CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.2. Nhóm yếu tố xuất phát từ môi trường bên ngoài
Mối trường pháp lý bao gồm các hệ thống văn bản pháp lý của nhà nước là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân. Hiện nay, hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân ngày càng phát triển dựa trên công nghệ hiện đại. Bên cạnh những lợi thế nhƣ rút ngắn thời gian và không gian giao dịch thì luôn có những rủi ro cho ngân hàng hoặc khách hàng nhƣ hành vi gian lận có thể xảy ra nếu pháp luật không kiểm soát đƣợc. Một hệ thống pháp luật chặt chẽ và đồng bộ sẽ góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung đƣợc diễn ra thông suốt và hiệu quả, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao đƣợc hiệu quả tín dụng đồng thời NHNN có thể kiểm soát và ổn đinh tiền tệ quốc gia.
Thứ hai, sự phát triển kinh tế xã hội
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là một trong những nhân tố tác động tới nhu cầu tiêu dùng của người dân và ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng mở rộng cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế phát triển mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng lên, đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ phải tăng lên để đáp ứng, từ đó các cá nhân sẽ phải cần thêm vốn để mở rộng quy mô kinh doanh, doanh số cho vay khách hàng tăng lên. Sự ổn định về kinh tế nhƣ lạm phát, giá cả, lãi suất tỷ giá hối đoái cũng thúc đẩy các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay khách hàng cá nhân. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, trì trệ, việc làm của người lao động giảm đi dẫn tới nhu cầu tiêu dùng giảm sẽ dẫn tới hoạt động kinh doanh cũng giảm đi và kết quả là hiệu quả mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng cũng giảm theo.
35
Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, các cá nhân có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng theo.
Thứ ba, đối thủ cạnh tranh
Việc các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào, cùng với việc phát triển ngày càng nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong nước như quỹ tín dụng nhân dân các công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính… đã làm cho thị trường tài chính trở nên sôi động hơn, cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn. Đối thủ cạnh tranh là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong đó sự canh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng của các ngân hàng… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân của ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên cạnh tranh đem lại lợi ích cho khách hàng và đem lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế. Chính điều này sẽ tạo ra động lực để các ngân hàng luôn phải ý thức việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tạo ra đƣợc sự khác biệt vƣợt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác góp phần phát triển hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng.
Thứ tư, chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước
Chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước ảnh hưởng hưởng đến hiệu quả của các hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay cá nhân kinh doanh. Khi nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài như nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm thuế cho các công ty mới thành lập tạo công ăn việc làm cho người lao động…sẽ tác động nền kinh tế phát triển, thất nghiệp giảm từ đó làm tăng mức sống của người dân chi tiêu và làm cho hoạt động cho vay của các NHTM phát triển. Mặt khác, các chính sách nhƣ giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất cho vay đối với hộ nông dân, hộ nghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị với nông thôn… cũng sẽ có ảnh hưởng
36
đến nhu cầu vay vốn của dân cư trước mắt và lâu dài, từ đó tác động tới định hướng phát triển tín dụng cá nhân của các ngân hàng.
Thứ năm, khả năng tiếp cận vốn khách hàng cá nhân.
Từ một số đặc điểm cố hữu của khách hàng cá nhân là: kinh doanh mang tính tự phát, thiếu định hướng, thông tin tình hình tài chính của cá nhân và DNSN thường thiếu tính minh bạch, thiếu tài sản đảm bảo… làm cho việc tiếp cận nguồn vốn kinh doanh của các đối tƣợng này còn gặp nhiều khó khăn.
37