CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.6 Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nhân sự
1.6.1 Kinh nghiệm tại VNPT Phú Yên:
Được thành lập từ đầu năm 2008, trên cơ sở chia tách từ Bưu điện tỉnh Phú Yên (cũ), trong những năm qua, Viễn thông Phú Yên (tên giao dịch là VNPT Phú Yên) đã từng bước khẳng định được uy tín, thương hiệu và giữ vững vai trò doanh nghiệp lớn trong cung cấp các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Sau khi chia tách, VNPT Phú Yên có số lượng nhân lực rất lớn (khoảng gần 400 người) nhưng cơ cấu không phù hợp, trình độ, kỹ năng chưa tốt, chất lượng không đảm bảo, chưa đáp ứng tốt được nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông – công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay, khi mà Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã bị Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chiếm mất vị trí dẫn đầu trên thị trường viễn thông – công nghệ thông tin, công tác quản trị nguồn nhân lực có ý nghĩa sống còn đối với VNPT Phú Yên nói riêng và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nói chung.
Công tác quản trị nguồn nhân lực tại VNPT Phú Yên trong thời gian qua đã góp phần cùng đơn vị hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT giao. Tuy nhiên, công tác quản trị nguồn nhân lực tại VNPT Phú Yên vẫn còn rất nhiều hạn chế, thiếu sót cần phải được khắc phục trong thời gian tới để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho sự phát triển của đơn vị trong tương lai. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại VNPT Phú Yên là một đòi hỏi, yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của đơn vị.
Một số giải pháp được áp dụng tại VNPT Phú Yên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đây như: Công ty cần nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển Tổng công ty, từ đó ban hành những chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, góp phần quyết định mang đến sự thành công trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty cần có hệ thống các công cụ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, bố trí, khen thưởng, đánh giá
mới cho phù hợp với yêu cầu quản trị nguồn nhân lực trong nền công nghiệp 4.0.
Xây dựng cho được một hệ thống quản trị nguồn nhân lực hoạt động thông suốt, khoa học và hiệu quả ở tất cả các cấp quản trị. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển Công ty thì vấn đề không thể không quan tâm đó là văn hóa doanh nghiệp. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.
1.6.2 Kinh nghiệm tại Viettel Đồng Tháp:
Viettel Đồng Tháp là đơn vị kinh tế trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) - Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Trên cơ sở mạng lưới, con người, thiết bị, công nghệ hiện có….Viettel Đồng Tháp đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Viettel Đồng Tháp là đơn vị chủ lực cung cấp các dịch vụ Viễn thông công nghệ thông tin. Để Viettel Đồng Tháp hoạt động có hiệu quả thì cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực.
Với đặc thù là doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn thông đến khách hàng, do vậy yêu cầu nguồn nhân lực phải đảm bảo tốt về mặt thể lực, có sức chịu đựng dẻo dai trong điều kiện sản xuất kéo dài.
Chi nhánh có hệ thống chính sách, quy chế quản lý nội bộ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó hoạt động quản trị nguồn nhân lực được xây dựng bài bản, khoa học, có lấy ý kiến người lao động qua Hội nghị người lao động hàng năm một cách công khai, minh bạch, tương đối hoàn chỉnh, hướngvào giải quyết vấn đề, các công việc có chất lượng và hiệu quả nhất định. Ngành viễn thông là ngành đặc thù có công nghệ kỹ thuật hiện đại nên lực lượng lao động của Chi nhánh hầu hết qua đào tạo, có chất lượng, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, có mức duy trì liên tục qua nhiều năm. Người lao động có ý thức chấp hành kỷ luật tốt, nhiệt tình và sáng tạo trong côngviệc. Nguồn nhân lực trong Chi nhánh có quy mô khá phù hợp và có xu hướng giảm dần nhằm ngày càng nâng cao năng suất lao động. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực đang dần được nâng cao nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Chi nhánh về công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó cơ cấu nguồn nhân lực được cải thiện từng bước phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của Chi nhánh Viettel Đồng Tháp.
Đội ngũ cánbộ quản lý như là trưởng phó phòng, giám đốc, phó giám đốc, quản đốc và phó quản đốc các phân xưởng và cán bộ quy hoạch được đào tạo bài bản về quản trị doanh nghiệp, có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức,… đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ của Tập đoàn quy định. Việc phân tích công việc của nhân viên trong Chi nhánh có rất nhiều thuận lợi, do đơn vị đã xây dựng đầy đủ các quy trình, quy định quản lý nội bộ liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của đơn vị, trong đó có quy định tiêu chuẩn viên chứcchuyên môn, nghiệp vụ của Tập đoàn ban hành. Chi nhánh đã xây dựng những tiêu chuẩn về mặt thể lực như ban hành Bộ tiêu chuẩn sức khỏe kèm quy chế tuyển dụng lao động. Ngoài ra, hàng năm, bộ phận y tế của chi nhánh đã tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tất cả cán bộ và công nhân viên, quan tâm đúng mực đến việc chăm sóc và bồi dưỡng sức khỏe cho đơn vị mình.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã làm rõ các khái niệm về nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực thời 4.0, nguồn nhân lực 4.0 trong doanh nghiệp và hệ thống hóa các nội dung hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để làm cơ sở lý luận cho luận văn này.
Từ những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực, chúng ta có thể thấy được NNL khác với các nguồn lực khác trong xã hội. Nguồn nhân lực có tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Nâng cao số lượng nguồn nhân lực cũng đồng thời phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hội nhập, đáp ứng sự phát triển của nền công nghiệp 4.0. Qua đó xác định rõ vai trò to lớn của nguồn nhân lực, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được tập trung vào 3 nội dung chính đó là: trí lực, thể lực và tâm lực của người lao động. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn có được đội ngũ lao động tốt thì phải xoay quanh 3 vấn đề này, từ đó có kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng bổ sung, hoàn chỉnh, hoạch định mới và thực hiện tốt các chính sách đúng đắn với nhân viên người lao động là vấn đề có tính chiến lược, có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội…