Lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại khu vực miền núi phía Bắc từ năm 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 25 - 30)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.2. Lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

1.2.2. Lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại khu vực miền núi phía Bắc từ năm 1986 đến nay

Cùng với sự vận động và phát triển mạnh mẽ, phong phú của bộ phận văn học DTTS Việt Nam hiện đại, hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình của nền văn học này cũng đã được hình thành và phát triển khá nhanh chóng. Mặc dù thời gian hình thành và phát triển của nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS Việt Nam khá muộn nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

bộ phận này vẫn đạt được những thành công đáng kể với sự đánh giá, thẩm định kịp thời và có cơ sở khoa học về văn chương DTTS. Nhằm mục đích thúc đẩy và định hướng cho văn học DTTS Việt Nam hiện đại phát triển nhanh và đúng hướng.

Lý luận, phê bình về văn học DTTS được đặt dấu mốc đầu tiên từ nghiên cứu, lý luận phê bình của Nông Quốc Chấn với bài Kể ít chuyện làm thơ xuất hiện vào năm 1957. Đặc biệt là từ sau năm 1986, lý luận phê bình về văn học DTTS trở nên sôi nổi và phát triển mạnh mẽ với khá đông đảo đội ngũ vừa sáng tác văn học vừa nghiên cứu phê bình. Những nghiên cứu lý luận phê bình kịp thời đưa ra lý giải và nhận định sự phức tạp trong cuộc sống con người thời đại mới trong các sáng tác văn chương. Với việc vừa sáng tác văn học nghệ thuật, và thực hiện hoạt động nghiên cứu lý luận phê bình họ đã cho ra mắt nhiều những nghiên cứu lý luận phê bình có chất lượng và số lượng người viết lý luận có chuyên môn ngày càng tăng lên, bởi họ có cách cảm nhận tinh tế và sâu sắc hơn về những sáng tác văn học DTTS nên những sản phẩm phê bình cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật. Hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS diễn ra trong bầu không khí sục sôi nhiệt huyết dưới đủ mọi hình thức. Minh chứng cho sự sôi nổi và mãnh mẽ đó là những bài nghiên cứu, bài viết được dần đăng trên các trang tạp chí, các trang báo đầu ngành, tạp chí địa phương hay những bài tham luận trong các cuộc hội thảo, hội nghị. Đó là những khoảng không gian dành riêng cho giới văn nghệ sỹ, những người viết nghiên cứu, lý luận phê bình bày tỏ quan điểm của bản thân mình trong quá trình sáng tác văn học DTTS miền núi phía Bắc. Bên cạnh những bài tham luận, những bài báo được đăng lẻ trên các trang tạp chí, trong sự phát triển chung của bức tranh nghiên cứu về văn học DTTS Việt Nam hiện đại vốn đa dạng và phong phú này là sự xuất hiện của hàng chục cuốn sách nghiên cứu, phê bình văn học DTTS tiêu biểu như: Nhà nghiên cứu, phê bình về văn học DTTS Lâm Tiến với các công trình tiêu biểu như Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995), Về một mảng văn học dân tộc (1999), Văn học và miền núi (2002) và Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số (2011). Với sự lao động miệt mài, tâm huyết cùng lòng yêu mến sâu sắc với cuộc sống đồng bào DTTS và đặc biệt là niềm say mê mãnh liệt với văn học DTTS Lâm Tiến đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của bộ phận nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc. Lâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tiến được giới nghiên cứu đánh giá là một trong những nhà nghiên cứu người DTTS có thành tích đóng góp to lớn cho sự phát triển của bộ phận nghiên cứu lý luận phê bình về văn học DTTS. Ngoài ra, nghiên cứu lý luận phê bình về văn học DTTS còn là sự ghi nhận của một số tác giả vừa sáng tác vừa viết nghiên cứu, lý luận phê bình và đật được nhiều thành tích đáng kể tiêu biểu như Hoàng An với 3 tập sách có tên chung Nét đẹp trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc với lần lượt tiêu đề của từng tập: Một vùng thơ văn của đất nước (Tập 1 - 1999), Hương sắc núi rừng (Tập 2 - 2003) và Hương rừng (Tập 3 - 2008). Những nghiên cứu này đã giúp Hoàng An giành được một số giải của Trung ương cũng như địa phương như: Giải thưởng Hội văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam, Giải thưởng Hoàng Văn Thụ của tỉnh Lạng Sơn (5 năm 1 lần), Giải nhất cuộc thi thơ về đề tài biên phòng,... và một số giải thương cao quý khác. Bên cạnh đó, lý luận phê bình về văn học DTTS còn có sự đóng góp đặc sắc của một số tác giả tiêu biểu khác như: Mã A Lềnh với bốn tập tiểu luận Tần ngần đứng trước văn chương (1998), Suối nguồn vẫn chảy hồn nhiên (2007), Dân tộc miền núi và đời sống văn chương (2012), Những người tôi đã gặp trên đường (2013), Hoàng Quảng Uyên với tiểu luận chân dung văn học Một mình trong cõi thơ (2000), Vương Anh với Núi mọc trong gương - Thơ của các dân tộc thiểu số, Ma Trường Nguyên với ba cuốn sách tiêu biểu: Hiện đại mà dân tộc (2010), Trên cánh đồng chữ nghĩa (2011), Các nhà văn nói về nghề (2013) hay Lò Ngân Sủn với 4 tập Hoa văn thổ cẩm. Hoàng Quảng Uyên cho ra đời 3 cuốn sách nghiên cứu, phê bình văn học như: Một mình trong cõi thơ (2000), Đi tìm nhật kí trong tù (Tập 1, tập 2 - 2010). Có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt tới văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong hơn bốn mươi năm qua, các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình DTTS không ngừng khám phá, đánh giá và thẩm định về văn chương DTTS nhằm thúc đẩy và định hướng sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của bộ phận sáng tác văn học DTTS.

Nếu như lý luận phê bình về văn học DTTS có sự đóng góp của những văn nghệ sỹ DTTS vừa sáng tác vừa viết lý luận phê bình thì mảng đề tài về DTTS đang dần trở thành mảnh đất màu mỡ, là một đối tượng nghiên cứu hứa hẹn nhiều giá tiềm ẩn, thu hút sự chú ý của nhiều nhà viết nghiên cứu, lý luận phê bình của người Kinh tham gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tiêu biểu như: Vũ Tuấn Anh (2004) với nghiên cứu Truyện thơ Tày, nguồn gốc quá trình phát triển và thi pháp thể loại; Trần Thị Việt Trung với nhiều công trình nghiên cứu mang tính chuyên nghiệp cao trong cách đánh giá và phê bình như: Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (2010), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - một số đặc điểm (2011 - đồng chủ biên), Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đai - Diện mạo và đặc điểm (2013 - chủ biên), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam - truyền thống và hiện đại (2014 - đồng chủ biên) và cuốn sách nghiên cứu, phê bình mang tính chuyên nghiệp và cách đánh giá sâu sắc, với sự nghiên cứu nghiêm túc và đầy tâm huyết của tác giả Trần Thị Việt Trung Nghiên cứu, phê bình về văn học dân tộc thiểu số (2016). Đào Thủy Nguyên, Dương Thu Hằng (2014), Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam; Nguyễn Đức Hạnh với cuốn Văn học địa phương miền núi phía Bắc, Đỗ Thị Thu Huyền với nhiều bài báo và công trình nghiên cứu về văn học DTTS Việt Nam qua thơ văn của các văn nghệ sĩ DTTS tiểu biểu như: Lò Cao Nhum, Y Phương, Triệu Văn Kim, Mai Liễu, Hoàng Kim Dung, Hoàng Thanh Hương hay những bài viết về thơ ca của một số dân tộc thiểu số tiêu biểu như: Tày, Dao, Nùng.

Ngoài ra, Đỗ Thị Thu Huyền còn dành sự quan tâm đặc biệt tới các sáng tác của nhà văn dân tộc Kinh viết về đề tài dân tộc và miền núi như tác phẩm Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài...

Như vậy, có thể nói: nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS ngày càng khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong dòng chảy của đời sống lý luận, phê bình văn học Việt Nam. Mặc dù hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS còn khá trẻ (mới xuất hiện từ 1957) nhưng cho đến nay đã có sự xuất hiện của khá đông nhà nghiên cứu, lý luận phê bình thuộc các dân tộc khác nhau, mỗi công trình đều mang những ý nghĩa và vai trò riêng. Những công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS thực hiện khá tốt vai trò của mình trong việc thẩm định, đánh giá, nhận xét và kịp thời đưa ra những vấn đề còn tồn đọng trong sáng tác văn học DTTS từ đó đưa văn học DTTS phát triển một cách đúng hướng và góp phần cho sự thành công của văn học DTTS đối với sự phát triển chung của nền văn học Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hiện đại. Và đặc biệt, nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc cũng tạo được dấu ấn riêng của mình trong sự phát triển của nền văn học nước nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tiểu kết chương 1

Văn học dân tộc thiểu số là một bộ phận khăng khít cấu thành của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bộ phận văn học dân tộc thiểu số trong những năm đã qua, trong từng giai đoạn đã góp phần bổ sung tiếng nói mới, đem đến cho nền văn học nước nhà những màu sắc độc đáo, mới lạ tạo nên một bức tranh đa dạng, phong phú của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với sự ra đời của rất nhiều những tác phẩm đặc sắc và có giá trị, ý nghĩa lớn trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Mỗi tác phẩm đều mang một thông điệp và tư tưởng riêng biệt nhưng đều có chung một tinh thần dân tộc sâu sắc, các giá tri bản sắc văn hóa được đề cao và quan tâm trên tất cả các thể loại từ thơ ca đến văn xuôi, kịch. Nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã thực hiện khá tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc đánh giá, bình thẩm về văn học dân tộc thiểu số trên nhiều mặt. Kịp thời khẳng định sự thành công của bộ phận sáng tác văn học cũng như đánh giá những mặt còn hạn chế từ đó định hướng cho văn học dân tộc thiểu số phát triển đúng hướng và đưa bộ phận văn học này lớn mạnh đủ sức hòa chung vào dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)