CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị rủi ro 1.3.3.1.Nhận biết rủi ro tín dụng (B1)
Ngân hàng thương mại cần phải nắm bắt được tình trạng của hoạt động tín dụng từ đó có những biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Các ngân hàng thường nhận biết rủi ro tín dụng thông qua các dấu hiệu sau:
a.Các dấu hiệu tài chính
Các chỉ số thanh khoản cho thấy dấu hiệu suy yếu: các chỉ số thanh khoản phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của đơn vị. Các chỉ số thanh khoản cao cho thấy đơn vị có khả năng thanh toán các khoản nợ tốt, tuy nhiên nếu các chỉ số thanh khoản quá cao lại cho thấy đơn vị đang lãng phí nguồn lực của mình. Để xem xét khả năng thanh khoản của khách hàng, thường xem xét tới các chỉ số sau: tỷ số thanh toán hiện hành; tỷ số thanh toán nhanh; tỷ số thanh toán tiền mặt.
Các chỉ số khả năng sinh lời là các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của đơn vị. Thông qua các chỉ số này có thể thấy đƣợc đơn vị đang hoạt động có hiệu quả, có đạt đƣợc lợi nhuận tốt hay không. Các chỉ số khả năng sinh lời của đơn
vị có thể đƣợc tính toán dựa trên các chỉ số sau: tỷ suất sinh lời trên tài sản; tỷ suất lợi nhuận thuần; tỷ suất lợi nhuận gộp; tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE); lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh.
Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn nhƣ tỷ suất tự tài trợ; tỷ suất tự tài trợ TSCĐ và các chỉ tiêu khác.
Các chỉ số vòng quay hoạt động thường được sử dụng bao gồm: hệ số vòng quay hàng tồn kho; hệ số vòng quay các khoản phải thu; hệ số vòng quay các khoản phải trả; hệ số vòng quay TSCĐ; hệ số vòng quay tổng tài sản.
b. Các dấu hiệu phi tài chính
Ngoài các thông tin tài chính, các thông tin phi tài chính cũng là dấu hiệu cảnh báo về rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Khi xem xét rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra, ngân hàng cần xem xét các dấu hiệu sau: giảm sút mạnh số dƣ tiền gửi; công nợ gia tăng; mức độ vay thường xuyên; yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến; chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao; chấp nhận thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng; có sự thay đổi về cơ cấu ngân sách trong hệ thống quản trị; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành; ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành động nhất thời; luân chuyển nhân viên quá thường xuyên; tranh chấp trong quá trình quản lý; chi phí quản lý bất hợp pháp; quản lý mang tính gia đình.
c. Các dấu hiệu về vấn đề kỹ thuật và thương mại
Các dấu hiệu về mặt kỹ thuật và thương mại thường được sử dụng, xem xét để nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm: khó khăn trong phát triển các sản phẩm mới hoặc không có sản phẩm thay thế; những thay đổi chính sách của nhà nước;
sản phẩm có tính thời vụ cao; có biểu hiện cắt giảm chi phí; thay đổi trên thị trường về lãi suất, tỷ giá, mất khách hàng lớn, vấn đề thị hiếu.
d. Các vấn đề về xử lý thông tin phi tài chính
Các vấn đề về xử lý thông tin phi tài chính đƣợc sử dụng trong xét đoán về rủi ro tín dụng bao gồm: sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ; chuẩn bị số liệu tài
chính không đủ, trì hoãn nộp báo cáo; khả năng tiền mặt giảm hoặc cố tình làm đẹp số bằng TSCĐ vô hình; phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán kéo dài;
kết quả kinh doanh lỗ.
e. Các dấu hiệu khác
Các dấu hiệu khác có thể đƣợc sử dụng bao gồm: sự xuống cấp của đơn vị kinh doanh; hàng tồn kho tăng do không bán đƣợc, hƣ hỏng, lạc hậu; có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt.
1.3.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng (B2)
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó là lƣợng hóa rủi ro tín dụng. Sau đây, là một số mô hình lƣợng hóa rủi ro tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất:
a.Mô hình định tính
Mô hình định tính đƣợc xem là mô hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng.
Mô hình định tính đƣợc sử dụng là mô hình 6C (Phân tích tín dụng) kết hợp với việc kiểm tra tín dụng. Đối với mô hình 6C, thì với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Có tài sản bảo đảm không? Điều này chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng đƣợc hiểu nhƣ sau:
- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tính dụng cần xem xét trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những yếu tố làm nên tính cách khách hàng, xem xét mục đích vay vốn của khách hàng, xác định người vay có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay hay không. Lịch sử trả nợ vay của khách hàng, các vụ kiện tụng ...liên quan tới khách hàng cũng là yếu tố đế đánh giá về tư cách người vay.
- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp & của người bảo lãnh;
Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn;
Mô tả quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại, cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu, tính chất hoạt động, sản phẩm, khách hàng chính, nguồn cung cấp chính của doanh nghiệp.
- Thu nhập của người vay/Dòng tiền của người vay (Cashflow): Dòng tiền từ thu nhập, doanh thu bán hàng hay thu nhập; Dòng tiền từ bán tài sản; Các nguồn vốn huy động khác; Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
- Bảo đảm tiền vay (Collater): là nguồn thu thứ 2 có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố nhƣ tình trạng pháp lý của tài sản; Khả năng bị xuống cấp, lỗi thời, mất giá; Giá trị tài sản; Mức độ chuyên biệt của tài sản; Tình trạng đã/đang bị dùng để đảm bảo cho món vay khác.
- Kiểm soát khoản vay (Control): đầy đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát; Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải đƣợc ký bởi các bên; đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của pháp luật, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. tính phù hợp các luật, quy định, quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang thẩm định; Mức độ phù hợp của khoản vay đối với quy chế, quy định của ngân hàng.
- Các điều kiện khác (Conditions): Thực trạng lao động trong ngành hay trong khu vực thị trường; Kết quả hoạt động của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành; Các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng.
Tính phù hợp theo chính sách tín dụng từng thời kỳ. Lợi thế cạnh tranh hiện tại;
Tình hình cạnh tranh của sản phẩm; Mức độ nhạy cảm của khách hàng đối với chu kỳ kinh doanh và những thay đổi về công nghệ;
b.Mô hình định lƣợng b1. Mô hình điểm số Z
Mô hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X; (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (i) Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”.
X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”.
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản
X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
Z < 1,8: khách hàng có khả năng rủi ro cao.
1,8 < Z < 3: Không xác định đƣợc.
Z > 3: khách hàng không có khả năng vỡ nợ.
Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
Nhƣợc điểm:
Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lƣợng nhƣng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, lịch sử quan hệ của khách hàng với ngân hàng hay các yếu tố kinh tế vĩ mô …).
Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp nhƣ chậm trả lãi, không trả lãi đƣợc cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.
Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân các chỉ số cũng đƣợc chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các
điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục.
b2. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe, mua trang thiết bị gia đình, mua bất động sản…Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc…
Ƣu điểm: mô hình loại bỏ đƣợc sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
Nhƣợc điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.
b3. Mô hình điểm số và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Xếp hạng tín nhiệm (credit rating)
Xếp hạng tín nhiệm (credit rating) là việc đánh giá mức độ tin cậy và sẵn sàng trả các khoản nợ của cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ theo các điều khoản vay mƣợn.
Việc xếp hạng đƣợc thực hiện dựa trên phân tích các yếu tố định tính và định lượng liên quan đến hoạt động kinh doanh của người đi vay, lịch sử đi vay, trả nợ…
Dựa trên xếp hạng tín nhiệm của các hãng định mức tín nhiệm (credit rating agency), các khoản nợ có thể xếp vào mức đầu tƣ (investment grade) hay đầu cơ/không đầu tƣ (speculative, non-investment grade/junk bond).
Ba hãng định mức tín nhiệm nổi tiếng nhất (Big 3) trên thế giới gồm Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings.
* Xếp hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s (S&P)
Để quyết định một mức xếp hạng tín nhiệm, S&P phân tích các yếu tố sau:
Khả năng thanh toán – khả năng và mức độ sẵn sàng mà bên đi vay thỏa mãn các cam kết tài chính theo thỏa thuận vay mƣợn.
Bản chất của khoản vay mƣợn.
Khả năng hoàn trả các khoản nợ trong trường hợp phá sản, tái cơ cấu hoặc các thỏa thuận khác theo luật phá sản hoặc các quy định khác có ảnh hưởng đến bên đi vay.
Việc xếp hạng tín nhiệm thực chất là đánh giá rủi ro phá sản, nhƣng S&P cũng quan tâm đến mức độ ưu tiên hoàn trả/thu hồi trong trường hợp công ty phá sản. Nợ (trái phiếu) ưu tiên thấp (junior/subordinated obligations) thường được xếp hạng thấp hơn nợ có mức độ ƣu tiên cao (senior obligations).
Ngoài ra, S&P cũng phân biệt giữ nợ có đảm bảo và không đảm bảo (secured/unsecured obligations), công ty hoạt động kinh doanh (operating company) hay công ty mẹ quản lý vốn (holding company).
* Xếp hạng nợ dài hạn của S&P đƣợc phân thành hai cấp độ: Mức đầu tƣ (Investment grade): Từ AAA đến BBB; và Mức không đầu tƣ (Non- Investment grade/Junk bond): Từ BB, đến C.
Mức đầu tƣ (Investment grade):
- AAA: Mức cao nhất trong thang xếp hạng của S&P, thể hiện khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính cực kỳ vững chắc.
- AA: Thấp hơn tí chút so với mức AAA, nhƣng vẫn thể hiện khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính rất vững chắc.
- A: Mức đánh giá A cho thấy dễ bị ảnh hưởng trước các thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh hơn các mức cao hơn. Tuy nhiên, khả năng người đi vay đáp ứng đƣợc các cam kết nghĩa vụ tài chính vẫn rất lớn.
- BBB: Khoản nợ đƣợc đánh giá với mức BBB thể hiện mức độ chủ nợ được bảo vệ đủ mạnh. Tuy nhiên, trong các tình huống thay đổi hay môi trường kinh doanh biến động bất lợi, khả năng người đi vay đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính có thể bị suy giảm một ít.
Các hạng mức không đầu tƣ (Non-Investment Grade/Junk Bonds):
BB, B, CCC, CC và C: Các khoản nợ đƣợc đánh giá tín nhiệm ở mức BB, B, CCC, CC, và C mang tính đầu cơ cao. BB biểu thị mức độ đầu cơ thấp nhất, trong khi C là cao nhất. Mặc dù các khoản nợ này vẫn có chất lƣợng và khả năng bảo vệ nhất định, nhƣng các đặc điểm này có thể bị lấn át bở các yếu tố bất trắc trước môi trường kinh doanh thay đổi bất lợi.
- BB: Khoản nợ đánh giá với mức BB ít có khả năng vỡ nợ hơn các khoản nợ mang tính đầu cơ khác. Tuy nhiên, khoản nợ này luôn phải đối mặt với các bất ổn liên tục hay bị ảnh hưởng trước các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh bất lợi khiến người đi vay không còn đủ khả năng để đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính.
- B: Khoản nợ đƣợc đánh giá với mức B có nhiều khả năng bị vỡ nợ hơn BB, nhưng hiện tại người đi vay vẫn đang có đủ khả năng để đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính. Các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh bất lợi có thể làm suy giảm khả năng hay mức độ sẵn sàng để hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính.
- CCC: Khoản nợ đƣợc đánh giá với mức CCC hiện rất dễ bị vỡ nợ, và phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh doanh, kinh tế, tài chính để có thể hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính. Trong trường hợp bất lợi, người đi vay có thể không có khả năng hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính.
- CC: Khả năng vỡ nợ đã lên mức rất cao.
- C: Khoản nợ với mức xếp hạng C hiện đang có khả năng rất cao sẽ vỡ nợ, các khoản nợ bị quá hạn trả nợ theo thỏa thuận, các khoản nợ của chủ thể nộp đơn phá sản hay hành động tương tự mà chưa bị phá sản. Hạng C có thể được xếp cho các khoản nợ ƣu tiên thấp ( subordinated debt), cổ phiếu ƣu đãi hoặc các nghĩa vụ nợ đƣợc hoãn thanh toán tiền mặt hay cổ phiếu ƣu đãi đƣợc hoán đổi (nghĩa vụ đƣợc nợ mua lại hoặc hoán đổi bằng một công cụ khác với tổng giá trị dưới mệnh giá).
D: Vỡ nợ. Xếp hạng D dành cho các nghĩa vụ nợ không đƣợc hoàn trả đúng hạn, trừ khi S&P tin rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện trước thời gian ân hạn nhƣng không quá 5 ngày làm việc.
Xếp hạng D sẽ đƣợc áp dụng khi chủ thể nộp đơn xin phá sản hoặc có hành động tương tự, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hoàn thành nghĩa vụ nợ. Xếp hạng D cũng đƣợc thực hiện khi hoàn tất việc hoán đổi: nghĩa vụ đƣợc nợ mua lại hoặc hoán đổi bằng một công cụ khác với tổng giá trị dưới mệnh giá.
Tăng(+) hoặc giảm(-): Xếp hạng từ AA đến CCC có thể bổ sung thêm mức tăng(+) hay giảm(-) để thể hiện mức xếp hạng tương đối giữa các mức chính.
NR: Không xếp hạng, có thể vì không đủ thông tin hoặc chỉ vì chính sách của S&P.
* Moody’s: Phương pháp luận xếp hạng tín nhiệm và các mức xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn.
Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào các yếu tố cơ bản (fundamental) và các yếu tố kinh doanh trọng yếu ảnh hưởng đến độ rủi ro của người đi vay.
Cốt lõi trong phương pháp luận của Moody’s nằm ở hai câu hỏi:
(1) Rủi ro gì khiến cho bên cho vay không nhận lại đƣợc khoản tiền gốc và lãi đúng hạn cho một khoản vay cụ thể?
(2) Mức độ rủi ro này so với rủi ro của tất cả các khoản nợ vay khác là nhƣ thế nào (cao hay thấp hơn)?
Moody’s đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai của bên đi vay, dựa trên phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố từ bên ngoài như xu hướng ngành/nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, hay là khả năng của ban lãnh đạo trong việc duy trì dòng tiền trong trường hợp môi trường kinh doanh có thay đổi lớn.