Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng bình PGD quảng trạch (Trang 33 - 39)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh

25

- Số lƣợng khách hàng: là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng. Trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, số lƣợng khách hàng thể hiện số khoản vay SXKD mà ngân hàng cung cấp cho KHCN.

- Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng Tốc độ tăng

trưởng KHCN vay SXKD (%)

=

(Số lƣợng KH năm (t) – Số lƣợng KH năm (t-1)) x 100 Số lƣợng KH năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết, số lƣợng khách hàng năm (t) tăng (giảm) so với năm (t- 1) là bao nhiêu (cả về số lượng tương đối và số tuyệt đối). Thông qua chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá việc hoạt động quy mô và đối tƣợng khách hàng tại ngân hàng.

- Số lƣợt khác hàng:

Số lƣợt khách hàng: Là số lần khách hàng đến giao dịch với ngân hàng trong một năm. Trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, số lƣợt khách hàng thể hiện số lần khách hàng tới thực hiện vay với mục tiêu SXKD. Và khi số lƣợt khách hàng tăng lên thì nó thể hiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng đƣợc hoàn thiện. Nó cũng cho biết sự tin tưởng của khách hàng với ngân hàng.

- Dƣ nợ tín dụng: là con số thời điểm, phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm. Căn cứ vào mức dƣ nợ và tỷ lệ dƣ nợ có thể cho ta biết ngân hàng có thực hiện tăng trưởng tín dụng hay không, vì khi ngân hàng thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng thì dư nợ tín dụng thường ở mức cao.

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng Tốc độ tăng

trưởng dư nợ cho vay SXKD

KHCN (%)

=

(Dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh năm (t) – Dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh năm (t-1)) x 100 Dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh năm (t-1)

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh năm (t) tăng, giảm so với năm (t-1) bao nhiêu lần.

- Thị phần cho vay cá nhân kinh doanh

26

Chỉ tiêu thị phần của ngân hàng thể hiện kết quả cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay cá nhân kinh doanh trên thị trường mục tiêu. Thị phần được tính bằng tỷ trọng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng so với tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh của tất cả các ngân hàng trên thị trường mục tiêu.

Thị phần này tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng có tín hiệu tốt.

b. Chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu

- Tỷ lệ dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh trong tổng dƣ nợ

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay cá nhân kinh

doanh (%)

=

Dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh x 100 Tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này cho biết mức độ dƣ nơ cho vay cá nhân kinh doanh trong tổng dƣ nợ. Tỷ lệ này càng cao cho thấy cho vay cá nhân kinh doanh càng quan trọng.

- Cơ cấu dƣ nợ cho vay CNKD theo loại sản phẩm Tỷ lệ dƣ nợ cho

vay cá nhân kinh doanh loại i (%)

=

Dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh loại i x 100 Tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh

Chỉ tiêu này phản phản ánh sự đa dạng sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhƣ: cho vay mua nhà, cho vay mua xe ô tô, cho vay mua đồ dùng gia đình,…

- Cơ cấu dƣ nợ cho vay CNKD theo thời hạn Tỷ lệ dƣ nợ cho

CNKD ngắn hạn (%)

=

Dƣ nợ cho vay CNKD ngắn hạn x 100 Tổng dƣ nợ cho vay CNKD

Tỷ lệ dƣ nợ cho CNKD dài hạn

(%)

=

Dƣ nợ cho vay CNKD dài hạn x 100 Tổng dƣ nợ cho vay CNKD

27

Chỉ tiêu này cho biết đƣợc cơ cấu phân bổ dƣ nợ cho vay theo thời gian ngắn hạn, dài hạn có cân đối với nguồn vốn huy động hay không.

- Cơ cấu dƣ nợ theo tài sản đảm bảo Tỷ lệ dƣ nợ cho

CNKD có TSĐB (%)

=

Dƣ nợ cho vay CNKD TSĐB x 100 Tổng dƣ nợ cho vay CNKD

Tỷ lệ dƣ nợ cho CNKD không có

TSĐB (%)

=

Dƣ nợ cho vay CNKD không có TSĐB x 100 Tổng dƣ nợ cho vay CNKD

Cơ cấu này cho biết được tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo. Thông thường, tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo càng lớn cho thấy hoạt động cho vay CNKD sẽ giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

c. Chỉ tiêu đánh giá về chất lƣợng hoạt động cho vay

Sự gia tăng về chất lƣợng dịch vụ đƣợc thể hiện qua sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng phản ánh việc đáp ứng mức độ thỏa mãn cao của khách hàng. Theo Philip Kotler, sự hài lòng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm dịch vụ với những kỳ vọng của người đó. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng, hoặc rất hài lòng với một sản phẩm nghĩa là lúc đó mức độ thỏa mãn nhu cầu thực tế từ việc sử dụng sản phẩm bằng hoặc lớn hơn mức độ thỏa mãn nhu cầu mong đợi. Nếu mức độ thỏa mãn nhu cầu thực tế nhỏ hơn mức độ thỏa mãn nhu cầu mong đợi, khách hàng sẽ không hài lòng. Để nâng cao sự hài lòng của khách hàng, ngân hàng cần nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đảm bảo sản phẩm dịch vụ có nhiều tiện ích, lợi ích thiết thực phục vụ cho khách hàng. Khi khách hàng hài lòng với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành: tiếp tục sử dụng sản phẩm của ngân hàng, tăng cường giao dịch với ngân hàng, tin tưởng và dễ chấp nhận, ủng hộ các sản phẩm mới của ngân hàng và sẵn sàng giới thiệu về ngân hàng cho người thân, bạn bè..từ đó, làm gia tăng khách hàng mới, đem tới doanh số và lợi nhuận cho ngân hàng.

d. Chỉ tiêu về kết quả tài chính

28

- Lợi nhuận từ cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM.

- Tỷ trọng lợi nhuận cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM Tỷ trọng lợi nhuận từ

cho vay cá nhân kinh doanh (%)

=

Lợi nhuận từ cho vay cá nhân kinh doanh x 100

Tổng lợi nhuận của NHTM

Tỷ trọng lợi nhuận thu đƣợc từ cho vay cá nhân kinh doanh tăng và giảm qua các năm phản ánh được quy mô và xu hướng tăng trưởng cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM là có hiệu quả và là tín hiệu tốt để tiếp tục tăng trưởng cho vay cá nhân kinh doanh

e. Chỉ tiêu về rủi ro cho vay cá nhân kinh doanh - Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay cá nhân kinh doanh Tỷ lệ nợ quá hạn

cho vay cá nhân kinh doanh (%)

=

Dƣ nợ quá hạn cho vay cá nhân kinh doanh x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh

Việc phân loại nợ theo nhóm nợ căn cứ vào mức độ rủi ro ( nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 - nợ cần chú ý, nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 - nợ nghi ngờ, nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn).

Nhóm 1: Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nhóm 2: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày Nhóm 3: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày Nhóm 4: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Nhóm 5: Nợ quá hạn trên 360 ngày

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chƣa phản ánh chi tiết, cụ thể về tổn thất có thể gặp phải của ngân hàng. Chính vì vậy, ngoài chỉ tiêu này, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác để đánh giá chính xác hơn công tác hạn chế rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng.

29

Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân kinh

doanh (%)

=

Dƣ nợ xấu cho vay cá nhân kinh doanh x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh

Nợ xấu theo Thông tư số 02/2013/TT - NHNN của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam phân loại nợ vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Đây là những khoản nợ khó có khả năng thu hồi. Tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân kinh doanh cho biết trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, đây là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ nguy cơ tổn thất càng lớn.

Hai chỉ tiêu tỷ lệ nợ cho vay cá nhân kinh doanh từ nhóm 2 - nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân kinh doanh nếu có xu hướng tăng là biểu hiện chất lượng nghiệp vụ tại NH kém và rủi ro tín dụng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhƣợc điểm là mỗi nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau mà chỉ tiêu này phản ánh chung cả 3 nhóm nợ.

Vì vậy, cần nghiên cứu thêm các chỉ tiêu khác.

- Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ nợ cho vay cá

nhân kinh doanh có khả năng mất vốn (%)

=

Dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh nhóm 5 x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng vốn vay tiêu dùng thì có bao nhiêu đồng vốn có khả năng bị mất không thu hồi đƣợc. Tỷ lệ này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ dƣ nợ này thấp cho thấy khả năng quản lý vốn của ngân hàng tốt, chất lƣợng tín dụng tốt, việc hạn chế rủi ro của ngân hàng đạt hiệu quả cao.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là số tiền đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro đƣợc tính trên số dƣ nợ gốc của khách hàng bao gồm: dự phòng cụ thể, dự phòng chung và toàn bộ dự phòng đƣợc tính vào chi phí hoạt động của NHTM.

30

Dự phòng cụ thể là khoản tiền đƣợc trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ:

Tỷ lệ nợ trích lập dự phòng trong cho vay cá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng bình PGD quảng trạch (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)