Nội dung hoạt động vay cá nhân kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng bình PGD quảng trạch (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.2. Nội dung hoạt động vay cá nhân kinh doanh

a. Hoạch định chính sách cho vay cá nhân kinh doanh

Hoạch định chính sách cho vay là việc xác định những mục tiêu cơ bản của hoạt động cho vay, đưa ra phương án hành động, phân bổ nguồn lực và kiểm soát rủi ro để đạt đƣợc những mục tiêu đó.

Công tác hoạch định chích sách cho vay cá nhân kinh doanh giữ vai trò định hướng cho hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng trong điều kiện áp lực cạnh tranh gay gắt hiện nay. Mục tiêu của hoạch định chính sách cho vay cá nhân kinh doanh mà NHTM phải đạt được là tăng trưởng bền vững lợi nhuận gắn với hạn chế rủi ro.

Nhờ công tác hoạch định chính sách cho vay cá nhân kinh doanh mà Ngân hàng có được định hướng phát triển, thích nghi được với những thay đổi, biến động của môi trường, tối ưu hóa trong việc sử dụng nguồn lực và thiết lập được các tiêu chuẩn cho việc kiểm tra, kiểm soát rủi ro.

Hoạch định chính sách cho vay cá nhân kinh doanh có thể có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng. Nhờ hoạch định chính sách cho vay cá nhân kinh doanh từ trước mà Ngân hàng có thể nhận ra và tận dụng cơ hội của thị trường, giúp các nhà quản trị Ngân hàng ứng phó với sự bất định và thay đổi của các yếu tố môi trường cho vay.

Ngân hàng hoạch định chính sách cho vay cá nhân kinh doanh bằng việc xác định mục tiêu cho vay cá nhân kinh doanh trong từng thời kỳ trên cơ sở phân tích

21

thị trường, dự đoán các biến cố, xu hướng trong tương lai, từ đó tổ chức thực hiện, thực thi các giải pháp cho vay cá nhân kinh doanh cụ thể và kiểm tra, kiểm soát rủi ro…để đảm bảo thực hiện mục tiêu của mình

b. Đẩy mạnh hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh

Phân tích các hoạt động triển khai cho vay cá nhân kinh doanh là việc xem xét, đánh giá những hoạt động mà ngân hàng đang thực hiện trong cho vay cá nhân kinh doanhhiện nay nhằm đạt đƣợc những mục tiêu kinh doanh đã đề ra, bao gồm:

- Nghiên cứu thị trường, củng cố và phát triển khách hàng là các CNKD.

Nghiên cứu thị trường, củng cố và phát triển khách hàng CNKD là hoạt động đầu tiên trong việc triển khai cho vay CNKD. Nghiên cứu thị trường là hoạt động rất cần thiết để xác định được khách hàng và thị trường mục tiêu. Việc xác định khách hàng và thị trường mục tiêu sẽ giúp cho NHTM đưa ra được các chương trình khuyến mại, quảng bá phù hợp để phát triển khách hàng cùng với những hoạt động chăm sóc khách hàng phù hợp. Các hoạt động nghiên cứu thị trường, củng cố và phát triển khách hàng cụ thể đối với hoạt động cho vay CNKD chủ yếu nhƣ sau:

+ Nghiên cứu đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.

+ Thực hiện các sản phẩm dịch vụ cho vay CNKD đang đƣợc các NHTM triển khai trên địa bàn.

+ Thực hiện khảo sát nhu cầu vay vốn kinh doanh của KHCN của NHTM.

+ Thực hiện phân tích đánh giá xu hướng vay vốn kinh doanh của KHCN trên địa bàn.

- Hoạch định và thực thi các giải pháp marketing trong cho vay cá nhân kinh doanh: Sản phẩm, lãi suất, kênh phân phối, cổ động truyền thông, thủ tục và quy trình, nhân sự, công nghệ và cơ sở vật chất.

Việc thực thi các giải pháp marketing trong cho vay CNKD là bước rất quan trọng để mang sản phẩm cho vay CNKD đến với các khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Việc thực thi các giải pháp marketing trong cho vay CNKD cần thực hiện các hoạt động nhƣ sau:

22

+ Triển khai các sản phẩm cho vay CNKD. Các sản phẩm cho vay CNKD cần đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm cho vay CNKD cần đa dạng, có tính đặc thù của từng NHTM, đảm bảo đƣợc tính cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn.

+ Xác định lãi suất cho vay phù hợp và có tính cạnh tranh cao so với các NHTM khác.

+ Kênh phân phối để đƣa sản phẩm cho vay CNKD đến với các khách hàng cũng rất cần thiết. Kênh phân phối bao gồm: kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối truyền thống. Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, hầu hết người dân đều sử dụng mạng internet và điện thoại thông minh. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho các NHTM phát triển và mở rộng kênh phân phối hiện đại. Với kênh phân phối này thì việc tiếp cận sản phẩm cho vay CNKD của khách hàng càng trở lên dễ dàng hơn, NHTM dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường cho vay.

+ Các hoạt động quảng bá, khuyến mại: Các hoạt động quảng bá, khuyến mại là những hoạt động không thể thiếu khi triển khai hoạt động cho vay CNKD tại NHTM. Các hoạt động quảng bá cho vay CNKD thường được các NHTM sử dụng bao gồm: Treo băng rôn, quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình, Hội nghị, tờ rơi…

- Giải pháp về quản trị rủi ro trong cho vay cá nhân kinh doanh, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Đây là hoạt động rất cần thiết và luôn phải đƣợc thực hiện song song với hoạt động mở rộng cho vay CNKD. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD bao gồm: Né tránh RRTD; Ngăn ngừa rủi ro tín dụng; Giảm thiểu rủi ro tín dụng; Chuyển giao rủi ro tín dụng. Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay nhằm hạn chế các RRTD có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay CNKD.

- Nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay CNKD đƣợc thực hiện nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho NHTM. Các hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay CNKD thường được các NHTM sử dụng như: Nâng cao trình độ chuyên môn cho CBTD và các cán bộ thực hiện giao dịch; Phát triển các kỹ năng cho

23

CBTD và các cán bộ có liên quan; Xây dựng bộ quy tắc ứng xử đối với khách hàng của CBTD; Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cho vay CNKD;

Tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng. Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay: đơn giản hóa thủ tục vay vốn, địa điểm giao dịch thuận tiện, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay, tƣ vấn đầy đủ và chuẩn xác cho KH vay, quan hệ giao tiếp tốt với khách hàng, ấn tượng và lưu giữ hình ảnh của NH….nhằm bảo đảm khách hàng CNKD vay vốn ngày càng hài lòng hơn.

c. Kiểm soát rủi ro

Rủi ro là những biến cố không mong đợi có thể xảy ra gây mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập trong quá trình hoạt động của tổ chức.

Kiểm soát rủi ro là áp dụng những kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.

Các NHTM luôn phải đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt đƣợc lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Các NHTM sẽ hoạt động hiệu quả nếu mức rủi ro mà các NHTM gánh chịu là hợp lý và kiểm soát đƣợc, đồng thời nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính của NHTM.

Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng nhƣng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM chứa đựng nhiều rủi ro nhƣ: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro khác… Trong đó rủi ro quan trọng nhất là rủi ro tín dụng. Đề tài này tập trung chủ yếu vào rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của người vay vốn đối với ngân hàng khi đến hạn phải thanh toán. Trong kinh doanh Ngân hàng, rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, phức tạp nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề.

24

Việc quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng rất khó khăn nhƣng quan trọng và cần thiết đối với một NHTM. Các NHTM luôn tìm cách khắc phục, hạn chế những rủi ro từ hoạt động cho vay, nâng cao chất lƣợng tín dụng vì:

Hạn chế rủi ro giúp mang lại sự ổn định, đảm bảo cho mục tiêu an toàn, sinh lợi và uy tín của NHTM. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của NH liên quan đến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên, nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chƣa tốt, hay nói cách khác, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Ngân hàng kiểm soát rủi ro thông qua các biện pháp ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng bình PGD quảng trạch (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)