vô cùng đa dạng, mỗi nhà văn đều có cách thể hiện, lý giải và phân loại riêng. Theo GS Trần Đình Sử, thời gian nghệ thuật gồm hai loại: Thời gian trần thuật và thời gian