Yếu tố xuất phát từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng bình PGD quảng trạch (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Yếu tố xuất phát từ phía ngân hàng

Thứ nhất, Trình độ ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật.

+ Trong hoạt động ngân hàng, khoa học công nghệ hiện đại đóng vai trò hết sức quan trọng từ khâu quản lý đến tác nghiệp. Đối với hoạt động cho vay cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ. Công nghệ thông tin hiện đại cho phép các ngân hàng triển khai các quy trình nghiệp vụ cho vay hợp lý hơn, khoa học hơn. Công nghệ thông tin hỗ trợ rất lớn trong việc lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, tăng tốc độ xử lý thông tin, cho phép các giao dịch trực tuyến đƣợc thực hiện nhanh chóng.

Ngoài ra, do đặc điểm cho vay sản xuất kinh doanh khách hàng thường phải giao dịch chuyển tiền thanh toán và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng nhƣ vấn tin tài khoản, nhận tin nhắn biến động số dƣ… đòi hỏi công nghệ ngân hàng phải phát triển để khách hàng tiện giao dịch

Thứ hai, Chính sách tín dụng của ngân hàng, chi nhánh

+ Chính sách cấp tín dụng là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay sản xuất

31

kinh doanh đối với cá nhân nói riêng. Chính sách tín dụng đối với khách hàng mà các ngân hàng áp dụng được thể hiện bằng định hướng phát triển, quy chế, quy trình cấp tín dụng, phân cấp thẩm quyền… với mục đích cuối cùng là cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó đạt đƣợc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

+ Một chính sách tín dụng hiệu quả giúp ngân hàng thống nhất về phương thức cấp tín dụng, đối tƣợng cho vay, thông tin yêu cầu về hồ sơ vay vốn rõ ràng, từ đó tạo cho khách hàng sự an tâm, hài lòng về sản phẩm cho vay. Do vậy việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, đủ sức cạnh tranh là việc cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Thứ ba, nguồn nhân lực

+ Trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân nói riêng, nguồn nhân lực luôn luôn là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc điểm của cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân là số lƣợng món vay lớn, thông tin khách hàng cá nhân không đƣợc rõ ràng, minh bạch nhƣ khách hàng doanh nghiệp lớn. Vì vậy, cán bộ QLKH phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng rãi và nhạy bén thì mới thẩm định chính xác khách hàng và phương án vay vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.

+ Để đảm bảo cho hoạt động cho vay đối với cá nhân của ngân hàng phát triển ổn định, an toàn, bền vững thì trước hết phải có đội ngũ lãnh đạo có năng lực quản ly điều hành, không chỉ tuân thủ các quy định của pháp luật mà phải có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng, biết phân tích đánh giá rủi ro có thể có của mỗi loại hình dịch vụ, xu hướng phát triển của mỗi loại nghiệp vụ… để có các biện pháp dự phòng và bước đi thích hợp. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo cán bộ vững nghiệp vụ chuyên môn, ứng dụng nhanh các đổi mới công nghệ ngân hàng. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay ngoài trình độ chuyên môn của nhân viên thì phong cách giao tiếp khéo léo trong ứng xử của nhân viên đƣợc đánh giá cao.

Thứ tƣ, Năng lực tài chính

32

+ Năng lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của một ngân hàng. Chỉ khi năng lực tài chính đủ mạnh thì ngân hàng mới có đủ vốn để trang bị các tài sản cần thiết cho việc kinh doanh của họ trong đó có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Bên cạnh đó vốn còn đƣợc đƣợc dùng vào các hoạt động thiết thực khác như khảo sát thị trường, nghiên cứu sản phẩm mới, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi…

+ Quan trọng hơn, một ngân hàng có quy mô lớn sẽ dễ dàng tạo đƣợc sự tin cậy nơi khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước. Nếu vốn nhỏ sẽ không đủ lực để đa dạng các dịch vụ và nâng nâng cao các dịch vụ sẵn có. Muốn vậy, mỗi ngân hàng phải chủ động xây dựng chiến lƣợc tăng vốn dài hạn, theo những lộ trình thích hợp phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng kiểm soát của mỗi ngân hàng trong từng chu kỳ.

Thứ năm, mạng lưới phân phối

Đặc điểm của khách hàng cá nhân là có địa điểm phân tán nhiều nơi, các đối tượng vay để sản xuất kinh doanh có nhu cầu chuyển khoản thanh toán thường xuyên Chính vì vậy, mạng lưới kênh phân phối đóng vai trò rất quan trong việc mở rộng thị trường cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân. Mạng lưới của ngân hàng càng rộng, phân bố ở những địa bàn hợp lý càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch đồng thời góp phần giảm đƣợc chi phí cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Tại địa điểm gần khách hàng, ngân hàng có thể dễ dàng thẩm định, cho vay, giải ngân… có điều kiện thuận lợi để mở rộng hơn hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này. Tùy theo từng địa phương, mật độ dân cư và các phân khúc thị trường tiềm năng mà các ngân hàng có kế hoạch xây dựng địa điểm, chi nhánh mới hiệu quả.

Thứ sáu, quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng

Trong thực tế, mục tiêu cơ bản của hầu hết NHTM là lợi nhuận, an toàn và sự lành mạnh của các khoản cấp tín dụng. Do đó, một quy trình tín dụng đƣợc thiết lập để hợp lý và áp dụng một cách linh hoạt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM. Tùy thuộc vào quy mô của từng ngân

33

hàng, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học, thời hạn cho vay, hình thức cho vay và lĩnh vực cho vay mà quy trình tín dụng có thể đƣợc thiết kế khác nhau.

Nhƣng dù đƣợc thiết kế nhƣ thế nào thì thông tin về khách hàng vẫn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, giúp cho ngân hàng xác định khá chính xác về đối tƣợng vay vốn, uy tín, thiện chí trả nợ, tính khả thi của phương án vay vốn. Để các khoản vay an toàn và hiệu quả, ngân hàng cần khai thác thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ khách hàng, các cơ quan chức năng có liên quan (thuế, trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước…), trực tiếp phỏng vấn khách hàng, cập nhập thông tin thị trường nhằm phục vụ kịp thời cho các giai đoạn của quy trình tín dụng. Giai đoạn phân tích tín dụng là các giai đoạn quan trọng, song giai đoạn quyết định tín dụng là giai đoạn quan trọng nhất, hình thành quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng thông qua hợp đồng tín dụng. Kết quả đánh giá của nhân viên tín dụng sẽ quyết định đến hiệu quả tín dụng. Do đó, quy trình tín dụng cần xây dựng trên cơ sở khai thác thông tin khách hàng càng nhiều càng tốt Ngoài ra công tác phê duyệt tín dụng cần phải tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan.

Thứ bảy, sản phẩm dịch vụ

Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay, các ngân hàng không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm củng cố và mở rộng thị phần, duy trì khả năng cạnh tranh, cần luôn thay đổi theo hướng tăng tiện ích và nâng cao chất lƣợng phục vụ. Nếu những sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng đơn điệu, chất lƣợng không cao, đáp ứng chƣa tốt nhu cầu khách hàng thì ngân hàng đó ít có khả năng có đƣợc sự phát triển lớn mạnh, một quy mô hoạt động rộng lớn trong lĩnh vực này. Do vậy, các quyết định liên quan đến phát triển sản phẩm cho khách hàng và xu hướng của khách hàng. Việc tìm hiểu

34

và thỏa mãn nhu cầu của họ là điều rất quan trọng và mang ý nghĩa sống còn đối với các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng bình PGD quảng trạch (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)