Chương 2: MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỪ 1986 ĐẾN NAY
2.3. Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc - những nghiên nhìn từ góc độ tổng thuật
2.3.1. Tổng kết các giá trị đặc sắc thông qua nội dung và nghệ thuật của văn học
Các công trình nghiên cứu, lý luận văn học nhìn từ góc độ tổng thuật thường đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát cao với sự khẳng định, khám phá và tổng kết các giá trị đặc sắc của văn học DTTS miền núi phía Bắc thông qua các sáng tác của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
văn học DTTS. Ví như nhóm tác giả Trần Thị Việt Trung và Cao Thị Hảo (2011) với Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - một số đặc điểm đã quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và khái quát về văn học DTTS thời kì hiện đại qua một số đặc điểm nổi bật của Văn xuôi và Thơ ca DTTS trong từng chặng đường phát triển cụ thể và khám phá các giá trị nội dung như: Hiện thực cuộc sống và con người miền núi, đời sống tinh thần phong phú, đa sắc màu văn hóa và thế giới thiên nhiên hoang dã trữ tình (Thơ ca), Hình tượng con người DTTS chân thực, hồn nhiên, hình ảnh quê hương miền núi tươi đẹp, sinh động, độc đáo (Văn xuôi) và các giá trị nghệ thuật như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật (thơ ca), ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc và giọng điệu phong phú với nhiều cung bậc tình cảm (văn xuôi) trong các sáng tác về văn học DTTS miền núi. Cùng xu hướng phát triển nghiên cứu văn học DTTS theo hướng khái quát về nền văn học DTTS theo thể loại và phục dựng lại chặng đường hát triển của văn học DTTS, Cao Thị Thu Hoài trong công trình Nửa thế kỉ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (khoảng từ 1960 đến nay) đã khái quát về chặng đường nửa thế kỷ hình thành và phát triển của văn xuôi miền núi Phía Bắc Việt Nam thông qua các vấn đề thuộc nội dung và nghệ thuật trong văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc, nghiên cứu và mô tả một cách sống động về bối cảnh hiện thực cuộc sống sinh hoạt và phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và hình tượng con người miền núi với những nét đặc trưng riêng biệt trong những sáng tác văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt hiện thực cuộc sống trong sinh hoạt và phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc được thể hiện đậm nét thông qua khung cảnh sinh hoạt đời thường cũng như trong khung cảnh sinh hoạt văn hóa của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc trong văn xuôi và thơ ca được tác giả Cao Thị Thu Hoài nhận định và bình phẩm một cách sâu sắc và giàu cảm xúc, tái hiện một khung cảnh sinh hoạt văn hóa đa dạng, phong phú của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc. Tác giả Cao Thị Thu Hoài đã tìm hiểu nghiên cứu và phát hiện ra những điểm đặc sắc trong khung cảnh sinh hoạt đời thường của đồng bào miền sơn cước trong các tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn như: Cao Duy Sơn, Vi Hồng, Triều Ân, Nông Viết Toại, Ma Trường Nguyên,... cuộc sống sinh hoạt của người DTTS rất đỗi bình dị và đời thường, những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống được trở đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trở lại trên nhiều trang viết của các tác giả tạo nên một bức tranh cuộc sống qua sinh hoạt của đồng bào vùng cao được phản ánh rõ nét và đầy sinh động. Cao Thị Thu Hoài khi nghiên cứu về khung cảnh đời thường của đồng bào miền núi trong các sáng tác của các tác giả văn xuôi cho rằng khi “Người đọc sẽ vô cùng ấn tượng khi bắt gặp những cảnh sinh hoạt thân thuộc vào mỗi buổi chiều, âm thanh cuộc sống lại náo nức vang lên bởi tiếng mõ trâu về bản, tiếng trẻ í ới, tiếng bố mẹ gọi con, hòa lẫn tiếng đòi ăn của gia cầm, bóng áo chàm của người đi nương về thấp thoáng trên những con đường mòn, khói từ các nóc nhà sàn thi nhau cuộn lên... Tất cả âm thanh, hình ảnh ấy trở thành nhịp sống ấm áp lặp đi lặp lại mỗi ngày, cái bình thường tỏa ra chất thơ riêng có trong từng trang văn xuôi” [25; tr.71]. Với những hình ảnh rất đỗi bình dị, những khung cảnh đẹp nên thơ của những buổi chiều tà, bóng tối dần bao phủ tràn dần dưới lưng chừng ngọn núi rồi bất chợt tràn xuống chân những ngọn núi, các hoạt động sinh hoạt của con người buổi chiều tà cũng diễn ra với nhịp độ nhanh dần trước khi mặt trời lặn, bóng tối bao phủ. Lũ trẻ con miền núi bắt đầu lùa những đàn trâu, đàn bò về chuồng hòa trong tiếng sáo ngân nga vang vọng khắp khoảng trời núi đồi. Những âm thanh của vạn vật hòa lẫn với tiếng con người miền núi tạo thành một âm thanh rất đỗi quen thuộc và bình dị của cuộc sống nơi núi rừng. Tất cả được thể hiện rõ nét qua những áng văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc mà Cao Thị Thu Hoài trong nghiên cứu của mình đã khám phá và phát hiện ra. Cùng với cảm hứng miêu tả khung cảnh bình dị nên thơ của con người miền núi. Nhóm tác giả Trần Thị Việt Trung và Cao Thị Hảo cũng phát hiện và chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người miền núi thông qua các sáng tác của các nhà văn nhà thơ DTTS tiêu biểu như: Mã A Lềnh, Pờ Sảo Mìn, Lò Ngân Sủn, Vi Hồng, Ma Trường Nguyên...thông qua các giá trị đặc sắc trên phương diện nội dung cũng như các giá trị nổi bật về nghệ thuật.
Và nếu như Cao Thị Thu Hoài phát hiện và khám phá ra vẻ đẹp bình dị của cuộc sống sinh hoạt đời thường lúc chiều tà của con người miền núi qua các sáng tác văn xuôi DTTS thì nhóm tác giả Trần Thị Việt Trung và Cao Thị Hảo lại khám phá ra khung cảnh sinh hoạt đời thường với màu sắc tươi vui, nhộn nhịp của con người miền núi trong thời đại mới, thời kì cả nước đang thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và miền núi phía Bắc là một địa phận quan trọng trong vấn đề xây dựng và phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
triển đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Trong Đại học đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng nêu rõ: “Công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt đưa miền Bắc từ nền kin tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từ tình trạng kinh tế phân tán và lạc hậu, xây dựng thành nền kinh tế cân đối và hiện đại, làm cho miền Bắc tiến bộ mau chóng, thành cơ sở ngày càng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà” [3]. Thực hiện chỉ đạo của Đại hội Đảng, các nhà văn, nhà thơ DTTS miền núi phía Bắc tích cực sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật hướng về đại chúng, vẽ lên một bức tranh lao động sản xuất xây dựng một xã hội mới phát triển và văn minh thông qua các áng văn xuôi mộc mạc mà rất đỗi bình dị, hay qua những vần thơ ca chân thực mà giàu chất trữ tình. Khám phá ra những nét chung và điểm độc đáo trong các sáng tác của đội ngũ văn nghệ sĩ DTTS miền núi phía Bắc, nhóm tác giả Trần Thị Việt Trung và Cao Thị Hảo cho rằng “Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thực sự là một cuộc đổi mới vĩ đại của đồng bào DTTS. Quê hương miền núi thật giàu đẹp với rừng vàng, núi bạc, với nguồn kháng sản phong phú: sắt, quặng, bạc, vàng...; sự no ấm hiện lên trong cuộc sống hăng say lao động của con người vùng cao (đánh cá, hái ngô...); quê hương đã thực sự thay da đổi thịt, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.... Các nhà thơ say sưa ca ngợi cuộc sống mới trên quê hương Việt Bắc - cuộc đổi đời thứ hai của đồng bào các dân tộc sau Cách mạng tháng Tám.
Khung cảnh lao động mới có sự cơ giới hóa, có hợp tác xã hóa, có khoa học kỹ thuật tiên tiến đang hàng ngày diễn ra ở vùng nông thôn miền núi thật sinh động, đầy hào sảng” [61; tr.193]. Bên cạnh những điểm độc đáo trong nghiên cứu về cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người miền núi trong văn học thông qua khung cảnh đời thường và khung cảnh sinh hoạt văn hóa truyền thống. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo cũng đặc biệt quan tâm nghiên cứu tổng thuật và đưa ra những nhận xét, lý luận phê bình về các tác phẩm, tác giả văn học DTTS và các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình DTTS như: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Vi Hồng.... Mặc khác, điểm đáng chú ý trong công trình nghiên cứu Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại -một số đặc điểm đã chỉ ra thực trạng đáng lo ngại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
của vấn đề tiếp cận văn học DTTS trong các trường phổ thông: “Văn học DTTS hiện nay vẫn là kẻ ngoại đạo trong đời sống văn học dân tộc bởi sự đưa vào rất hạn chế trong chương trình giáo dục cơ bản của các cấp học phổ thông ở nước ta”. [61; tr418 - 419]. Từ đó, công trình đưa ra những thách thức lớn đối với vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc đặc biệt là văn học nghệ thuật các DTTS.