Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 112 - 118)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

2.7 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Vũng Tàu

2.7.5. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro

Bảng 2.9: Bảng trích lập dự phòng của Agribank chi nhánh Vũng Tàu Đơn vị tính: Triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo tổng kết KQHĐKD Agribank chi nhánh Vũng Tàu) Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xƣ lý rủi ro đƣợc Agribank chi nhánh Vũng Tàu theo quyết định số: 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên AGRIBANK và thông tƣ số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Nợ khó đòi đã xử lý 40.167 34.979 26.095 25.797 28.623 2 Thu nợ gốc đã xử lý rủi ro 3.857 10.639 6.691 10.414 11.519 3 Thu nợ lãi đã xử lý rủi ro 0.942 3.214 2.805 2.854 1.755 3 Trích nguồn dự phòng 12.586 19.869 29.172 22.556 23.110

ngoài. Agribank chi nhánh Vũng Tàu đã thực hiện trích đúng và trích đủ theo quy định.

Việc trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để XLRR và thu hồi nợ sau khi XLRR có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trích lập dự phòng nhiều phản ánh nợ xấu cao, chất lƣợng tín dụng thấp và làm giảm lợi nhuận của chi nhánh, thu hồi nợ sau khi XLRR phản ánh công việc xử lý nợ hiệu quả hay không. Bình quân trong giai đoạn 2015 – 2019 số trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để XLRR và thu hồi nợ XLRR của Agribank chi nhánh Vũng Tàu là tương đồng chênh lệch không đáng kể, chứng tỏ công tác xử lý nợ sau khi đã XLRR của Agribank chi nhánh Vũng Tàu là khá tốt.

2.8 Đánh giá chung công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu

2.8.1 Những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 2.8.1.1/ Nợ xấu được kiểm soát theo định hướng.

Nhờ có các định hướng rõ ràng, các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng cụ thể cùng với sự quyết tâm từ ban lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên mà nợ xấu đã được kiểm soát theo đúng định hướng. Nợ xấu được ngân hàng cấp trên cũng như của Agribank giao cho chính là dưới 3%, kết quả thực hiện của Agribank chi nhánh Vũng Tàu giai đoạn từ 2015 đến 2019 đều dưới 3%.

Năm 2015 tỷ lệ nợ xấu là 0,16% đến năm 2019 chỉ còn 0,00%, điều này thể hiện tính tích cực của chi nhánh so với mặt bằng chung về nợ xấu của toàn hệ thống Agribank và của ngành ngân hàng nói chung. Có đƣợc điều này là nhờ Agribank chi nhánh Vũng Tàu thực hiện triệt để các công cụ quản trị, các chính sách và cơ chế rõ ràng trong công tác điều hành.

2.8.1.2/ Năng lực và khả năng tài chính đƣợc ổn định.

Cũng nhờ công tác quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả đã ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của chi nhánh, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm

trước rất nhiều trong giai đoạn 2015 – 2019.

Nợ xấu thấp dẫn đến việc trích lập dự phòng theo của định là thấp đã làm giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh. Các khoản nợ có khả năng mất vốn cũng nhƣ các chi phí cho những khoản cấp tín dụng rủi ro thấp đã thể hiện tích cực nên năng lực tài chính của Chi nhánh trong giai đoạn 2015 – 2019.

2.8.1.3/ Trình độ cán bộ đƣợc nâng cao.

Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, hàng năm ngân hàng luôn cử người đi dự lớp tập huấn chuyên đề thẩm định do Ngân hàng cấp trên tổ chức. Sau khi dự lớp tập huấn, ngân hàng tiếp tục tổ chức lớp học nghiệp vụ cho toàn cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh và tiến hành kiểm tra sát hạch để đánh giá chất lƣợng cán bộ. Kết quả là nhận thức của cán bộ tín dụng về bản chất, hậu quả và nguyên nhân của rủi ro tín dụng để tự giác thực hiện những giải pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng đúng đắn. Từ Ban giám đốc ngân hàng đến cán bộ tín dụng đều nhận thức rõ ràng rằng, phòng ngừa và xử lý tốt rủi ro tín dụng là điều kiện để ngân hàng hoạt động hiệu quả. Nhờ nhận thức đúng đắn đó, Agribank chi nhánh Vũng Tàu đã mạnh dạn triển khai mạnh mẽ công tác cấp tín dụng chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp hơn mức chung do Agribank quy định.

2.8.1.4/ Một số kết quả khác đạt đƣợc.

- Agribank chi nhánh Vũng Tàu đã xây dựng đƣợc mô hình quản trị RRTD tương đối chặt chẽ từ khâu thẩm định đánh giá đến công tác giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn và thu hồi nợ, tất cả đều đƣợc thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ.

- Công tác nhận diện RRTD mang đến hiệu quả tích cực, việc Agribank chi nhánh Vũng Tàu nói riêng và Agribank nói chung đã xây dựng đƣợc một hệ

thống quy trình nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng một cách công phu, phù hợp với tình hình thực tế, xâu dựng được hướng nhận diện các loại rủi ro khác ảnh hưởng đến RRTD, từ rủi ro chính sách, rủi ro thị trường rủi ro tiến độ… và cách thức cũng nhƣ biện pháp xử lý các loại rủi ro.

- Vận hành tốt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của NHNN phù hợp với xu thế của ngành ngân hàng, phân loại cụ thể từng đối tƣợng xếp loại và có tiêu chí xếp loại theo từng đối tƣợng từ hộ gia đình, cá nhân đến các định chế tài chính một cách rõ ràng.

- Bước đầu phản ánh đúng thực chất nợ trên cân đối.

2.8.2 Những hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

2.8.2.1/ Kỹ năng thẩm định của CBTD còn hạn chế.

Cán bộ tín dụng chưa chuyên nghiệp. năng lực dù đã được tăng cường nhƣng nhỡn chung vẫn cũn thiếu và yếu, nhất là năng lực thẩm ủịnh cỏc dự ỏn đầu tƣ lớn. Trình độ hiểu biết về luật, nghiệp vụ thẩm định dự án, tái thẩm định dự án của cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế. Do cán bộ chủ yếu là lớp trẻ, mới học qua các trường lớp, chưa va chạm thực tế, kinh nghiệm chưa có nhiều. Kiến thức về xã hội và thị trường còn kém, chưa nhạy bén, chưa nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường, do vậy việc tư vấn cho khách hàng chƣa đƣợc nhiều.

Việc thẩm định công nghệ, máy móc thiết bị của khách hàng và việc tính toán, xác định định mức kinh tế kỹ thuật, giá cả của dự án còn lúng túng, gặp khó khăn, thẩm định không chính xác do sự am hiểu của cán bộ thẩm định còn hạn chế. Thêm vào đó, việc thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án đặc thù còn gặp nhiều khó khăn.

Chi nhánh cũng nhƣ CBTD chƣa thực hiện hoạt động điều tra khách hàng một cách độc lập. Số liệu để thẩm định khách hàng còn do bản thân khách hàng cung cấp, nhiều báo cáo chƣa qua kiểm toán, nên độ tin cậy thấp,

thậm chí ngân hàng không kiểm soát đƣợc dòng tiền của khách hàng. Công tác thẩm định khách hàng cũng chƣa đi vào phân tích chất lƣợng quản trị doanh nghiệp của khách hàng, chƣa đánh giá đƣợc phẩm chất của ban lãnh đạo doanh nghiệp... nên đã có trường hợp bị khách hàng lừa đảo.

2.8.2.2/ Thông tin về thị trường, khách hàng còn thiếu.

Việc thu thập thông tin về khách hàng, khoản vay, tài sản bảo đảm, thông tin về sản phẩm, thị trường, giá cả… còn rất hạn chế. Hiện nay việc thu thập thông tin chủ yếu qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) và trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc Agribank Việt Nam. Các trung tâm này đã đi vào hoạt động, nhƣng việc thu thập thông tin của các trung tâm trên chƣa cập nhật kịp thời chính xác. Việc thu thập thông tin thị trường và dự báo biến động về thị trường còn kém, ảnh hưởng đến việc đánh giá dự báo tính khả thi của phương án kinh doanh chưa cao, thiếu chính xác.

Đối với những khách hàng vay vốn, việc phân tích rủi ro tín dụng chỉ dựa vào báo cáo tài chính của khách hàng doanh nghiệp và thông tin bên ngoài đối với hộ gia đình và cá nhân, về việc này thì khách hàng thường xuyên cung cấp báo cáo tài chính chậm hơn so với quy định và việc cung cấp báo cáo tài chính thực tế đã đi sau việc hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do vậy, công tác phòng ngừa rủi ro mang tính chậm chạp, số liệu báo cáo lạc hậu, không có giá trị phòng ngừa rủi ro.

2.8.2.3/ Đánh giá tài sản bảo đảm chƣa chính xác.

Cán bộ chƣa đánh giá đúng giá trị tài sản, khi đánh giá thì giá trị tài sản ở thời điểm cao, khi phát mại thì thu hồi không đủ thu nợ. Cho vay trung dài hạn tài sản bảo đảm thường là tài sản hình thành từ vốn vay, nếu khách hàng không trả đƣợc nợ Ngân hàng có thể phát mại tài sản trên. Tuy nhiên tài sản trên đôi khi khó có khả năng thu đủ vốn khi phát mại do tài sản bị xuống cấp, lạc hậu.

Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo còn tồn tại nhiều bất cập đặc biệt là động sản và tài sản gắn liền với đất, việc định giá đất ở theo Giá chuyển nhƣợng

đăng báo tại thời điểm định giá; giá trị hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất tương ứng cùng loại; giá theo tài liệu của phòng Tài nguyên và Môi trường, Công ty môi giới kinh doanh bất động sản, sàn giao dịch bất động sản… thực chất chƣa rõ ràng dẫn đến lạm dụng về tài sản đảm bảo trong tăng trưởng tín dụng nóng.

Những hạn chế và các nguyên nhân trên thể hiện qua số liệu nợ xấu của những năm 2015 đến 2018 và đã thể hiện cải thiện vào năm 2019.

Bảng 2.8: Nợ xấu của Agribank chi nhánh Vũng Tàu 2015 - 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng; %

Kết luận chương 2

Từ việc giới thiệu mô hình tổ chức và hoạt động, chương 2 của luận văn phân tích cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2019 của Agribank chi nhánh Vũng Tàu, đánh giá cơ bản hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh. Trọng tâm của chương 2 tập trung nghiên cứu quá trình quản trị RRTD, giới thiệu mô hình quản trị RRTD đang đƣợc vận hành tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu. Đồng thời trên cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1, chương 2 đi sâu phân tích về quy trình cho vay, phân loại nợ, nợ xấu, các biện pháp, cách thức nhận diện rủi ro và quy trình xử lý nợ có vấn đề, qua đó phản ánh thực trạng công tác quản trị RRTD tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu. Từ đó chỉ ra đƣợc những ƣu điểm, những mặt tích cực cũng nhƣ các nguyên nhân hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019

TỔNG DƢ NỢ 1,548,923 1,787,693 2,090,235 2,450,532 2,851,901 401,369 16%

NỢ XẤU 2,505 1,501 2,951.00 170.32 1 (169) -99%

TỶ LỆ NỢ XẤU 0.16% 0.08% 0.14% 0.01% 0.00% (0) -99%

NỢ QUÁ HẠN 251,129 38,667 39,434.33 65,709.97 21,897.87 (43,812) -67%

TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN 16.21% 2.16% 1.89% 2.68% 0.77% (0) -71%

NỢ KHÓ ĐÕI ĐÃ XỬ LÝ 40,167 34,979 26,094.50 25,797.38 28,622.78 2,825 11%

Tăng giảm 2019/2018

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)