Khuyến nghị với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng bình PGD quảng trạch (Trang 110 - 115)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN

3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH VÀ HỘI SỞ

3.3.2. Khuyến nghị với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Cải cách thủ tục, quy trình, chính sách cho vay theo hướng đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi hơn cho CNKD nhƣng vẫn đảm bảo tính an toàn, phù hợp với Luật và các quy định của Nhà nước

Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động cho vay CNKD, cụ thể: ngân hàng cần chuyên môn hóa hơn nữa từng khâu trong quy trình tín dụng, phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau nhƣ quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và đề xuất cấp tín

102

dụng cũng nhƣ giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (soạn thảo các hợp đồng, văn bản liên quan đến hoạt động cho vay để giảm bớt áp lực cho CBTD, thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay, thu hồi nợ…)

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ ngân hàng, hệ thống chấm điểm này cần phải xây dựng một thang điểm chi tiết hơn đối với các chỉ tiêu phi tài chính, đồng thời đƣa ra các công thức tính toán khoa học đối với mọi chỉ tiêu, hạn chế việc dựa trên quan điểm chủ quan của CBTD.

Phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lƣợng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp ngân hàng phòng ngừa tốt nhất những rủi ro có thể xảy ra

Xây dựng và hoàn thiện quy trình phối hợp làm việc giữa các phòng ban Hội sở, chi nhánh và chi nhánh để đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động trên toàn hệ thống, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ cho vay của chi nhánh và chi nhánh trong trường hợp phải trình Hội sở.

Tăng cường huy động vốn nhằm tạo nguồn lực tài chính vững chắc để phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay CNKD của các chi nhánh và chi nhánh nói riêng.

Xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin đồng bộ trên toàn hệ thống, đẩy mạnh đầu tƣ, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, ứng dụng hiệu quả những công nghệ mới trong hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng.

Chú trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bằng cách:

tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phát triển đội ngũ chuyên gia và đội ngũ lãnh đạo các cấp có đủ trình độ và năng lực. Xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý nhằm thu hút và giữ đƣợc nhân tài, coi công tác cán bộ là yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN

Vietinbank PGD Quảng Trạch đƣợc thành lập từ tháng 4/2019 với đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại. Vừa mới thành lập nhưng hoạt động cho vay tại PGD trên địa bàn huyện Quảng Trạch gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng và phát triển cho vay cá nhân kinh doanh trên địa bàn. Nguyên nhân chính là do số lƣợng ngân hàng trên địa bàn huyện Quảng Trạch là rất đông, có lịch sử hoạt động lâu đời. Bên cạnh đó, cùng với dịch bệnh Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp trong năm 2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung của Vietinbank PGD Quảng Trạch cũng nhƣ hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của PGD. Trước thực trạng này, việc phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh để đƣa ra các giải hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân là rất cần thiết.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại. Xây dựng các nội dung cơ bản của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh bao gồm: (1) Hoạch định chính sách cho vay cá nhân kinh doanh; (2) Đẩy mạnh hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh; (3) Kiểm soát rủi ro.

Sau đó, tác giả tiến hành xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại chi nhánh. Tiếp đó, tác giả tiến hành phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại chi nhánh trong giai đoạn quý III.2019 đến quý III.2020. Đánh giá đƣợc những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.

Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh bao gồm: (1) Hoàn thiện công tác xây dựng mục tiêu hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Vietinbank PGD Quảng Trạch; (2) Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Vietinbank PGD Quảng Trạch; (3) Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Vietinbank PGD Quảng Trạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Trí Dũng (2019), Tín dụng ngân hàng thương mại đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí công thương, tháng 12/2019

[2] Trần Xuân Đức (2018), Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại PGD ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PGD PGD huyện Quảng Trạch tỉnh Đăk Nông. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

[3] Lê Thị Hồng Hạnh (2017), Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – PGD huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

[4] Phạm Đình Hiếu (2018), Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam – PGD huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng [5] Trần Văn Huy (2018), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh

doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - PGD Quận Ngũ Hành Sơn. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

[6] Nguyễn Trường Kỳ (2018), Phát triển hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ tại BIDV PGD Nam Quảng Trạch. Luận văn thạc sĩ Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

[7] Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê

[8] Nguyễn Thành Long (2019), Thúc đẩy cho vay sản xuất kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị. Tạp chí Tài chính Kỳ 2 – Tháng 12/2019.

[9] Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình - Phòng giao dịch Quảng Trạch (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh quý III năm 2019.

[10] Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình - Phòng giao dịch Quảng Trạch (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh quý IV năm 2019.

[11] Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình - Phòng giao dịch Quảng Trạch (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh quý I năm 2020.

[12] Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình - Phòng giao dịch Quảng Trạch (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh quý II năm 2020.

[13] Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình - Phòng giao dịch Quảng Trạch (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh quý III năm 2020.

[14] Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, PGD Ngân hàng nước ngoài.

[15] Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, PGD Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[16] Lê Thị Anh Quyên (2019), Cho vay cá nhân của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2014-2018. Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng bình PGD quảng trạch (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)