CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH – PGD QUẢNG TRẠCH
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
a. Tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy định cho vay
Trong đó bao gồm: Thẩm định và phân tích tín dụng trước khi cho vay; Đảm bảo quy trình kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; Đảm bảo quy trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.
Việc tuân thủ đúng quy trình tín dụng nhằm mục đích để việc xét duyệt cho vay đảm bảo khả năng thu hồi vốn, ngăn ngừa các rủi ro có thể lường trước, CBTD cần phải quán triệt được nguyên tắc đầy đủ kiểm tra trước trong và sau khi cho vay.
Việc kiểm tra trước khi cho vay giúp cho việc ra quyết định cấp tín dụng có cơ sở đúng đắn hay không?. Kiểm tra trong khi cho vay giúp CBTD cho vay đúng đối tƣợng, nhu cầu cho vay của khách hàng, dựa vào các hoá đơn tài chính, các hợp đồng kinh tế... Kiểm tra sau khi cho vay nhằm phát hiện khách hàng có ký khống hợp đồng hay không?..., từ đó có biện pháp kịp thời để sử lý thu hồi vốn vay, hạn chế rủi ro tín dụng ở mức cho phép.
b. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay CNKD PGD cần phải nhận thức đƣợc đây là một biện pháp cực kỳ quan trọng góp phần hạn chế đƣợc những rủi ro không đáng có khi cho vay. Vì vậy khi phân tích thông tin CNKD cần chú trọng xoáy sâu vào những yếu tố nhƣ:
96
- Uy tín, tƣ cách cũng nhƣ năng lực kinh doanh của khách hàng: Uy tín của CNKD đƣợc thể hiện qua việc tạo lập, nắm giữ và quản lý tài sản tài chính; thể hiện qua năng lực và cách thức tổ chức kinh doanh, cách tổ chức sinh hoạt trong gia đình; thể hiện mối quan hệ với họ hàng, địa phương, bạn hàng.v.v… cũng như qua chính phong cách, thái độ của khác hàng khi đến trực tiếp tham gia vay vốn.
Tùy theo từng khách hàng cụ thể mà cán bộ QHKH có thể tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh của CNKD trong nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên quan trọng nhất là cán bộ QHKH phải xem xét xem CNKD đó có kiến thức, hiểu biết về thị trường, về lĩnh vực mà CNKD vay vốn để sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện dự án kinh doanh đó cũng nhƣ kết quả sản xuất kinh doanh mà CNKD đạt được trong thời gian trước ở cùng ngành sản xuất kinh doanh mà CNKD xin vay vốn.
- Năng lực tài chính, nguồn trả nợ: Để đánh giá chính xác năng lực tài chính của CNKD cần đi sâu phân tích các khoản phải thu, các khoản phải trả, doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đánh giá tài sản tích lũy, khả năng tạo ra thu nhập thông qua các yếu tố khả năng, sức khỏe, giáo dục, tuổi tác, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mà CNKD dự định đầu tƣ…; Để xác định nguồn trả nợ thu cần dựa trên cơ sở phân tích hiệu quả của phương án đầu tư. Đây được xem là nguồn thu nợ chính của khoản vay. Ngoài ra, cần phải đánh giá nguồn thu nợ dự phòng, đó là tài sản đảm bảo, đây được xem là nguồn thu nợ thứ hai. Nếu món vay có người bảo lãnh thì ngân hàng phải đánh giá khả năng trả nợ của người bảo lãnh.
- Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của phương án vay vốn:
Thứ nhất, PGD cần coi trọng hơn nữa khả năng tạo ra dòng tiền trả nợ của phương án, đây là điều kiện quan trọng để PGD xét duyệt cho vay. Đánh giá chính xác hiệu quả của phương án kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế như: IRR, NPV, thời gian hoàn vốn,…và những hiệu quả đem lại cho xã hội. Bên cạnh đó, PGD cũng phải đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của dự án để đƣa ra những quyết định chính xác.
97
Thứ hai, PGD cần phải phân tích và dự báo các ảnh hưởng của môi trường đến dự án kinh doanh: Mỗi một phương án kinh doanh khi lập đều đã tính đến tác động của môi trường. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại các yếu tố bất ngờ làm cho thực tế hoạt động có những sai khác so với tính toán. Chính vì vậy, PGD cần chú trọng đến công tác phân tích và dự báo các ảnh hưởng của môi trường đến kết quả kinh doanh của dự án.
Cán bộ thẩm định cần tăng cường khai thác, xử lý thông tin từ nhiều nguồn.
Bên cạnh nguồn thông tin hồ sơ khách hàng gửi đến, phỏng vấn khách hàng, thông tin từ CIC, cán bộ thẩm định cũng cần tiến hành nhiều biện pháp thu thập thông tin khác nhƣ: phỏng vấn các thành viên liên quan trong gia đình, hàng xóm, địa phương, bạn hàng.v.v…Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng nên tiếp cần nguồn thông tin từ báo chí, internet và các kênh truyền thông khác…để học hỏi thêm nhiều kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực phát sinh tín dụng.
c. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát tín dụng - Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay:
Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân tiền mặt trừ những trường hợp đặc biệt do đặc thù kinh doanh: thu mua hàng nông sản, mua bán hải sản, trả lương cho công nhân…thì ngân hàng chỉ áp dụng phương pháp giải ngân chuyển khoản đúng đối tượng thụ hưởng để kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu phát hiện những vi phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, CBTD có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn.
PGD cần phải thường xuyên xem xét các khoản vay, kiểm tra lại điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng kinh doanh của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, sự thay đổi hạn mức tín dụng của khách hàng nhằm kiểm soát RRTD.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
98
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động TD là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ kinh doanh gây ra.
Trong quá trình kiểm tra, giám sát, cán bộ kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập cần quan tâm hơn nữa đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nhƣ: sự đánh giá, phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; việc cấp tín dụng dựa trên những cam kết không chắc chắn và thiếu đảm bảo của khách hàng; tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quả năng và năng lực kiểm soát của ngân hàng; soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro; hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về quy trình cấp tín dụng, phê duyệt tín dụng.
d. Tăng cường xử lý nợ có vấn đề, áp dụng các công cụ mới trong xử lý rủi ro tín dụng
- PGD cần thành lập và duy trì và nâng cao hoạt động của Ban xử lý nợ có vấn đề, đƣa hoạt động của ban này với trách nhiệm cao để có biện pháp kiên quyết kịp thời với các khoản nợ có vấn đề.
- Thực hiện đánh giá, phân tích để phân loại nợ xấu thành các nhóm nhƣ khách quan, chủ quan, có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc thực thi kế hoạch trả nợ, chây ỳ trong việc trả nợ, có tài sản đảm bảo tiền vay, không có tài sản đảm bảo tiền vay... để có những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.
- Áp dụng các biện pháp cơ cấu lại nợ trên cơ sở đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng và tăng cường các biện pháp giám sát. Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhƣng chƣa phải là bất khả kháng, khách hàng còn tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, ngân hàng có đủ thông tin để đánh giá khách hàng có khả năng phát triển trong tương lai, khách
99
hàng có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả và khả thi thì ngân hàng có thể xem xét thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm giảm bớt sức ép trả nợ đến hạn, giúp khách hàng có cơhội để tiếp tục sản xuất kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ.
Việc cơ cấu lại nợ đƣợc thực hiện trên cơ sở khách hàng có đủ căn cứ chứng minh nguyên nhân dẫn đến khó có khả năng trả nợ, phương án khắc phục lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh khả thi, phương án nguồn trả nợ có cơ cấu rõ ràng, chắc chắn, khả thi đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo thời hạn đề nghị cơ cấu.
- Gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ tín dụng với việc thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro. Tránh tâm lý ỷ lại vào xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng. Tùy vào nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, cần làm rõ trách nhiệm, mức độ sai phạm để có những hình thức xử lý thỏa đáng. Một khi xử lý nợ xấu tạo nên sự công bằng, hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, là giải pháp quan trọng để mở rộng tín dụng an toàn và hiệu quả.
- Nghiên cứu các hình thức bảo hiểm tín dụng thích hợp, yêu cầu người vay tham gia vào các hợp đồng bảo hiểm phù hợp. Một số biện pháp khác nhƣ: bán nợ, chứng khoán hóa, các hợp đồng hoán đổi tín dụng… PGD nghiên cứu và trong phạm vi thẩm quyền của mình có những kiến nghị với Hội sở chính để từng bước áp dụng một cách phù hợp. Đây đƣợc coi là những biện pháp chuyển giao rủi ro.