Nghiên cứu khai thác các giá trị văn học cổ truyền qua các làn điệu, câu ca

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 42 - 45)

Chương 2: MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỪ 1986 ĐẾN NAY

2.1. Văn học DTTS miền núi phía Bắc - Những nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa

2.1.2. Nghiên cứu khai thác các giá trị văn học cổ truyền qua các làn điệu, câu ca

Những công trình nghiên cứu về những giá trị văn hóa cổ truyền DTTS miền núi phía Bắc qua những làn điệu, câu ca đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa tộc người chủ yếu xuất hiện dưới hình thức các Luận văn Thạc sỹ và xoay quanh vấn đề cơ bản như:

nghiên cứu về các giá trị văn học cổ truyền của một dân tộc cụ thể, những làn điệu hát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

độc đáo trong dịp tết, lễ hội hoặc những làn trống trong tang lễ ma chay của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc. Những nghiên cứu xoay quanh vấn đề văn hóa dân tộc trên đều có ý nghĩa to lớn trong việc nhằm lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Có thể kể tên một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Trần Thị Ngọc Bích (2018), Nghiên cứu các giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái, Hoàng Phương Dung (2010), Những khúc hát lễ hội nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng, Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật, Hoàng Nguyệt Ánh (2010), Lượn trống trong tang lễ của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang, Đàm Thùy Linh (2009), Hát quan lang của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn hóa dân gian, Hoàng Minh Nguyệt (2009), Hát iếu của người Tày ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật, Ngọc Hải Anh (2014), Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn,Đặng Duy Thắng (2013), Hát ru và những nghi lễ đầu đời cho trẻ nhỏ của người Thái huyện Sộp Cộp tỉnh Sơn La, Nguyễn Thị Phương Thủy (2013), Hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương Thị Minh ở Thái Nguyên... Nghiên cứu về những làn điệu, khúc hát trong những dịp lễ tết, hội hè, những câu ca đậm chất trữ tình và nồng ấm trong lời hát ru con ngủ của đồng bào miền núi, những âm thanh của lượn trống trong đám tang của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có ý nghĩa thiết thực góp phần cho sự phát triển của khuynh hướng nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa, cũng như tô điểm thêm những nét đẹp của văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bởi lẽ

“Trong văn hóa tinh thần của một tộc người thì lễ hội là hình thức văn hóa truyền thống có quy mô lớn nhất, đồng thời là nơi lưu giữ và thể hiện đậm nét nhất bản sắc văn hóa tinh thần của tộc người đó” [41,tr51]. Thông qua các nghiên cứu về lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS mà các giá trị cốt lõi của văn hóa cũng như văn học DTTS được thể hiện rõ nét và đầy đủ nhất, hoạt động lẽ hội ghi dấu ấn trong trí nhớ con người một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, thông qua những nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống lễ hội nhằm lưu giữ, bảo tồn cũng như thúc đẩy sự phát triển của văn hóa truyền thống Việt Nam. Các nghiên cứu xoay những vấn đề cốt lõi trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người DTTS miền núi phía Bắc thông qua các lễ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hội nhằm bảo tồn và lưu giữ các nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc, những điệu hát đặc sắc và thu hút của đồng bào các dân tộc ít người như: Tày, Nùng, Sán Chỉ,...được ngân nga trong lời ru con ngủ hay trong những dịp lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa độc đáo và cần được lưu giữ phát triển trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Ví như dân tộc Tày miền núi phía Bắc, nét đẹp văn hóa của họ được biểu hiện qua trang phục giản dị, những làn điệu Then hòa cùng âm thanh của đàn Tính tạo nên một bản hòa ca rộn ràng đậm chất văn hóa truyền thống. Ngoài hát Then và chơi đàn tính, người Tày miền núi phía Bắc còn lưu giữ và thể hiện những làn điệu ca hát độc đáo, mới lạ trong các dịp lễ hội như: Hát quan lang, hát lượn, hát iếu,..., những điệu hát Xắng Cọ mượt mà và hấp dẫn của dân tộc Sán Chỉ, những lời hát ru nhẹ nhàng mà sâu sắc, tinh tế trong nghi lễ đầu đời cho trẻ nhỏ của đồng bào các DTTS ở Sơn La được thể hiện lần lượt qua các giai đoạn như: Ra cữ (giai đoạn trẻ nhỏ trong bụng mẹ), Păn chư nháu (lễ đặt tên), nhập tổ tiên (nghi lễ đầy tháng)... tất cả tạo nên nét vẽ hoàn chỉnh cho vấn đề nghiên cứu bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Các câu ca, làn điệu hát đặc sắc và mang đậm nét văn hóa của người dân tộc miền núi chủ yếu thể hiện những khát vọng, những mong muốn cuộc sống no đủ, tốt đẹp, hạnh phúc của người DTTS miền núi phía Bắc trong cuộc sống đời thường hay những khát vọng mãnh liệt và cháy bỏng trong tình yêu nam nữ. Bên cạnh đó, những bài hát còn ca ngợi cuộc sống, con người, thiên nhiên quê hương đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ, ca ngợi Cách mạng và những câu ca hân hoan, vui sướng trong niềm độc lập, tự do của dân tộc. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy, phần nhiều những công trình nghiên cứu, lý luận phê bình đều quan tâm đặc biệt đến ca ngợi lối ứng xử tốt đẹp của con người đối với cuộc sống, với tình yêu, với con người, ca ngợi tình yêu thiên nhiên núi rừng bởi lẽ “Nhân loại coi trọng ứng xử như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức.

Cách ứng xử là nền tảng văn hóa, là vẻ đẹp cao sang của tâm hồn. Hành vi ứng xử của con người là thước đo trình độ văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng” [21; tr61].

Đàm Thùy Linh trong nghiên cứu về hát quan lang của người Tày ở Thạch An - Cao bằng đã khám phá ra nét văn hóa ứng xử đẹp của người Tày được thể hiện khéo léo thông qua điệu hát quan lang nhẹ nhàng mà sâu sắc “Lòng mến khách của người Tày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ở Thạch An - Cao Bằng đã toát lên trong hầu khắp các bài hát đám cưới từ những bài ca xin rải chiếu đến bài ca mời rượu đủ biết tấm lòng của chủ đối với khách đậm đà và chí tình biết bao” [34; tr55]. Người dân tộc thiểu số có cách sống bao dung, yêu thương giữa người với người. Họ hiếu khách và trân quý những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống, đặc biệt họ quan tâm đến lối ứng xử hàng ngày và trong mọi mối quan hệ xã hội. Bên cạnh lối ứng xử văn hóa giữa con người với con người, ứng xử với thiên nhiên núi rừng trong làn điệu hát truyền thống dân tộc cũng được giới nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Đồng bào DTTS miền núi phía Bắc sống hòa mình vào thiên nhiên, núi rừng, do đặc thù địa bàn cư trú đã tạo nên những tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu những sự chuyển động của vạn vật chim muông, cây cỏ, hoa lá. Chẳng những mà hình ảnh núi rừng, hoa lá được nhắc đi nhắc lại trong những điệu hát lượn trong các dịp lễ hội của dân tộc Tày qua công trình nghiên cứu của Hoàng Phương Dung “Những bông hoa rừng bé nhỏ bình dị, đã bao tháng năm lặng lẽ nở bên cuộc đời người dân Tày, nay đi vào trang thơ của họ. Đó là bông hoa loỏng ngát dịu, hoa ngâu thoang thoảng, hoa bưa, hoa mận trắng ngần với cánh mỏng manh hòa trộn trong sắc rực lửa của hoa gạo, hoa vuông...Tất cả hoa bốn mùa, hoa ở mọi chốn đã về trong câu hát Lượn Hai, khiến lời thơ trở nên ngạt ngào hương thơm, rực rỡ sắc màu” [11; tr52].

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)