Nghiên cứu khai thác các giá trị nội dung

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 49 - 53)

Chương 2: MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỪ 1986 ĐẾN NAY

2.2. Văn học DTTS miền núi phía Bắc - Những nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật

2.2.1. Nghiên cứu khai thác các giá trị nội dung

2.2.1.1. Nghiên cứu khám phá khung cảnh thiên nhiên hoang dã, trữ tình

Vùng miền núi phía Bắc có vị trí địa lý khá đặc biệt, phần lớn diện tích đều là đồi núi cao. Điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt và địa hình núi cao hiểm trở gây khó khăn trong vấn đề giao thông đi lại và giao lưu văn hóa giữa các tộc người. Chính vì thế, thiên nhiên hoang dã, núi non trùng điệp chứa đầy vẻ huyền bí của núi rừng khu vực miền núi phía Bắc được trở đi trở lại rất nhiều trong những áng văn thơ của DTTS miền núi phía Bắc. Các công trình nghiên cứu, lý luận phê bình tập trung khai thác, khám phá các biểu tượng thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng và huyền bí của núi rừng miền núi phía Bắc trong các sáng tác văn học. Do đặc thù về địa hình và vị trí địa lý vùng miền núi phía Bắc nên thiên nhiên núi rừng là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của đồng bào các DTTS miền núi phía Bắc. Thiên nhiên được hiện lên tươi mới, kì vỹ nhưng cũng chứa đầy những điều bí ẩn trong nghiên cứu về thơ Lò Ngân Sủn của Phạm Thị Cẩm Anh: “Thiên nhiên trở thành dấu ấn, thành cảm hứng trở đi trở lại trong các sáng tác của ông...Lò Ngân Sủn cảm nhận được những nét đặc trưng của thiên nhiên nơi đây. Đó là vẻ đẹp rất hoang sơ, hùng vỹ và đầy bí ẩn” [1; tr30]. Địa hình với cấu tạo chủ yếu là vùng núi cao hiểm trở, nơi đây còn là nơi tập trung nhiều đỉnh núi cao như: đỉnh Pha Luông cao ngút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ngàn bao quanh là mây trắng bay là là tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình với độ cao 2.983m, đặc biệt đỉnh núi Phanxipăng cao 3.143m được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương với vẻ đẹp kì vỹ và hoang sơ đã xuất hiện trong thơ Lò Ngân Sủn như những lời ngợi ca và tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên của vùng núi quê hương mình. Cùng với việc khám phá và phát hiện ra những vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng miền núi phía Bắc, tác giả Trương Hoàng Anh trong nghiên cứu về truyện ngắn Mã A Lềnh cũng tìm ra những nét đẹp và sự khắc nghiệt của thiên nhiên núi rừng trong các tập truyện ngắn của ông...“Trong truyện ngắn Mã A Lềnh, thiên nhiên vùng cao hùng vỹ, khắc nghiệt và huyền bí” [3; tr39]. Khác với cách nhìn của các nhà văn nhà thơ khác trong cách miêu tả về độ cao của những dãy núi khắc nghiệt, hiểm trở và hình ảnh thiên nhiên hùng vỹ, thơ mộng. Nguyễn Kiến Thọ trong công trình nghiên cứu về thơ ca dân tộc Mông thời kì hiện đại lại phát hiện ra điểm nhìn hoàn toàn khác trong thơ ca dân tộc Mông về hình ảnh những ngọn núi trùng điệp: “Thiên nhiên của người Mông có sự khác biệt với thiên nhiên của của các dân tộc khác không hẳn chỉ ở độ cao về mặt địa lý mà chính là ở cái thế cheo leo trên đỉnh núi chót vót. Chính vì thế khi viết về núi non, nhà thơ của các dân tộc khác thường có điểm nhìn từ dưới lên cao với một cảm giác choáng ngợp trước sự trùng trùng, điệp điệp của núi non hùng vĩ... Thậm chí, núi non hiểm trở đối với họ đầy uy nghi, dữ dội đến khốc liệt... Người Mông lại không có cảm giác đó. Bởi một điều đơn giản: tư thế của người Mông là tư thế ở trên cao, điểm nhìn của người Mông là điểm nhìn từ đỉnh núi nhìn xuống, nên tầm nhìn thật phóng khoáng và bao quát được cả một không gian rộng” [52; tr39 - 40]. Nếu như ta bắt gặp vẻ đẹp của núi rừng kì vỹ, núi non hiểm trở, khắc nghiệt trong những nghiên cứu về thơ Lò Ngân Sủn, truyện ngắn Mã A Lềnh thì trong nghiên cứu về tiểu thuyết Vi Hồng của tác giả Thiều Thị Phương Nga thì hình ảnh thiên nhiên được hiện lên với vẻ đẹp hoàn toàn mới lạ, thu hút và đầy vẻ đẹp của sự lãng mạn, tươi mới: “Trong bức tranh thiên nhiên thơ mộng của miền núi, Vi Hồng đã dành không ít tâm huyết để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa...mùa xuân với cái nắng trong trẻo nhẹ nhàng...mùa thu với cái nắng kết đọng đầy tinh túy, dịu ngọt như một chất men...ngay cả trong mùa đông, khi cái lạnh của màn sương bao phủ nhưng cũng có lúc thiên nhiên đột ngột bừng lên rạng rỡ trong cái nắng tràn trề sinh khí” [38; tr60]. Thiên nhiên trong tiểu thuyết Vi Hồng hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lên thật sinh động và tươi mới với cảm quan bốn mùa thật dịu êm và thơ mộng qua nghiên cứu, lý luận của tác giả Thiều Thị Phương Nga.

2.2.1.2. Nghiên cứu khám phá hình ảnh con người miền núi chân thực, hồn nhiên Bên cạnh vấn đề khám phá và phát hiện ra những nét đẹp độc đáo về thiên nhiên núi rừng thơ mộng, hiểm trở, các công trình nghiên cứu dưới góc độ bản thể nghệ thuật còn quan tâm và phát hiện ra những nét đẹp của con người DTTS miền núi phía Bắc, khắc họa chân dung con người miền núi với những gì sâu sắc và chân thực nhất về cuộc sống thường nhật của con người xứ núi. Con người miền núi được hiện lên trong thơ ca DTTS là những con người hiền lành, chất phác, giàu tình nghĩa và luôn luôn có sức sống mạnh mẽ để vượt lên khó khăn trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong đấu tranh. Trần Thị Vân Anh trong nghiên cứu về Thơ dân tộc thiểu số Việt Nam đã phát hiện ra vẻ đẹp đặc trưng của con người DTTS: “Hình ảnh con người trong thơ DTTS là con người dũng cảm, lạc quan, tràn đầy sức sống. Đó là những con người miền núi chân thực, nghĩa tình, rất giàu tình cảm - nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt, không bao giờ khuất phục, dù trong hoàn cảnh nào họ cũng kiên cường” [6; tr29 - 30]. Đặc biệt, các nghiên cứu về văn học DTTS miền núi phía Bắc còn phát hiện hình tượng nhân vật người phụ nữ miền núi với đầy đủ những phẩm chất: Công - dung - ngôn - hạnh trong các sáng tác văn học. Người phụ nữ luôn là hình ảnh biểu trưng cho cái đẹp, đó là sự kết tinh hoàn hảo cho những gì đẹp nhất trên thế gian này. Vẻ đẹp duyên dáng, tự nhiên và mộc mạc đó tạo nên một nguồn cảm hứng sâu sắc cho những sáng tác của các văn nghệ sĩ và những nhà văn nhà thơ văn học DTTS miền núi phía Bắc cũng vậy, họ say đắm cái đẹp, ngưỡng mộ vẻ đẹp của người con gái xứ núi, chính vì thế, họ luôn viết về người con gái miền sơn cước với tất cả những gì đẹp nhất, sâu sắc nhất, nâng niu và trân trọng nhất. Người phụ nữ chính là động lực mãnh liệt, cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác văn học nghệ thuật, người phụ nữ trong văn học DTTS miền núi phía Bắc rất được coi trọng và đề cao giá trị. Vì văn hóa Việt Nam từ xưa tới nay là một nền văn hóa coi trọng thờ Mẫu. Những tâm tư, tình cảm, lòng say đắm của các nhà văn, nhà thơ được các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình đưa ra bóc tách và khám phá một cách đầy đủ và rõ nét nhất qua những công trình nghiên cứu tiêu biểu.

Bùi Thu Trà trong công trình nghiên cứu Hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Khu vực phía Bắc) đã khám phá và phát hiện ra vẻ đẹp mộc mạc, giải dị và khỏe khoắn của người phụ nữ DTTS trong thơ ca miền núi phía Bắc trong lao động, trong sinh hoạt hàng ngày, vẻ đẹp của người phụ nữ DTTS miền núi phía Bắc trong thơ ca được Bùi Thu Trà phát hiện ra là vẻ đẹp mộng mơ trong đôi mắt của người con gái xứ núi được ví von với những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, đôi mắt duyên dáng và dịu dàng như thiêu đốt trái tim của rất nhiều chàng trai. Và đó cũng là vẻ đẹp của cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và làn da trắng ngần thu hút của người con gái. Tất cả hiện lên đầy rực rỡ và mê đắm lòng người với hình ảnh người phụ nữ đẹp vùng sơn cước: “Những người phụ nữ dân tộc miền núi cao đẹp tự nhiên như thiên nhiên thơ mộng mà hoang sơ, đồng thời mang một sức sống mãnh liệt và đầy tính phồn thực...mang một vẻ đẹp đầy sức sống, đầy sinh sôi, nảy nở. Các nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp phồn thực ấy thật cụ thể và gợi cảm bằng những hình ảnh đặc biệt, mang hương sắc núi rừng. Họ chẳng hề ngần ngại khi rất nhiều lần nhắc tới hình ảnh của bộ ngực, của cặp mông, của thịt da, thân hình của người phụ nữ mà họ yêu quý, đắm say...” [9;

tr51]. Cùng với việc nghiên cứu và khắc họa hình tượng người phụ nữ với vẻ đẹp tươi mới, khỏe khoắn đầy tính phồn thực, Bùi Thị Thanh Huyền trong nghiên cứu về Truyện ngắn Bùi Thị Như Lan cũng khám phá ra vẻ đẹp khỏe mạnh, tự nhiên, rực rỡ đậm chất dân tộc miền núi, người phụ nữ trong truyện ngắn Bùi Thị Như Lan ngoài vẻ đẹp khỏe mạnh về hình thể, người phụ nữ miền núi còn được hiện lên với đầy đủ những nét đẹp trong lao động, sản xuất: “Người phụ nữ miền núi được miêu tả với vẻ đẹp của đức tính cần cù, chịu khó, của đôi bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ cao. Ngoài những công việc nương, rẫy, gia đình, làng bản ra thì người phụ nữ còn rất khéo léo dệt vải để làm chăn, làm váy, áo...” [28; tr34]. Bên cạnh việc khám phá ra vẻ đẹp của người phụ nữ DTTS miền núi phía Bắc với vẻ đẹp về hình thể, sức khỏe, vẻ đẹp về tinh thần lao động hăng suy, chăm chỉ và tấm lòng thương yêu thủy chung son sắt. Bùi Thị Thanh Huyền trong công trình nghiên cứu của mình còn nhận thấy sự khó khăn, thách thức của cuộc sống thời kỳ hiện đại và hội nhập đối với người phụ nữ DTTS miền núi phía Bắc. Cùng với việc khắc hoạ chân dung người phụ nữ DTTS miền núi phía Bắc với đầy đủ những nét đẹp về hình thể, nét đẹp về ứng xử trong cuộc sống, nét đẹp trong lao động thì hình ảnh người phụ nữ DTTS miền núi trong nghiên cứu của Nông Thị Thu Hương về nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

vật người phụ nữ trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh cũng tìm kiếm và khám phá ra những thân phận, những bi kịch cá nhân của người phụ nữ Mường trong cuộc sống thời kỳ hiện đại. Người phụ nữ Mường trong thời kì hiện đại dường như bị quên lãng và rơi vào trạng thái bé tắc với những mối quan hệ gia đình, quan hệ xã hội phức tạp cùng với sự đảo điên của nền kinh tế thị trường đang làm nhân phẩm và lòng lương thiện của con người bị xuống cấp. Thời đại của đồng tiền lên ngôi, thời kì đổi mới đất nước đem lại rất nhiều điểm mới mẻ và tích cực cho nền kinh tế nước nhà và sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia. Thế nhưng, bên cạnh những điểm tích cực đó, sự phát triển của nền kinh tế thị trường còn kéo theo rất nhiều những hệ lụy. Nông Thị Thu Hương trong nghiên cứu về truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh đã khám phá và phát hiện ra những điểm lệch lạc về lối sống của con người thời kì đổi mới. Đặc biệt, hình ảnh người phụ nữ dân tộc miền núi cũng bị cuốn theo sự đảo loạn của nền kinh tế thị trường, người phụ nữ rơi vào hoàn cảnh bế tắc trong những mối quan hệ xã hội, gia đình, chồng con, đồng tiền. Tuy nhiên, người phụ nữ DTTS có rơi vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì phẩm chất mộc mạc và giàu lòng vị tha, thủy chung sâu sắc vẫn không bao giờ bị bào mòn và biến chất. Những khó khăn chồng chất đó cũng chỉ là một thử thách cho sự khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ xứ núi mà thôi và tác giả Nông Thị Thu Hương cũng khẳng định điều đó qua công trình nghiên cứu về truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh:

“ Truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh đã thể hiện những số phận bi kịch của người phụ nữ: lỡ dở, lầm lạc trong tình yêu, éo le ngang trái trong cuộc sống gia đình, cạm bẫy hiểm hóc trong sự biến đổi của xã hội. Mỗi người phụ nữ lại rơi vào một bi kịch riêng, nhưng qua đó là tiếng nói của tác giả cảm thương cho nhân vật của mình. Để rồi từ trong những bi kịch đó nhà văn làm nổi bật lên những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ” [26; tr51].

Một phần của tài liệu Văn học dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đời sống lý luận phê bình văn học việt nam hiện đại từ 1986 đến nay (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)