Các hoạt động nâng cao chất lượng NS trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân sự tại công ty cổ phần viễn thông quân Đội vietel chi nhánh cà mau thời kỳ cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4. Các hoạt động nâng cao chất lượng NS trong doanh nghiệp

1.4.1 Hoạt động tuyển dụng:

Thực hiện tốt công tác tuyển dụng cũng là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng NS, trong quá trình tuyển dụng cần chú ý:

- Tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu nhân lực, dựa trên vị trí cần tuyển và yêu cầu công việc để tuyển người, tránh tình trạng tuyển thừa hoặc thiếu, chất lượng không đảm bảo, tuyển không đúng nhu cầu.

Quy trình tuyển dụng phải được xây dựng, lên kế hoạch cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch. Các yêu cầu, tiêu chuẩn phải được nêu rõ, công khai rộng rãi để mọi ứng viên được biết. Phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, tránh tình trạng “con ông cháu cha” nhưng năng lực, phẩm chất đạo đức yếu kém được ưu tiên.

1.4.2 Hoạt động đào tạo:

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức đào tạo như:

- Đào tạo khi mới bắt đầu nhận việc: Khi mới bắt đầu nhận việc, phần lớn người lao động chưa quen với công việc, vì vậy, việc đào tạo này sẽ giúp họ làm quen với công việc; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh và công tác, các mối quan hệ của tổ chức, doanh nghiệp;

giúp người lao động trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Đào tạo trong khi làm việc: Hình thức đào tạo này giúp người lao động khắc phục các thiếu sót về kiến thức và kĩ năng để hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao ứng với chức danh công việc đảm nhận. Cùng với đó, người lao động cũng lĩnh hội được các kiến thức và kỹ năng mới đặt ra do sự thay đổi của kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu mới của doanh nghiệp. Các cách thức đào tạo thường áp dụng trong trường hợp này gồm:

+ Chỉ dẫn trong công việc.

+ Tổ chức các lớp đào tạo cho người lao động.

+ Gửi người lao động đi học tập ở các lớp chuyên sâu phục vụ cho công việc.

- Đào tạo cho công việc tương lai: Việc đào tạo này phục vụ cho các mục tiêu phát triển trong tương lai của doanh nghiệp hoặc của người lao động. Hình thức đào tạo này thường có 2 dạng chính:

+ Đào tạo phục vụ cho mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp:

Người lao động sẽ được cung cấp những kiến thức kĩ năng mà trong tương lai họ cần phải có hoặc hiện tại họ cần phải có thì doanh nghiệp mới thực hiện được mục tiêu đặt ra cho tương lai.

+ Đào tạo phục vụ cho mục tiêu phát triển trong tương lai của người lao động:

Doanh nghiệp sẽ đào tạo cho người lao động những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động trong tương lai có thể giữ vị trí quan trọng hơn, phù hợp với nguyện vọng của họ.

1.4.3 Hoạt động sắp xếp, bố trí lao động:

Để việc sắp xếp, bố trí công việc được hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng NS trong doanh nghiệp có thể có nhiều cách như:

- Người lao động được tuyển dụng cho vị trí công việc còn trống;

- Người lao động làm công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn.

- Người lao động được chuyển từ cơ quan khác đến theo điều động hoặc sát nhập cơ quan, tổ chức.

- Người lao động được tuyển dụng là người có tài năng cần cho tổ chức, tổ chức vẫn tuyển mặc dù chưa có nhu cầu tuyển.

- Lao động dôi dư do sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

- Người thực tập hoặc thực hành tại tổ chức.

- Các đòn bẩy kích thích tinh thần.

1.4.4 Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động:

- Đảm bảo mọi tiêu chuẩn được tôn trọng: Môi trường, điều kiện làm việc, an toàn sức khỏe nghề nghiệp và thường xuyên kiểm tra các yếu định kì kiểm tra các yếu tố này.

- Xây dựng và thực hiện đúng các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp nhằm giảm tần suất tai nạn lao động và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp của người lao động.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát của người lao động để phát hiện bệnh nghề nghiệp và có biện pháp phòng ngừa kịp thời khi họ bị mắc các bệnh nghề nghiệp.

- Cần nâng cao nhận thức của người lao động về công tác bảo hộ lao động thông qua các chương trình đào tạo hàng năm về bảo hộ lao động, hoạt động tuyên truyền trong doanh nghiệp và các hội thi tiếp thu kiến thức về bảo hộ lao động – sức khỏe, an toàn tại nơi làm việc…

1.4.5 Hoạt động kích thích vật chất và tinh thần:

Tiền lương và tiền công: Tiền lương có vai trò quan trọng trong đời sống của người lao động, là phương tiện để người lao động đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản và là phương thuốc hữu ích hiệu quả nhất. Mức lương trả cho người lao động phải căn cứ vào kết quả công việc cuối cùng của họ. Hiệu quả công việc càng cao thì mức lương của càng cao và mức lương phải tương xứng với chi phí của nhân viên.

- Tiền thưởng và Kỷ luật tiền tệ: Tiền thưởng là số tiền mà công ty trả cho nhân viên vì thành tích và đóng góp của họ vượt quá số tiền do cơ quan quy định.

Các loại giải thưởng bao gồm: Giải thưởng quỹ bồi thường, giải thưởng lợi nhuận và giải thưởng công việc. Việc đưa ra các chương trình thưởng phải dựa trên định

hướng đạt được mục tiêu mà tổ chức đặt ra, tiêu chí thưởng rõ ràng, định lượng cao và mức thưởng đủ cao để tạo động lực cho người lao động phấn đấu đạt mục tiêu thưởng. Không nên trì hoãn việc xem xét phần thưởng để khôi phục hành vi được khen thưởng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân sự tại công ty cổ phần viễn thông quân Đội vietel chi nhánh cà mau thời kỳ cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)