Chương 3: KHẢ NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VỀ VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
3.2.2. Sự phát triển mất cân đối giữa các hướng nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Sự nở rộ của văn học dân tộc thiểu số đặc biệt là văn học DTTS khu vực miền núi phía Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự ra đời và phát triển của bộ phận nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cứu, lý luận phê bình. Những công trình nghiên cứu, phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc được nghiên cứu, phát triển và triển khai theo nhiều lối phê bình khác nhau tạo nên một bức tranh nghiên cứu, lý luận phê bình đa màu sắc và phong phú hơn. Có thể thấy, trong hơn 30 năm qua, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc không ngừng nâng cao về chất lượng và số lượng. Ngày càng dần xuất hiện những công trình nghiên cứu mang tầm quy mô lớn, lối nghiên cứu chuyên nghiệp và lý giải các vấn đề một cách khoa học và chi tiết hơn. Đặc biệt, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc đa dạng trong lối viết và khuynh hướng nghiên cứu. Nếu như trước đây, lý luận phê bình đề cao và chú trọng vào việc đánh giá, thẩm định các giá trị về nội dung văn học thì đến nay, các vấn đề thuộc mặt hình thức nghệ thuật cũng đang dần nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn.
Như chúng tôi đã phân tích và trình bày khá rõ nét bức tranh của nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đa dạng và nhiều màu sắc nổi bật ở nội dung của Chương 2. Chúng ta có thể thấy, nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc được quan tâm nghiên cứu từ rất nhiều khía cạnh khác nhau. Xuất hiện nhiều những công trình đi sâu khám phá các giá trị về nội dung đặc sắc có trong tác phẩm văn học như hiện thực cuộc sống con người miền núi, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc được thể hiện qua trang phục, đầu tóc, cách ăn ở, cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người miền núi mang đậm bản sắc tộc người, những công trình nghiên cứu này được xếp vào hướng nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa. Bên cạnh những công trình lựa chọn điểm nhìn là văn hóa dân tộc làm đối tượng nghiên cứu của mình thì nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc còn dần xuất hiện những công trình đi sâu vào khám phá các giá trị về mặt hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Hầu hết các nghiên cứu này đều xoay quanh khai thác các vấn đề từ ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu, nhân vật đến không gian và thời gian nghệ thuật của văn học DTTS, với lối nghiên cứu đó chúng tôi xếp vào hướng nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật. Ngoài ra, hơn 10 năm trở lại đây, ta có thể thấy sự xuất hiện của lối nghiên cứu, phê bình dưới góc độ tổng thuật, đây là lối nghiên cứu mới mẻ và được coi là khuynh hướng nghiên cứu cần nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả từ giới chuyên môn cũng như sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước về mặt hỗ trợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
chi phí cho các cá nhân, các cơ quan, đoàn thể, các Viện nghiên cứu có điều kiện thuận lợi để tiến hành nghiên cứu lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc một cách bao quát và toàn diện nhất.
Thực trạng cho thấy, hiện nay giữa các khuynh hướng nghiên cứu đang có dấu hiện của sự phát triển mất cân đối. Giữa các hướng nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn từ số lượng đến chất lượng các công trình nghiên cứu đã được công bố. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc dưới góc nhìn văn hóa được quan tâm nhiều hơn cả. Số lượng những nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa lần lượt xuất hiện dày đặc và trở thành lối nghiên cứu trọng tâm và thu hút được đông đảo sự quan tâm nghiên cứu từ giới chuyên môn. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có trên dưới 300 công trình lớn nhỏ, các bài báo nghiên cứu, lý luận phê bình dưới góc nhìn văn hóa được công bố. Các công trình nghiên cứu dưới góc độ này chủ yếu đi vào khám phá và khai thác các giá trị đặc sắc về mặt nội dung dưới góc nhìn văn hóa dân tộc thiểu số. Công trình được quan tâm nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ở mọi cấp độ từ nhỏ đến lớn. Nghiên cứu dưới góc độ văn hóa được quan tâm nghiên cứu từ những vấn đề xoay quanh cuộc sống hàng ngày của con người như cách ăn mặc, phong tục tập quán đặc sắc thể hiện qua các dịp hội hè, lễ tết, các bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện đậm đà thông qua phong tục tập quán như cưới xin, ma chay của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc đến những vấn đề mang tầm vóc lớn hơn trong đó mang sứ mệnh và vai trò to lớn cho sự truyền bá cũng như bảo tồn các nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số. Trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây, các nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa được quan tâm từ những dự án cấp nhà nước, những nghiên cứu mang tầm vóc lớn, quy mô của đội ngũ các cán bộ, giảng viên thuộc các Đại học trong cả nước, đặc biệt là những nghiên cứu chuyên sâu của cán bộ, giảng viên thuộc khu vực Đại học Thái Nguyên. Đại học Thái Nguyên được coi là Đại học vùng và được đánh giá là trường Đại học hàng đầu trong cả nước về sự phát triển của nghiên cứu về lĩnh vực văn học DTTS Việt Nam. Có thể kể tên một vài công trình nghiên cứu lớn dưới góc độ văn hóa của cán bộ, giảng viên Đại học Thái Nguyên: Trần Thị Việt Trung (2010 - chủ biên), Bản sắc dân tộc trong thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại; Đào Thủy Nguyên, Dương Thu Hằng (2014), Bản sắc dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam. Ngoài ra, những nghiên cứu phê bình dưới góc nhìn văn hóa còn được thể hiện phần lớn dưới dạng các Luận án Tiến sỹ, Luận văn Thạc sỹ thuộc các trường Đại học, tiêu biểu là Đại học Thái Nguyên như: Luận án Tiến sĩ Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày hiện đại của tác giả Hà Anh Tuấn (2015); Nguyễn Kiến Thọ (2012), Thơ ca dân tộc HMông - từ truyền thống đến hiện đại; Nguyễn Thị Thu Huyền (2009) với công trình Bản sắc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn; Lê Thị Hồng Trang (2016), Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh; Bàn Thị Quỳnh Giao (2010), Bản sắc văn hóa Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn; Phạm Thế Thành (2005), Bản sắc Tày trong thơ Nông Quốc Chấn; Nguyễn Thị Bích Dậu (2014), Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh; La Thúy Vân (2011) Bản sắc văn hóa dân tộc trong những sáng tác của Cao Duy Sơn… Nguyễn Thị Huyền Anh (2018), Bản sắc dân tộc trong thơ Ma Trường Nguyên; Hoàng Thị Minh Phương (2011) Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng; Hà Thị Liễu (2004), Ảnh hưởng của văn học dân gian trong truyện ngắn Vi Hồng; Hoàng Văn Huyên (2013), Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng; Nguyễn Thị Thu Hòa (2018), Truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa; Cao Thành Dũng (2013), Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa; Hoàng Thị Vi (2009), Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân; Tăng Thanh Phương (2018) Biểu tượng văn hóa trong thơ ca Mông Hà Giang; Trần Thị Ngọc Bích (2018), Nghiên cứu các giá trị văn học cổ truyền của truyện kể dân tộc Thái; Hoàng Phương Dung (2010), Những khúc hát lễ hội nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng; Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Hát Xắng Cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật; Hoàng Nguyệt Ánh (2010), Lượn trống trong tang lễ của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang;
Đàm Thùy Linh (2009), Hát quan lang của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn hóa dân gian; Hoàng Minh Nguyệt (2009), Hát iếu của người Tày ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật; Ngọc Hải Anh (2014), Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn; Đặng Duy Thắng (2013), Hát ru và những nghi lễ đầu đời cho trẻ nhỏ của người Thái huyện Sộp Cộp tỉnh Sơn La; Nguyễn Thị Phương Thủy (2013), Hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương Thị Minh ở Thái Nguyên...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Sự liệt kê phía trên cho thấy sự đa dạng, đa màu sắc trong khuynh hướng nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc dưới góc độ văn hóa. Ta có thể thấy, vấn đề nghiên cứu văn học DTTS dưới góc nhìn văn hóa được quan tâm từ các cấp độ, quan tâm ở mọi khía cạnh và khai thác triệt để ở từng thể loại của văn học DTTS từ văn học dân gian đến văn học đương đại như: truyện thơ, truyện cổ (văn học dân gian cổ truyền) đến những thể loại thuộc nền văn học hiện đại như: thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch... Ngoài ra, nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc còn đặc biệt quan tâm nghiên cứu và bóc tách các giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc thông qua các nghi thức độc đáo riêng biệt của mỗi dân tộc thông qua các lời ca tiếng hát đậm đà bản sắc dân tộc trong các dịp hội hè, lễ tết.
Cũng rất dễ dàng nhận thấy sự quan tâm nhiều hơn cả của Đảng và Nhà nước cũng như giới nghiên cứu chuyên môn cho hướng nghiên cứu này, bởi lẽ, trong thời kỳ hội nhập toàn cầu đang diễn ra trên khắp thế giới thì vấn đề về văn hóa đang là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, chính vì thế việc đầu tư cho những nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa là thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, dẫu rằng trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, vấn đề về văn học được coi là vấn đề trọng tâm trong việc xây dựng xã hội mới nên việc đầu tư cho phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa là cần thiết. Song nhìn nhận lại một cách rõ ràng và công bằng, ta không thể xem nhẹ việc khai thác các giá trị của văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số thông qua mặt hình thức nghệ thuật, các vấn đề thi pháp của văn học.
Thực tế hiện nay cho thấy, các công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc dưới góc độ bản thể nghệ thuật đang dần được quan tâm hơn, dẫu sự phát triển và quan tâm đó chưa thực sự ngang bằng với vấn đề văn hóa những đây cũng là dấu hiệu tích cực cho sự phấn đấu phát triển của khuynh hướng nghiên cứu này nhằm mục đích đi tới sự cân bằng trong các hướng nghiên cứu lý luận, phê bình về văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Có thể thấy khuynh hướng nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật đang dần được quan tâm một cách đúng mực thể hiện qua các công trình đã được công bố: Nguyễn Kiến Thọ (2008), Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại (Từ 1945 đến nay); Trương Hoàng Anh (2017), Truyện ngắn Mã A Lềnh; Bùi Thị Thanh Huyền (2017), Truyện Ngắn Bùi Thị Như Lan;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Phạm Thị Cẩm Anh (2017), Thơ Lò Ngân Sủn; Vũ Ngọc Kim (2013), Đặc điểm tiểu thuyết Ma Trường Nguyên; Thiều Thị Phương Nga (2011), Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng; Trần Thị Vân Anh (2018), Thơ dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỉ XXI; Đinh Minh Hảo (2009), Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn; Nông Thị Thúy Hương (2018), Nhân vật người phụ nữ Mường trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh; Bùi Thu Trà (2011), Hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (khu vực phía Bắc); Lý Thị Thu Phương (2010), Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn; Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng; Mông Thị Bạch Vân (2011), Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày; Ma Thị Ngọc Bích (2004), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vi Hồng; Dương Thị Xuân (2009), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng… Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật trong thời kỳ hội nhập và phát triển mặc dù đang dần có sự quan tâm từ giới nghiên cứu song nó vẫn tồn tại những mặt hạn chế cần phải nhìn nhận và định hướng lại. Các nghiên cứu xoay quanh lột tả và khai thác các giá trị về mặt hình thức nghệ thuật của văn học DTTS miền núi phía Bắc. Thực tế cho thấy, kiến thức về mặt lý luận của các tác giả viết nghiên cứu về vấn đề thi pháp đang gặp một số trở ngại. Ở một bộ phận nhỏ những người viết nghiên cứu phê bình thuộc khuynh hướng này chưa thực sự hiểu và nắm rõ bản chất thực sự của vấn đề thi pháp thuần túy, việc đó tạo nên không ít những khó khăn và cản trở cho sợ phát triển của hướng nghiên cứu này. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, từ thực trạng trên của hướng nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật. Thách thức vô cùng to lớn dược đặt ra cho giới nghiên cứu chuyên môn cũng như Đảng và Nhà nước trong hiện tại và tương lai sẽ có những định hướng và chính sách đúng đắn, cụ thể và hợp lý cho sự phát triển của khuynh hướng bản thể nghệ thuật để từ đó đi đến mục đích thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của bộ phận sáng tác văn học DTTS miền núi phía Bắc nói riêng và tìm kiếm sự phát triển cân đối giữa các khuynh hướng nghiên cứu với nhau.
Nếu như khuynh hướng nghiên cứu dưới góc độ văn hóa nhận được sự quan tâm từ các cấp độ khác nhau của giới chuyên môn cũng như sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước và hướng nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật hiện nay cũng đang dần nhận được sự quan tâm đúng mực thì bên cạnh đó, hướng nghiên cứu, lý luận phê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc nhìn từ góc độ tổng thuật đang là hướng nghiên cứu ít nhận được sự chú ý nhất. Những công trình nghiên cứu dưới góc độ tổng thuật xuất hiện với mật độ thưa thớt, có chăng cũng chỉ là sự xuất hiện của một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Lâm Tiến với bốn cuốn sách lý luận phê bình Văn học các DTTS Việt Nam hiện đại (1995), Về một mảng văn học dân tộc (1999), Văn học và miền núi (2002), Tiếp cận văn học DTTS (2011); Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo (2011), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - Một số đặc điểm, Nxb Đại học Thái Nguyên; Trần Thị Việt Trung (2013), Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại - Diện mạo và đặc điểm, Nxb Đại học Thái Nguyên; Trần Thị Việt Trung (2016), Nghiên cứu, phê bình về văn học dân tộc thiểu số, Nxb Đại học Thái Nguyên; Cao Thị Thu Hoài (2015), Nửa thế kỉ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (khoảng từ 1960 đến nay);
Nguyễn Thị Thanh Tuyền (2012), Lý luận, phê bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại; Hoàng Thị Dung (2009), Văn học Bắc Kạn từ 1945 đến nay; Nguyễn Thị Kiều Giang (2017), Truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000-2015); Hà Bích Ngọc (2016), Văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay... Như đã biết, lối nghiên cứu, phê bình nhìn từ góc độ tổng thuật cho thấy là những công trình mang tầm quy mô lớn, bao quát trọn vẹn quá trình vận động và phát triển của văn học DTTS. Những công trình nghiên cứu trên để thực hiện một cách thuận lợi nhất cần nguồn chi phí rất lớn đồng thời cần có đội ngũ nghiên cứu phê bình chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy chúng ta vẫn còn thiếu về kinh phí hỗ trợ và yếu về mặt đánh giá, nghiên cứu của một vài tác giả viết lý luận phê bình. Một thách thức lớn được đặt ra đối với khuynh hướng nghiên cứu nhìn từ góc độ tổng thuật, các nhà viết lý luận phê bình cần suy nghĩ về vấn đề làm thế nào để đưa hướng nghiên cứu này phát triển hơn nữa, nhằm mục đích dần hướng tới sự phát triển cân đối và ngang bằng so với các hướng còn lại thực sự là một vấn đề đầy trăn trở của hướng nghiên cứu này trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.
Như vậy, để thúc đẩy sự phát triển cân đối giữa các khuynh hướng nghiên cứu, chúng tôi cho rằng; Đảng và Nhà nước, các cấp, các ban ngành, các địa phương cần có những chính sách và định hướng cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các