Tiêu chí đánh giá về thể lực của người lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân sự tại công ty cổ phần viễn thông quân Đội vietel chi nhánh cà mau thời kỳ cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.1 Tiêu chí đánh giá về thể lực của người lao động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế” [22, Tr 1]. Theo đó:

- Trạng thái sức khỏe:

+ Sức khỏe thể chất: Sức khỏe là trạng thái hoạt động thoải mái một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội. Điều này không đồng nghĩa với việc cơ thể có bệnh hay đang bị thương tật. Tuy định nghĩa này vẫn còn nhiều tranh cãi.

Ngoài ra, có một số định nghĩa đã được đưa ra, định nghĩa gần nhất về sức khỏe thể chất chính là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình. Theo các hệ thống phân loại quốc tế về Gia đình của tổ chức Y tế Thế giới WHO gồm: Hệ thống phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF), Phân loại quốc tế về Bệnh tật thường được sử dụng để đo đạc các thành phần sức khỏe.

Vì vậy, có sức khỏe tốt là một trong những quyền cơ bản của con người dù thuộc chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế, xã hội nào.

Vì vậy, sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát đây là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất, thoải mái và sảng khoái càng dễ khiến bạn khỏe mạnh. Sự thoải mái về thể chất là sức lực của cơ thể, sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khả năng có thể chống lại các yếu tố gây bệnh, kèm theo đó là khả năng chịu đựng được các yếu tố, điều kiện khắc nghiệt của môi trường đem lại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Sức khỏe tinh thần: Sức khỏe tinh thần là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống cảm xúc của con người. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tinh thần là trạng thái trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng.

Người có sức khỏe tinh thần tốt là người có tinh thần khỏe mạnh, luôn tích cực trong suy nghĩ, biết cách kiểm soát hành vi và cảm xúc. Khi đối mặt với những khó khăn thử thách, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn

+ Sức khỏe xã hội: Sức khỏe chịu tác động tổng hợp của các yếu tố thiên nhiên (vật lý, hóa học…), sinh học và kinh tế, xã hội… Và trong đó, yếu tố xã hội có tác động rất lớn đến sức khỏe của con người. Từ môi trường đến xã hội, nhiều yếu tố trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Bạn hẳn đã nghe mọi người nói về việc con người là "động vật xã hội". Thuật ngữ này thực sự chứa đựng một số sự thật. Cha mẹ, bạn bè và đồng nghiệp, tất cả đều là một phần trong cuộc sống xã hội, việc giao tiếp xã hội có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe của người lao động. Sức khỏe xã hội được định nghĩa là khả năng tương tác, thích ứng và sống của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội. Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan... Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng, là việc giải quyết hài hòa giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.

Điều này có thể bao gồm đi chơi với bạn bè, tham dự một sự kiện gia đình, đi phượt với mọi người,... Mặc dù những ví dụ này có vẻ không phải là những hoạt động bất thường đối với một số người, nhưng nhiều cá nhân có thể gặp khó khăn trong các tình huống xã hội

- Trình độ học vấn: Học vấn là những kiến thức được tích lũy qua việc học tập, đọc sách, tìm hiểu hay học hỏi từ người khác. Người có trình độ học vấn là người có hiểu biết. Tùy vào khả năng mà mỗi người có trình độ khác nhau. Sự nghiệp có rộng mở hay không, tương lai có thể tốt hơn không cũng dựa vào học vấn.

Trình độ học vấn được thể hiện về mức độ học vấn của một người và được chia thành các cấp bậc từ nhỏ đến lớn như sau: Cấp tiểu học, cấp trung học, cấp đại học… Mỗi cấp bậc như vậy thì sẽ được gọi là trình độ học vấn. Tại Việt Nam, bậc phổ thông bao gồm có 12 năm học, trong đó sẽ có 5 năm Tiểu học, 4 năm Trung học cơ sở và có 3 năm Trung học Phổ thông. Do đó về trình độ học vấn của những người tốt nghiệp Tiểu học là 5/12, hay khi tốt nghiệp Trung học cơ sở là 9/12 và khi tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ là 12/12. Các bậc học sau phổ thông bao gồm có:

Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Sau Đại học (Cao học, Nghiên cứu sinh,…)

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trình độ chuyên môn là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kỹ năng, hay nói cách khác trình độ chuyên môn sự am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực nào đó. Một người có trình độ chuyên môn là họ nắm vững những kiến thức mà họ được đào tạo đồng thời họ cũng biết vận dụng những kiến thức đó vào trong cuộc việc. Trình độ chuyên môn được thể hiện qua những cấp bậc nhất định như: Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ,… Cách ghi trình độ chuyên môn trong Sơ yếu lý lịch hay hồ Sơ xin việc là trình độ chuyên môn cao nhất tại thời điểm bạn khai + chuyên ngành đào tạo. Ví dụ ghi trình độ chuyên môn: Cử nhân luật, Kỹ sư công nghệ thông tin…

- Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm (soft skills) là tập hợp kỹ năng liên quan đến hoạt động trong cuộc sống. Có thể kể đến một số “kỹ năng cần thiết”: Khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi, ứng xử, thái độ giữa người với người, tư duy, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết xung đột… Nhờ vậy, nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng tương tác, làm việc trong tập thể của ứng viên, từ đó xem xét sự phù hợp với môi trường của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân sự tại công ty cổ phần viễn thông quân Đội vietel chi nhánh cà mau thời kỳ cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)