CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN SỰ CHI NHÁNH VIETTEL CÀ MAU
2.2 Thực trạng chất lượng nhân sự tại Tập đoàn công nghệ Viễn thông Cà Mau
2.2.3 Thực trạng tâm lực
Chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, nhân cách con người, lối sống tác phong làm việc, tinh thần, ý thức thái độ…của người lao động là những yếu tố thể hiện phẩm chất nguồn lực.
Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội - Viettel Cà Mau là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, công ty luôn tăng cường đẩy
mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức đối với mỗi cán bộ nhân viên. Công ty thường xuyên triển khai các chương trình thi đua khen thưởng, tổ chức tuyên dương cá nhân có thành tích tốt trong tuần, tháng, quý, năm tạo động lực kích thích. Từ đó cá nhân người lao động đã góp phần nâng cao chất lượng nhân sự, dặc biệt là phải phát huy tinh thần hăng say lao động, năng suất và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Để thích ứng và thực hiện trách nhiệm nghề nghiệp của người lao động, công ty đã ký kết các văn bản về luật lao động, thỏa ước tập thể và quy chế tài chính. Các Giấy khen, Bằng khen được trao cho các cá nhân, tập thể xuất sắc là minh chứng rõ ràng cho thấy phẩm chất đạo đức tốt và thái độ nghiêm túc, nhiệt tình trong công việc của CBCNV công ty. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao phẩm chất cá nhân của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Nhân viên của đơn vị được đánh giá là thông minh, cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi nhưng bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế cố hữu đó là: Tác phòng làm việc, kỷ luật lao động và sự tự giác trong công việc. Về thái độ của đội ngũ nhân lực trình độ cao của công ty, họ ngại sự thay đổi, hạn chế nhất là khả năng chuyển đổi công việc, khả năng thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý.
Để có cơ sở đánh giá phần thực hiện kết quả công việc mỗi cá nhân dựa trên bảng mô tả công việc của từng nhân viên, kế hoạch giao công việc trong tháng và kết quả làm việc trong thực tế công việc thực hiện được ghi nhận trong nhật ký công việc hàng tháng để xem xét mức hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên trên cơ sở kết quả công việc thực tế được giao, ý thức trách nhiệm và thời gian để giải quyết công việc của từng cá nhân và việc tuân thủ các nguyên tắc về kỷ luật lao động. Bảng tiêu chí đánh giá do Công ty xây dựng, có lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc và thống nhất áp dụng trong toàn Công ty.
Kết quả công việc là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá chất lượng công việc và chất lượng nguồn nhân lực. Người sử dụng lao động đánh giá hiệu quả công việc
của người lao động được mình tuyển dụng và tính hữu ích của người lao động này ở vị trí được giao phó bởi hiệu quả công việc. Các chỉ số hiệu suất nhân viên của công ty được chia thành bốn cấp độ thống kê như sau:
Bảng 2.12:Kết quả đánh giá thực hiện công việc của CBCNV Công ty
Nguồn: Phòng TCHC Bảng số liệu cho thấy kết quả đánh giá hiệu quả công việc của cấp quản lý và nhân viên được chia thành 4 cấp độ. Đặc biệt, “Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ” luôn ở mức cao nhất (luôn trên 70%) và có xu hướng tăng dần: 76,78% (năm 2018);
75,57% (năm 2019); 75,36% (năm 2020). Tuy nhiên, năm 2021 tỷ lệ này giảm và chiếm tỷ lệ chỉ có 37,22% là do trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh của Công ty, các chỉ tiêu giao cho CBNV rất khó để đạt kế hoạch, vì vậy ảnh hưởng đến đánh giá hoàn thành nhiệm vụ cuối năm.
Điều đó cho thấy: Người lao động sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình để thực hiện công việc tương đối tốt và năng lực làm việc tăng lên.
Nhận thức của nhân viên, trách nhiệm và đạo đức làm việc được cải thiện. Kết quả đánh giá hiệu quả công việc còn là cơ sở khen thưởng, kỷ luật trong công ty, là cơ sở để thực hiện các chính sách nhân sự trong công ty (như thăng chức, đề bạt, đào tạo lại).…
Tác giả tiến hành khảo sát cán bộ nhân viên về môi trường làm việc, không khí sự tin tưởng nơi làm việc. Kết quả như sau:
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về không khí làm việc
Nội dung Số
lượng Tỷ lệ
(%) Tần số tích lũy
Hoàn toàn không đồng ý 12 10.62 10.62
Không đồng ý 16 14.16 24.78
Bình thường 49 43.36 68.14
Đồng ý 25 22.12 90.27
Hoàn thoàn đồng ý 11 9.73 100.00
Tổng cộng 113 100
Nguồn: Tác giả thực hiện khảo sát Không khí làm việc vui vẻ, tin tưởng trong Công ty có thể nói đây là mong muốn của tất cả người lao động khi đi làm. Một môi trường làm việc lý tưởng tạo động lực cho nhân viên nỗ lực cống hiến hết mình, tạo ra giá trị nhiều nhất có thể, góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp. Môi trường làm việc được hiểu đơn giản là các điều kiện xung quanh, bao gồm mọi hoạt động của một nhân viên. Cụ thể hơn, môi trường bao gồm cả những điều kiện vật chất như: Không gian làm việc, thiết kế văn phòng, các thiết bị bổ trợ cho công việc,… và các điều kiện tinh thần như: sự tương tác xã hội tại nơi làm việc (gồm tương tác với đồng nghiệp, các lãnh đạo cấp trên và nhân viên), văn hóa Công ty, quy trình và thái độ - tinh thần làm việc trong tổ chức,... Môi trường làm việc lý tưởng trước tiên là môi trường có đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng, máy móc và trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho công việc. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi tràn đầy năng lượng tích cực, luôn đem đến và duy trì cho nhân viên sự hứng khởi và động lực để cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Những gì mà người lãnh đạo nói và làm tác động trực tiếp đến sự gắn kết và tham gia của nhân viên vào các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, niềm tin cấp trên tạo dựng được ở nhân viên sẽ có ảnh hưởng rất đáng kể đến kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nhìn vào bảng 2.13, ta thấy có 49 người lao động được khảo sát đánh giá bình thường về vấn đề môi trường bầu không khí nơi làm việc, chiếm tỷ lệ 43,36%; số lượng người được khảo sát hài lòng và hoàn toàn hài lòng với không khí làm việc trong công ty không cao, chỉ chiếm có 36 người trong tổng số 113 người được khảo sát, tỷ lệ thấp dưới 25%. Số lượng người được khảo sát cảm thấy không hài lòng với môi trường làm việc chiếm hơn 20 người trong tổng số 113 CBNV. Với số liệu khảo sát và tính toán của tác giả thì đây là vấn đề mà nhà quản trị cần quan tâm đưa ra
những phương pháp để chứng minh cho nhân viên của mình thấy răng công ty là nơi họ có thể gắn bó, tạo một môi trường làm việc thoải mái cho người lao động.