Cách mạng công nghiệp 4.0

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân sự tại công ty cổ phần viễn thông quân Đội vietel chi nhánh cà mau thời kỳ cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.3 Cách mạng công nghiệp 4.0

Thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã được áp dụng cho sự phát triển công nghệ quan trọng một vài lần trong 75 năm qua, và là để thảo luận về học thuật. Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011.

Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.

Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc CMCN lần thứ 4”, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái

niệm Công nghiệp 4.0 của Đức. Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này không giống như bất kỳ điều gì mà loài người đã từng trải qua.

Cụ thể, đây là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS).

Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số; tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,...

Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.

1.1.4. Tầm quan trọng của nhân sự trong doanh nghiệp:

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .

Con người, với khả năng sáng tạo, lao động cần cù siêng năng của mình, đã phát minh ra những dụng cụ từ ban đầu là thô sơ cho đến phát triển công nghệ cao, khoa học kỹ thuật cao như ngày nay đã phục vụ được nhu cầu bản thân và phát triển xã hội.

Quản trị Nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra.

Quản trị Nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sự là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong mọi tổ chức.

Quản trị Nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp}

1.1.5 HR 4.0 tác động đến nhân sự doanh nghiệp:

Những xu hướng nhân sự mới đã tạo ra thay đổi lớn và tác động nhất định khiến doanh nghiệp khó mà thành công nếu chỉ giữ nguyên chiến lược cũ. Điều này thúc đẩy các CEO/ quản lý cấp cao phải thay đổi nếu muốn giữ chân nhân tài, duy trì lao động ổn định cho doanh nghiệp. Từ đó, áp dụng công nghệ cho nhân sự cũng được nâng cấp, đổi mới.

Tuyển dụng và quản lý nhân sự đã thay đổi trên 3 phương diện chính:

• Tự động hóa: Thay thế tất cả các bước tuyển dụng và quản lý thủ công bằng công nghệ và một nền tảng thống nhất, để nhân viên có thể tập trung nguồn lực cho các nghiệp vụ nhân sự quan trọng khác.

• Tối ưu hóa: Nền tảng quản trị nhân sự HRM 4.0 trong xu hướng HR 4.0 cho phép số hóa tất cả các dữ liệu nhân sự trên nền tảng số, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý thông số và tối ưu hóa nguồn lực. Tối ưu hóa còn giúp doanh nghiệp cắt giảm nhiều chi phí về giấy tờ, thời gian,…

• Đánh giá và dự báo: HR 4.0 với công nghệ chính là một radar dự báo, giúp doanh nghiệp sẵn sàng tâm thế để mở rộng quy mô bất cứ lúc nào. Doanh nghiệp giờ đây hoàn toàn chiếm ưu thế “chủ động hành động” thay vì “chờ đợi để đối phó”

với các biến động nhân lực trong tương lai.

Nói cách khác, với xu hướng HR 4.0, các chuyên viên nhân sự cần tích hợp các chức năng nhân sự nhanh hơn, trực tiếp tham chiến cùng với các chức năng trong vận hành. Các hoạt động nhân sự cần hướng tới khách hàng – nhân viên trong doanh nghiệp cũng như khách hàng bên ngoài của công ty do khách hàng đòi hỏi trực tiếp và cấp thời tới doanh nghiệp.

1.1.6 Chất lượng nhân sự:

Theo giáo trình Nguồn nhân lực, Đại học Lao động Xã hội (2011) thì: “Chất lượng NS là khái niệm tổng hợp về những người thuộc NS được thể hiện ở các mặt sau đây: sức khỏe của người lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực thực tế về tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, tính năng động xã hội, phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc, môi trường làm việc, hiệu quả hoạt động lao động của NS và thu nhập mức sống và mức độ thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Có thể thấy “chất lượng NS” là một khái niệm có nội hàm rất rộng, là một trong những yếu tố để đánh giá NS. Chất lượng NS thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NS, bao gồm:

a. Trí lực:

Năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người. Khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người. Trí tuệ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn lực con người bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ. Trình độ văn hóa, với một nền tảng học vấn nhất định là cơ sở cho phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật. Gồm trình độ tổng hợp từ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng lao động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là điều kiện đảm bảo cho NS hoạt động mang tính chuyên môn hóa và chuyên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân sự tại công ty cổ phần viễn thông quân Đội vietel chi nhánh cà mau thời kỳ cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)