Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 80 - 85)

Chương 3: KHẢ NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VỀ VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.2. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước

Văn học nghệ thuật trong mọi thời kỳ luôn là lĩnh vực rất quan trọng, nhạy cảm và được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu trong việc thể hiện khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ của con người trong đời sống. Văn học nghệ thuật là nguồn lực to lớn và trực tiếp góp phần vào xây dựng nền tảng tinh thần xã hội và sự phát triển toàn diện của con người. Song hành với đó, hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình cũng được đề cao vai trò và vị trí của mình trong nền văn học nước nhà. Đặc biệt, nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cũng để lại những dấu ấn riêng biệt và mới mẻ trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc là quá trình tự ý thức của văn học nghệ thuật. Do đó, công tác lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số vừa là quá trình để thấu hiểu, đồng cảm, đồng hành với bộ phận sáng tác văn chương nghệ thuật, cũng vừa là sự thẩm định, đánh giá lý giải cho sự sáng tạo của văn học.

Đồng thời, lý luận phê bình còn định hướng văn học nghệ thuật phát triển theo đúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hướng, dự báo xu hướng vận động của văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong thời kỳ mới.

Nhận định rõ vai trò và sự quan trọng của nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối chỉ đạo cụ thể cho sự phát triển của văn học nghệ thuật DTTS nói chung và thúc đẩy, khuyến khích hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình thực hiện đúng vai trò và sứ mệnh của mình trên thời đại mới.Trong những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng đến vấn đề đầu tư chi phí để đặt hàng những công trình nghiên cứu, lý luận phê bình văn học DTTS, mặc dù chi phí dành cho nghiên cứu phê bình không lớn nhưng bước đầu thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số được diễn ra trong không gian mở rộng. Không chỉ là những công trình nghiên cứu tự phát từ một số tác giả nghiên cứu lý luận say mê mảng nghiên cứu về DTTS, do chính sách ưu đãi và đường lối chỉ đạo sáng suốt và kịp thời của Đảng. Hiện nay, hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS diễn ra đa dạng ở rộng khắp trong các Viện nghiên cứu khoa học, trong nhà trường, các nhà xuất bản, cộng đồng mạng, các blog cá nhân... có thể thấy, hoạt động nghiên cứu diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy vậy, dù là xuất hiện dưới hình thức như thế nào thì cũng là sự tô điểm đa màu sắc cho sự phát triển của hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc nói chung. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ.

Do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử riêng của mình, mỗi dân tộc đều có những nét đẹp văn hóa truyền thống cần được lưu giữ và phát triển trong thời đại mới với nhiều sự tác động trái chiều của xã hội kinh tế thị trường hiện nay. Đảng và Nhà nước ta còn đặc biệt quan tâm tới vấn đề nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, văn học truyền thống từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc. Có thể kể tên những đề án mới của Đảng và Nhà nước nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa ,di sản dân tộc và thúc đẩy quá trình nghiên cứu lý luận phê bình như: Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05/08/2016) nhằm giới thiệu, quảng bá chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng hệ thống dữ liệu, sáng tạo, xuất bản, phát hành và quảng bá các công trình văn học nghệ thuật về các DTTS Việt Nam dưới dạng sách in, sách điện tử (ebook), sách 3D, phim tài liệu, phim chuyên đề và hệ thống thư viện số. Ngoài ra, dự án Những giải pháp cấp bách về bảo tồn và phát huy các giá trị văn học cổ truyền của dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển của Ủy ban dân tộc (phê duyệt 16/06/2017) với mục tiêu đề xuất định hướng giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn học cổ truyền Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Từ đó, tiếp tục tạo không gian thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, lý luận phê bình văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ về phát triển bảo tồn văn hóa, văn học dân tộc thiểu số cũng như thúc đẩy hoạt động lý luận phê bình không chỉ được quan tâm với những đề án cấp quốc gia mà còn được quan tâm ở nhiều phương diện khác nhau trong thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa với tính dân chủ được đặt lên hàng đầu. Trong đó, Đảng ta đã có những chính sách đặc biệt về việc xuất bản, in ấn và phát hành những cuốn sách về đề tài dân tộc và miền núi cũng như những nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc cũng được quan tâm và in ấn nhằm phát hành rộng khắp thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của công tác nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ những năm đầu thế kỷ XXI trở lại đây, với chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các nhà xuất bản đã cho ra đời hàng trăm cuốn sách, cuốn nghiên cứu phê bình về đề tài dân tộc và miền núi với nội dung phản ánh những nét đẹp truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng. Những cuốn sách được xuất bản có đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước thời kỳ mới. Trong những năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của nhiều những cuốn sách sưu tầm, biên soạn những tác phẩm thuộc về nền văn học cổ hay những tác phẩm thuộc về nền văn học hiện đại DTTS miền núi phía Bắc phối hợp với các Nhà xuất bản trong nước tổ chức in ấn và phát hành. Bên cạnh đó, còn là những cuốn sách chuyên khảo đặc biệt do Nhà nước đặt hàng với các Viện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nghiên cứu, các nhà xuất bản. Đảng và Nhà nước nhận thức một cách sâu sắc về vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc nên đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề xuất bản, in ấn những cuốn sách và tài liệu về dân tộc và miền núi. Trong nhiều năm qua với các chính sách hỗ trợ đối với một số loại sách, trong đó sách về văn học DTTS thiểu số miền núi nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước trên cơ sở đó đã tạo điều kiện cho những nhà xuất bản in ấn và phát hành hàng trăm cuốn sách về đề tài DTTS của đồng bào miền núi nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời lưu giữ và bảo tồn các nét đẹp văn hóa của DTTS Việt Nam thông qua ngôn ngữ, chữ viết hay đời sống văn hóa, văn học. Vai trò của các nhà xuất bản được đẩy mạnh khi tổng hợp và in ấn như, những cuốn sách nghiên cứu, đánh giá và tổng hợp văn học của các đồng bào DTTS từ văn học cổ truyền đến văn học hiện đại như: Tuyển tập truyện thơ, dân ca, vè, câu đố,...của đồng bào DTTS như: Tày, Nùng, Mông, Thái, Dao,... Một số cuốn sách được xuất bản và in ấn phát hành của một số Nhà xuất bản trong cả nước như:

Truyện cổ xứ Lạng, Nguyễn Huy Bắc (sưu tầm, biên soạn); Nguyễn Văn Hòa (2011), Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam; Nguyễn Thị Minh Thu (2016), Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc diện mạo và giá trị; Đỗ Quang Tụ (2010), Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam; Phan Kiến Giang (2010), Thành ngữ dân tộc Thái ( Việt - Thái); Đàm Thu Uyên (2011), Phong tục, tín ngưỡng và tôn giáo dân tộc Tày ở Cao Bằng; Vân Trung - Mai Liễu - Đức Hạnh (2012), Việt Bắc - trái tim hồng (tập 1,2), ...Những cuốn sách, những công trình nghiên cứu đã được công bố, in ấn và phát hành thực sự đã có những đóng góp quan trọng và cần thiết vào việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công của chính sách hỗ trợ chi phí xuất bản, sưu tầm và in ấn những cuốn sách nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số, còn là những mặt hạn chế nhất định do nhiều lý do đem lại, trong đó vấn đề về nguồn chi phí luôn là vấn đề quan trọng và băn khoăn nhất trong công tác xuất bản và in ấn các loại sách về chủ đề dân tộc và miền núi hiện nay.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc. Các Nhà xuất bản còn quan tâm in ấn những cuốn sách về văn học theo hình thức song ngữ (chữ dân tộc thiểu số - chữ quốc ngữ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Như đã biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói, chữ viết và tư duy thưởng thức văn học nghệ thuật khác nhau. Chính về thế, các cuốn sách được in ấn dưới hình thức song ngữ có vai trò quan trọng cho việc nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS được đầy đủ và thấu đáo hơn, sát sao cũng như tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc có những đánh giá, thẩm định một cách chính xác và khách quan hơn về những thành công của bộ phận sáng tác văn học thuộc các dân tộc thiểu số khác nhau. Ví như nếu không hiểu hết được văn hóa truyền thống cũng như ngôn ngữ, văn học nghệ thuật của một dân tộc thiểu số cụ thể nào đó. Chúng ta sẽ không có cái nhìn nhận khách quan và chính xác về những vấn đề xoay quanh dân tộc họ. Những công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc dưới góc nhìn văn hóa, dưới góc nhìn bản thể nghệ thuật hay dưới góc nhìn tổng thuật sẽ không thể làm tròn xứ mệnh và trách nhiệm của mình trong nghiên cứu phê bình về những thành công cũng như thiếu xót của văn học nghệ thuật DTTS nếu như không có tri thức, không có am hiểu gì về ngôn ngữ, chữ viết hay bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện trong văn học của dân tộc họ. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và chú trọng đặt hàng, chỉ đạo cũng như đầu tư nguồn chi phí cho các nhà xuất bản để sưu tầm và in ấn những cuốn sách dưới hình thức song ngữ. Một mặt, nhằm bảo tồn và lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số Việt Nam về mặc ngôn ngữ và chữ viết. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình có cơ hội tiếp cận sâu hơn nữa về văn học cổ truyền các DTTS từ đó thúc đẩy quá trình nghiên cứu lý luận phát triển đúng hướng và có những đánh giá, thẩm định chính xác và khách quan hơn.

Có thể thấy, thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước cũng đã tạo ra không ít những khả năng và thời cơ lớn cho sự phát triển của văn học nghệ thuật cũng như sự phát triển của bộ phận nghiên cứu lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc. Trong đó, sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước là những bước đệm quan trọng cho sự phát triển của lý luận phê bình trong hiện tại và tương lai. Hướng tới sự xuất hiện của nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nữa nhằm tô điểm lên bức tranh nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc vốn đa dạng và phong phú này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chúng tôi hy vọng rằng với nhận định của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ 2016 - 2021) về sự đa dạng của khuynh hướng nghiên cứu phê bình văn học “Thực tiễn sáng tạo văn học, nghệ thuật và thực tiễn lý luận, phê bình văn học nghệ thuật vẫn tiếp tục vận động theo chiều hướng phong phú, đa dạng và nhiều khuynh hướng” [19]. Trong tương lai, không chỉ có sự xuất hiện và phát triển của 3 khuynh hướng nghiên cứu: Góc độ văn hóa, góc độ bản thể nghệ thuật hay nghiên cứu nhìn độ góc độ tổng thuật mà là sự phát triển đa dạng, phong phú hơn nữa của nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc. Nhằm đưa bộ phận nghiên cứu lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc nói riêng và bộ phận nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS Việt Nam nói chung khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trong nền văn học nước nhà.

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)