Chương 2: MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỪ 1986 ĐẾN NAY
2.1. Văn học DTTS miền núi phía Bắc - Những nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa
2.1.1. Nghiên cứu khai thác bản sắc văn hóa thông qua phong tục, tập quán đặc sắc
Những lễ hội, những phong tục tập quán đặc sắc thể hiện rõ những nét văn hóa riêng biệt của từng dân tộc hiện lên trong văn thơ một cách hấp dẫn và đặc sắc. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu về văn học DTTS miền núi phía Bắc tiêu biểu khai thác các giá trị đặc sắc thể hiện qua những phong tục, tập quán đặc sắc như: Bản sắc dân tộc trong thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, 2010 Trần Thị Việt Trung (chủ biên); Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam (Đào Thủy Nguyên, Dương Thu Hằng). Nguyễn Thị Thu Huyền (2009) với công trình Bản sắc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn. Lê Thị Hồng Trang (2016), Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh. Bàn Thị Quỳnh Giao (2010), Bản sắc văn hóa Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn. Phạm Thế Thành (2005), Bản sắc Tày trong thơ Nông Quốc Chấn. Nguyễn Thị Bích Dậu (2014), Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. La Thúy Vân (2011) “Bản sắc văn hóa dân tộc trong những sáng tác của Cao Duy Sơn, Nguyễn Thị Thu Hòa (2018), Truyện ngắn dân tộc thiểu số Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn văn hóa. Hoàng Thị Vi (2009), Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân... Các công trình nghiên cứu về văn học DTTS trên đều quan tâm khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào DTTS miền núi phía thông qua các phong tục, tập quán mới lạ và độc đáo như: Phát hiện và phê bình về những nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc tộc người qua các dịp lễ hội đón xuân, lễ hội cầu mùa màng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
bội thu, phong tục tập quán trong truyền thống hôn nhân, cưới hỏi, phong tục tang lễ người đồng bào DTTS, phong tục chợ phiên, chợ tình...
Ta có thể dễ dàng nhận thấy những bức tranh rực rỡ trong lễ hội dịp Tết của người dân tộc Tày miền núi phía Bắc trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền
“Mỗi năm người Tày có hàng trăm ngày lễ tết, hội hè. Mỗi dịp như thế, con người khắp bản mường lại có cơ hội tụ họp với nhau, vui chơi ca hát... Trong những ngày lễ Tết, hội hè trang phục của người đồng bào cũng khác ngày thường: Khăn áo, vòng bạc...rực rỡ, vui tươi” [30, tr47]. Mỗi dịp xuân về, đồng bào dân tộc Tày nô nức chuẩn bị váy áo, trang sức rực rỡ để đón một năm mới bình an và xua đi những điều không tốt của năm cũ. Họ tụ họp và quân quần bên nhau ca hát vui tươi bên cây đàn tính và ngân nga những giai điệu Then truyền thống của dân tộc họ qua cây đàn Tính độc đáo “Hát dân ca và đánh đàn tính tẩu là hoạt động văn hóa, văn nghệ rất đặc trưng của đồng bào Tày Việt Bắc” [60, tr92]. Ngoài ra, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày còn được thể hiện một cách rõ nét và độc đáo trong công trình nghiên cứu Bản sắc dân tộc trong thơ Ma Trường Nguyên của tác giả Nguyễn Thị Huyền Anh “Người Tày trong dịp Tết thường dựng cây nêu. Khởi nguyên cây nêu được dựng với ý nghĩa trừ ma quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, trừ những điều xấu xa của năm cũ.”
[4, tr71], mỗi năm khi dịp tết đến xuân về, đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt là dân tộc Tày miền núi phía Bắc, họ vẫn giữ được những đặc sắc văn hóa truyền thống của mình. Việc dựng cây nêu trong dịp năm mới đến với họ là đánh dấu một năm với mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, hạnh phúc, ngoài ra cây nêu còn là hình ảnh mang ý nghĩa thiêng liêng của dân tộc Tày vì theo quan niệm từ thời cha ông thì cây nêu là biểu tượng của việc trừ ma quỷ, trừ những điều không may mắn của một năm cũ đã qua, chào đón một năm mới bình an và hạnh phúc. Bên cạnh những lễ hội mùa xuân rực rỡ sắc hoa, váy áo và cả những điệu hát, tiếng đàn ngân vang khắp núi rừng miền núi. Trong khi đó, Hoàng Thị Vi trong công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa trong văn xuôi Triều Ân lại có những phát hiện đặc biệt về truyền thống lễ hội dân gian truyền thống của người Tày và người Dao như thú vui ngày hội đầu năm, mừng xuân, mừng sự đua nở của trăm hoa hay lễ hội ăn mừng thành quả của việc săn bắn thú rừng của người dân tộc Dao miền núi phía Bắc. Tất cả được Hoàng Thị Vi tái hiện sinh động và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đầy màu sắc trong công trình nghiên cứu của mình: “Đối với cư dân miền núi, lễ hội là dịp để mọi người gặp gỡ, làm quen, dốc bầu tâm sự. Trong những ngày hội xuân không thể thiếu các trò chơi dân gian. Người dân tộc vùng cao thường có các trò chơi như tung còn, hát giao duyên, đánh cờ tiên, đánh sảng, kéo co, đẩy gậy... Giữa các dân tộc thiểu số cũng không có ranh giới. Cuộc vui kéo dài trong khung cảnh bình yên, thân thiện và lành mạnh” [69; tr.36]. Trong văn xuôi Triều Ân, những hình ảnh con người dân tộc thiểu số mỗi lúc tết đến xuân về họ lại náo khoác lên mình những bộ váy áo rực rỡ sắc đầy sắc màu để chào đón một năm mới bình an và cầu mùa màng bội thu bằng các trò chơi dân gian truyền thống. Cũng giống như những công trình nghiên cứu về văn học DTTS miền núi phía Bắc về bản sắc văn hóa, công trình nghiên cứu về văn xuôi Triều Ân của Hoàng Thị Vi cũng đặc biệt khám khám phá hình ảnh sống động vì lễ hội của đồng bào DTTS đầu xuân. Và nếu như những công trình trêu đều đặc biệt phát hiện và khám phá các giá trị văn học DTTS của bản sắc văn hóa dân tộc thông qua hình thức lễ hội đầu xuân với đầy đủ các âm thanh khác nhau như: âm thanh của con người náo nước trẩy hội, âm thanh của những làn điệu dân ca, âm thanh của đàn tính tẩu, âm thanh của tiếng khèn réo rắt thì Nguyễn Thị Bích Dậu trong công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh lại phát hiện ra âm thanh độc đáo và vui tươi của lễ hội mùa xuân thông qua tiếng cồng chiêng nhộn nhịp và mang đầy âm sắc cầu bình an và may mắn cho một năm mới bội thu “Đọc những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta như được phiêu du trong lễ hội của người Mường. Đó là không khí lễ hội của những ngày xuân, khắp đất trời đều tưng bừng, rộn rã âm thanh...Cùng với lễ hội thì âm thanh tiếng cồng, tiếng chiêng thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Mường” [10; tr.22]. Và nếu như bản sắc văn hóa tộc người của người dân tộc Mường thể hiện qua lễ hội nhộn nhịp với những nhịp gõ và tiếng cồng, tiếng chiêng rộn ràng trong lễ hội ngày xuân thì trong công trình của Hoàng Thị Minh Phương nghiên cứu về văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Vi Hồng lại miêu tả bức tranh lễ hội đầy màu sắc tươi mới của đồng bào dân tộc Tày miền núi phía Bắc trong lễ hội “Lồng Tồng” đầu xuân năm mới “Lễ hội Lồng Tồng ở Cao Bằng được mở từ giữa tháng Chạp, những năm hội lớn là những năm kết hợp với lễ mời nàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trăng (mời Nàng Hai). Trong những ngày lễ hội có nhà thịt hai con lợn to, nấu rượu hết nửa gánh gạo xay để tiếp khách” [45; tr.45].
Bên cạnh sự đặc sắc thể hiện trong các dịp lễ hội mùa xuân, các công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học DTTS miền núi phía Bắc dưới góc nhìn văn hóa qua phương diện bản sắc văn hóa thể hiện qua phong tục, tập quán còn đặc biệt quan tâm và nghiên cứu, khám phá các giá trị bản sắc văn hóa tộc người thông qua hình ảnh và hoạt động của những buổi chợ phiên, chợ tình vùng cao bởi lẽ yếu tố tạo nên dấu ấn dân tộc của người miền núi còn là hình thức tổ chức chợ phiên. Chúng ta còn dễ dàng phát hiện ra những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc qua những phiên chợ phiên đông vui và náo nhiệt trong công trình nghiên cứu về truyện ngắn DTTS Việt Nam đầu thế kỷ XXI của Nguyễn Thị Thu Hòa. Đó là một khung cảnh sinh hoạt rộng lớn và đa dạng đầy màu sắc rực rỡ của trang phục con người và hàng hóa buôn báo trong buổi họp chợ phiên: “Chợ phiên cũng là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS. Ở vùng cao, nhất là ở những nơi có bản người Tày, Dao, Mông sinh sống, chợ chỉ họp theo phiên (thường là năm ngày một phiên hoặc một tháng hai phiên). Người dân đến chợ không chỉ đơn thuần để mua bán hay trao đổi hàng hóa mà đây còn là dịp để họ được giao lưu qua những món ẩm thực độc đáo, những bộ trang phục rực rỡ sắc màu hay cơ hội để thanh niên tìm vợ tìm chồng” [24; tr48 - 49]. Con người DTTS miền núi phía Bắc coi trọng đời sống văn hóa tinh thần gắn liền với việc giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng cần được lưu giữ và phát triển. Tuy nhiên, đa số các dân tộc miền núi phía Bắc đều có những tập tục độc đáo như thường xuyên có những buổi họp chợ phiên, có thể là năm ngày một phiên hoặc một tháng hai phiên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong đời sống cũng như sinh hoạt tinh thần của con người. Những nét đẹp văn hóa truyền thống đó đã đi vào trong những trang văn, những vần thơ của các văn nghệ sỹ một cách tự nhiên và giàu cảm xúc. Đồng thời, trong các công trình nghiên cứu về văn học DTTS miền núi phía Bắc các tác giả nghiên cứu cũng đã dành rất nhiều sự quan tâm đặc biệt để khám phá những giá trị đặc sắc thể hiện trong khung cảnh và hoạt động của con người trong buổi chợ phiên miền núi. Cùng khám phá ra nét đặc sắc trong hình thức tổ chức chợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phiên, công trình nghiên cứu của Hoàng Thị Vi cũng phát hiện ra những dấu ấn tiêu biểu và đặc biệt của phong tục họp chợ phiên của đồng bào dân tộc Tày, Nùng miền núi phía Bắc: “Ai đã từng đặt chân lên mảng đất biên giới phía Bắc chắc chắn sẽ không thể không ấn tượng với những phiên chợ vùng cao” và đặc biệt “ở vùng Tày - Nùng, chợ ngày mồng tám tết là chợ khai xuân. Trong phiên chợ này, hàng hóa bán chủ yếu là các đồ ăn, đồ chơi của trẻ em...” [69; tr.37]. Ngoài ra chợ phiên của người dân tộc thiểu số trong văn xuôi Triều Ân còn là không gian của những đôi trai gái hẹn hò, gặp gỡ và trao gửi yêu thương qua những làn điệu hát đối, hát lượn... “Những phiên chợ đầu xuân cũng là dịp để trai gái bản gặp gỡ hẹn hò, cùng nhau hát đúm (dân ca giao duyên). Hát dân ca, làn điệu khi thì tài si khi lượn, lúc hà lều lúc vàng dà là một nét đặc sắc văn hóa của người Tày. Thông qua các làn điệu này người dân có thể bày tỏ được tâm tư, tình cảm, ước nguyện của mình. Triều Ân đã đưa chúng ta đến với chợ phiên cô Sầu vào một ngày mưa xuân lất phất bay như rắc bụi...” [69;
tr.38]. Công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa chợ phiên trong văn xuôi Triều Ân là hình ảnh đặc sắc về văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, con người đến chợ không chỉ đơn thuần là đến trao đổi mua bán, họ đến chợ còn là để giao lưu văn hóa ẩm thực, ngoài ra còn là dịp để cho các bạn trẻ trai gái gặp gỡ và hẹn hò. Hoàng Thị Vi với công trình nghiên cứu về văn xuôi Triều Ân đã phát hiện ra những nét đặc sắc trong văn hóa chợ phiên với những cuộc hát đối giao duyên kéo dài đến tận khi mặt trời gác núi. Đây quả thực là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc trong văn xuôi Triều Ân.
Một trong những dấu ấn tạo nên sự đặc sắc trong bức tranh phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc là phong tục hôn nhân, gả vợ cưới chồng của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Những nét đặc sắc trong tục hôn nhân gia đình đều được tái hiện đầy đủ và khá rõ nét trong một số nghiên cứu tiêu biểu như: Bàn Thị Quỳnh Giao (2010), Bản sắc văn hóa Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn, Hoàng Thị Vi; Hoàng Thị Vi (2009), Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân; Đào Thủy Nguyên, Dương Thu Hằng (2014), Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam; Trần Thị Việt Trung (2010 - chủ biên), Bản sắc dân tộc trong thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nguyễn Thị Thu Huyền (2009), Bản sắc Tày trong thơ Y
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Phương và Dương Thuấn; Nguyễn Thị Bích Dậu (2014), Bản sắc Mường trong trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh... Chuyện hôn nhân là chuyện quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Chính vì thế, hôn nhân gia đình luôn là vấn đề được con người đặc biệt quan tâm. Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng vậy, ở mỗi dân tộc đều có những phong tục cưới xin và đồ dẫn lễ khác nhau. Phong tục đó mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, tạo nên một nét riêng biệt để phân biệt bản sắc văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác. Bàn Thị Quỳnh Giao trong công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc trong thơ Bàn Tài Đoàn đã khám phá ra nét độc đáo trong văn hóa hôn nhân của người dân tộc Dao: “Người Dao có tục thách cưới bằng bạc trắng, rượu thịt, người con trai phải làm công cho nhà gái trước khi cưới” [16; tr.53]. Nếu như dân tộc Mông có những đặc trưng bản sắc văn hóa tộc người thông qua tục lệ bắt vợ thì với người dân tộc Dao, họ có những nét bản sắc văn hóa riêng trong vấn đề hôn nhân. Người con trai dân tộc Dao theo tục lệ muốn cưới người con gái đó về làm vợ, họ phải đến nhà cô gái đó làm công trước sau đó nhận được sự đồng ý của nhà gái mới được phép tổ chức cưới hỏi.
Mặc dù tục lệ cưới xin của người dân tộc Dao có nhiều nghi lễ phức tạp nhưng cũng thể hiện được một số nét đẹp giống như những dân tộc khác như: quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng, người cùng dòng tộc gần với nhau không được lấy nhau...và đặc biệt, người con trai và con gái dân tộc Dao có thể hát “Páo dung” để tìm bạn đời. Lý giải rõ hơn về phong tục cưới hỏi của người Dao, các tục lệ dẫn cưới, thách cưới và việc người con trai ở lại làm công cho nhà người con gái được thể hiện khá đầy đủ trong công trình nghiên cứu của Hoàng Thị Vi về văn xuôi Triều Ân. Công trình nghiên cứu về văn xuôi Triều Ân, tác giả Hoàng Thị Vi cũng tìm hiểu và khám phá những nét đặc sắc trong tục cưới hỏi của người Dao, tuy nhiên, công trình nghiên cứu lý giải rõ nét hơn về phong tục đặc sắc này: “Phong tục bán con gái của người Dao càng nặng về vật chất hơn... Phải thực hiện theo đúng hôn thư mà nhà gái đã đưa ra trong ngày lễ ăn hỏi chính thức. Hôn thư của người Dao Tiền thường là thịt lợn (40 - 45kg), gà trống thiến (20 con), bạc trắng (30 - 50 đồng), gạo rượu...Khi nhà trai lo đủ các lễ vật theo hôn thư sẽ xem ngày tốt để tổ chức lễ cưới” [69; tr.40].
Các công trình nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa thông qua bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số không chỉ được thể hiện qua những yếu tố như: lễ hội, chợ phiên, chợ tình, vấn đề phong tục cưới xin mà nó còn được biểu hiện thông qua phong tục tập quán