CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH – PGD QUẢNG TRẠCH
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Vietinbank PGD Quảng Trạch đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Điều này đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất về mục tiêu hoạt động, được xây dựng tương đối cụ thể, chi tiết về thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu và các chỉ tiêu dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân theo hàng tháng, quý.
Thứ hai, về nội dung hoạt động cho vay:
- PGD đã tuân thủ, triển khai các chính sách, sản phẩm cho vay theo đúng chỉ đạo của Vietinbank nói chung và Vietinbank chi nhánh Quảng Bình nói riêng.
- PGD đã thực hiện một số hoạt động nghiên cứu thị trường để có những biện pháp phù hợp để phát triển khách hàng cho vay cá nhân kinh doanh trên địa bàn.
- Đã thúc đẩy các hoạt động quảng bá, phân phối thông qua một số biện pháp như băng rôn, Áp phích, tờ rơi, tiến hành tài trợ một số chương trình trên địa bàn huyện…
76
- PGD đã tích cực trọng việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay cá nhân kinh doanh để nâng cao chất lƣợng dịch vụ.
Thứ ba, về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay cá nhân kinh doanh đã đƣợc PGD quan tâm và thực hiện theo đúng quy trình cho vay, kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay cá nhân kinh doanh cũng được thực hiện trong cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay.
Thứ tƣ về các chỉ tiêu đánh giá.
- Về quy mô cho vay cá nhân kinh doanh, số lƣợng khách hàng, dƣ nợ cho vay và doanh số cho vay cá nhân kinh doanh gia tăng mạnh mẽ kể từ khi thành lập đến nay. Mới có hơn một năm thành lập PGD nhƣng dƣ nợ cho vay cũng nhƣ số lƣợng khách hàng đã gia tăng rất nhanh gấp từ 2 – 3 lần so với 1 năm trước.
- Về cơ cấu dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh cho thấy, hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh ngày một đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay cá nhân nói chung riêng và cho vay của PGD. Theo đó, tỷ trọng cho vay CNKD đều có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm luôn đạt được ở mức cao, điều này làm giảm hạn chế về tổn thất nếu có rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại.
- Về chất lƣợng hoạt động cho vay đƣợc đánh giá khá tốt ở cơ sở vật chất, thái độ thân thiện, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ nhân viên.
- Về kết quả tài chính cho thấy, lợi nhuận từ hoạt động cho vay CNKD tại Vietinbank PGD Quảng Trạch ngày càng gia tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng.
- Về các chỉ tiêu rủi ro: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát và vẫn nằm trong mục tiêu cho phép của PGD.
- Về thị phần: Vietinbank PGD Quảng Trạch đang dần chiếm lĩnh thị phần cho vay cá nhân kinh doanh so với các NHTM khác có lịch sử lâu đời trên địa bàn huyện nhƣ Agribank, BIDV.
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động cho vay CNKD tại Vietinbank PGD Quảng Trạch vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục để đảm bảo
77
hoạt động cho vay CNKD đƣợc phát triển một cách an toàn, hiệu quả. Các hạn chế cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, đối với xác định mục tiêu của hoạt động cho vay CNKD tại Vietinbank PGD Quảng Trạch vẫn còn mang tính chất chủ quan và chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu đƣợc đƣa xuống từ phía Vietinbank chi nhánh Quảng Bình. Chƣa có các cơ sở khách quan để xây dựng mục tiêu phù hợp với từng thời kỳ, đặc điểm của khách hàng trên địa bàn huyện.
Thứ hai, về nội dung hoạt động cho vay CNKD tại Vietinbank PGD Quảng Trạch cho thấy:
- Vietinbank PGD Quảng Trạch mới chỉ tập trung phát triển, mở rộng khách hàng cho vay cá nhân kinh doanh mà chƣa thực sự quan tâm đánh giá các sản phẩm, chính sách vay có phù hợp không.
- Công tác nghiên cứu thị trường như phân tích các sản phẩm cho vay CNKD của các NHTM trên địa bàn; Khảo sát nhu cầu vay vốn kinh doanh của KHCN trên địa bàn huyện Quảng Trạch; Phân tích, đánh giá xu hướng vay vốn kinh doanh của KHCN trên địa bàn huyện không đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện.
- Công tác thực hiện marketing mới chỉ tập trung bằng các hình thức marketing truyền thống. Các hình thức marketing hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin chƣa đƣợc PGD áp dụng và triển khai. Hiện tại PGD mới chỉ đẩy mạnh kênh phân phối trực tiếp, trong khi đó, số lƣợng cán bộ QHKH tại chi nhánh lại rất thấp so với tiểm năng phát triển của huyện. Các kênh phân phối hiện đại nhƣ cho vay online, cho vay qua các tổ chức đoàn thể chƣa đƣợc triển khai tại Vietinbank PGD Quảng Trạch.
- Các hoạt động nâng cao chất lƣợng dịch vụ mới chỉ thực hiện thụ động theo chỉ đạo của Vietinbank và Vietinbank chi nhánh Quảng Bình. PGD chƣa thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng của riêng PGD trên địa bàn huyện. Đặc biệt các hoạt động nhƣ Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cho vay CNKD; Có hòm thư, đường dây nóng để khiếu nại, tố cáo thái độ làm việc của nhân viên chƣa có tại PGD.
78
Thứ ba, công tác kiểm soát rủi ro: Chi nhánh quá quan tâm đến việc mở rộng quy mô cho vay mà ít quan tâm đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng sau cho vay đối với các khoản cho vay CNKD.
Thứ tƣ, các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay:
- Cơ cấu cho vay đang tập trung quá nhiều vào một số loại sản phẩm cho vay, đặc biệt là hai sàn phẩm cho vay siêu nhỏ và cho vay nhỏ lẻ. Đây là những đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi những biến động của nền kinh tế. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay CNKD chƣa tạo đƣợc sự hài lòng của khách hàng nhƣ “Cán bộ QHKH của VietinBank PGD Quảng Trạch có phong cách làm việc chuyên nghiệp”; “Lãi suất cho vay có tính cạnh tranh cao so với các NHTM khác trên địa bàn”; “Thời gian làm việc linh hoạt”; “Thời gian giải quyết hồ sơ theo đúng thời gian thông báo”.
- Thị phần vẫn còn rất nhỏ cần phải tiếp tục mở rộng triển khai trong hoạt động cho vay của mình.
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan
- Số lƣợng đội ngũ cán bộ nhân viên tại Vietinbank PGD Quảng Trạch là rất ít so với số lƣợng khách hàng, dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh tại chi nhánh, tiềm năng chƣa khai thác trên địa bàn huyện Quảng Trạch. Các cán bộ nhân viên chƣa tạo đƣợc tác phong chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn cũng nhƣ mức độ am hiểu về sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế.
- Bộ máy tổ chức vẫn còn đơn giản, chƣa chuyên môn hóa.
- Mô hình quản lý tín dụng tại PGD chƣa có sự tách bạch giữa các bộ phận với chức năng chuyên biệt: chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng quản lý rủi ro (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng, xử lý nợ xấu…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, giải ngân, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).
79
- PGD thiếu kinh phí để tổ chức nghiên cứu thị trường một cách bài bản cũng như thực hiện thường xuyên các hoạt động cổ động truyền thông và chăm sóc khách hàng.
b. Nguyên nhân khách quan
- Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 đã gây tổn thương rất lớn đến các cá nhân kinh doanh trong năm 2020. Điều này đã khiến cho nhiều cá nhân kinh doanh phải đóng cửa và ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay vốn cũng như rủi ro trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện Quảng Trạch.
- KHCN vẫn còn rất khó khăn trong việc chứng minh tài chính để tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
- Đạo đức của một số khách hàng không tốt: chủ tâm lừa gạt, giả mạo chữ ký, chứng từ, chây lì không trả nợ, sử dụng vốn sai mục đích…dẫn đến nhiều rủi ro cho ngân hàng khi cho vay.
- Số lƣợng các NHTM trên địa bàn huyện Quảng Trạch là khá nhiều, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng phát triển khách hàng trên địa bàn huyện.
- Khả năng quản lý kinh doanh của cá nhân kinh doanh: năng lực quản lý và trình độ điều hành hoạt động còn hạn chế. Do đặc điểm của cá nhân kinh doanh và đặc thù khách hàng của Chi nhánh hầu hết là nông dân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nên trong quá trình thực hiện dự án sản xuất kinh doanh nếu xảy ra rủi ro thì khả năng xử lý vấn đề còn thấp, khả năng nắm bắt các thông tin để phục vụ cho công việc còn chậm trễ và hạn chế. Mặt khác, khi cá nhân kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì thường chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, hàng hóa nhưng không đổi mới cách thức, phương thức quản lý hoặc nâng cao trình độ cho phù hợp với quy mô lớn. Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho việc kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh gặp nhiều khó khăn.
80
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH – PHÒNG GIAO DỊCH QUẢNG TRẠCH