CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
2.6.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro
Nợ có vấn đề ( nợ có nguy cơ là nợ xấu, nợ rủi ro) là các khoản nợ có dấu hiệu khó khăn trong việc trả nợ, khả năng rủi ro cao hơn cho ngân hàng, bao gồm:
- Các khoản nợ đƣợc phân loại nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
- Các khoản nợ hạch toán ngoại bảng do xử lý rủi ro và các khoản nợ khác
2.6.2.1 Các dấu hiệu từ phía khách hàng * Dấu hiệu từ báo cáo tài chính
- Ngân hàng không nhận đƣợc các báo cáo tài chính từ khách hàng kịp thời.
- Doanh thu giảm.
- Giá trị tuyệt đối và tương đối của các khoản phải thu tăng một cách đột biến.
- Hệ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản giảm.
- Khả năng thanh khoản/vốn lưu động giảm.
- Những thay đổi rõ rệt về cơ cấu tài sản kinh doanh (trong trường hợp tỷ trọng tài sản này tăng lên, các nguyên nhân có thể là đồng thời hàng tồn kho, tài sản cố định, v.v... tăng nhanh trong khi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp này không yêu cầu như vậy. Trong trường hợp tỷ trọng này giảm, nguyên nhân có thể do doanh nghiệp rút bớt lƣợng tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính do hoạt động này không sinh lợi nhƣ dự kiến).
- Những thay đổi nhanh chóng của tài sản cố định (VD: TSCĐ tăng lên đáng kể trong một doanh nghiệp kinh doanh thương mại hoặc giảm đi đáng kể trong một doanh nghiệp sản xuất là những điều không hợp lý).
- Các khoản dự phòng tăng mạnh.
- Tập trung đầu tƣ nhiều vào tài sản vô hình.
- Gia tăng sự mất cân đối của các khoản nợ ngắn hạn.
- Các khoản nợ dài hạn tăng đáng kể và/hoặc chiếm tỷ trọng lớn (nợ vay trung, dài hạn/vốn chủ sở hữu lớn hơn 03 lần).
- Những thay đổi đáng kể trong cơ cấu bảng tổng kết tài sản.
- Thay đổi tài khoản ngân hàng.
- Thời gian thu hồi công nợ trung bình tăng lên.
- Xuất hiện thêm các điều kiện gia hạn nợ vay ngân hàng hoặc khách hàng.
- Thay thế các khoản phải thu thương mại bằng các khoản phải thu khác.
- Xuất hiện những thỏa hiệp đối với các khoản phải thu.
- Chi phí chờ kết chuyển tăng đột biến.
- Hàng tồn kho tăng lên đáng kể.
- Doanh thu bán hàng tăng lớn nhƣng lợi nhuận giảm đi.
- Các khoản lỗ từ nợ quá hạn tăng lớn.
- Các chi phí quản lý tăng cao so với mức tăng của doanh thu bán hàng.
- Xuất hiện lỗ từ hoạt động kinh doanh.
- Lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động kinh doanh âm và/hoặc có kết quả âm từ 02 đến 03 chu kỳ kinh doanh.
* Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh
- Thay đổi về phạm vi kinh doanh (VD: ngành hàng kinh doanh truyền thống bị thu hẹp trong khi mở rộng các hoạt động khác ở các lĩnh vực mà doanh nghiệp chƣa có nhiều kinh nghiệm).
- Khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ người bán.
- Mất mát những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp.
- Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt.
- Xuất hiện những vụ mua bán hàng tồn kho mang tính đầu cơ nằm ngoài nguyên tắc mua hàng thông thường của doanh nghiệp.
- Kém hiệu quả trong việc duy trì vận hành và bảo hành máy móc thiết bị.
- Việc thay thế các máy móc thiết bị lỗi thời diễn ra chậm chạp.
- Hàng tồn kho có những dấu hiệu kém chất lượng, lưu hàng tồn kho với số lƣợng lớn hoặc cơ cấu hàng tồn kho không phù hợp.
- Khách hàng trả lại hàng hóa do chất lƣợng không đảm bảo.
2.6.2.2 Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng.
- Số dƣ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giảm.
- Công tác kế hoạch hóa tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc các nhu cầu về vốn lưu động thể hiện sự đơn giản, không cụ thể rõ ràng.
- Trông cậy nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn.
- Thời hạn của đơn xin vay vốn theo mùa vụ thay đổi đáng kể.
- Đề nghị vay vốn của khách hàng thể hiện nhiều nguồn trả nợ khác nhau, nhƣng thực tế lại khó có thể nhận thấy đƣợc.
- Xuất hiện những chủ nợ khác, đặc biệt những chủ nợ nhận tài sản bảo đảm.
- Khó khăn khi thanh toán nợ ngân hàng khác, phải gia hạn nợ.
- Thanh toán không kịp thời các khoản nợ đến hạn, phải điều chỉnh kỳ hạn nợ liên tục.
2.6.2.3 Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp
- Thay đổi trong thái độ/thói quen cá nhân của người lãnh đạo doanh nghiệp.
- Thay đổi trong thái độ với ngân hàng/cán bộ ngân hàng, đặc biệt là khi họ tạo cảm giác thiếu tính hợp tác.
- Tái diễn những vấn đề bất ổn nhƣng lại quá tự tin là có thể giải quyết đƣợc.
- Không có khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
- Báo cáo và quản lý tài chính yếu kém.
- Các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thểhiện sự chắp vá.
- Mạo hiểm khi mua bán, khi thực hiện công việc kinh doanh mới, tại khu vực kinh doanh mới hoặc với dây chuyền sản xuất mới.
- Mong muốn với kinh doanh chứa đựng rủi ro quá mức.
- Những nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp ốm dài hạn; có dấu hiệu mất đoàn kết trong nội bộ hoặc chết. Khách hàng vay vốn (trường hợp cá nhân), người lãnh đạo, kế toán trưởng doanh nghiệp bị cơ quan có thẩm quyền bắt/tạm giam liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, có dấu hiệu bỏ trốn hoặc mất tích (đi du lịch nước ngoài, vắng mặt dài hạn).
- Công nhân giảm đột biến; Nợ lương nhân viên/công nhân; Không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm.
- Điện thoại bị ngắt; Không trả lời điện thoại.
- Thay đổi liên tục nhân viên chuyên trách quan hệ với Ngân hàng.
- Không tuân thủ luật pháp về môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Người vay gây khó khăn cho Người QLKV trong việc kiểm tra và giám
sát TSBĐ.
2.6.2.4 Dấu hiệu từ khoản vay
- Hồ sơ cho vay thiếu sự chặt chẽ, độ tin cậy của những thông tin trong bộ hồ sơ cho vay bị nghi ngờ.
- Giá trị thực của tài sản bảo đảm thấp.
- Có dấu hiệu tranh chấp về tài sản bảo đảm của khách hàng vay, của bên bảo lãnh.
- Vốn được sử dụng ngoài khu vực thị trường thông thường của ngân hàng;
chất lƣợng trao đổi thông tin với khách hàng kém.
- Kế hoạch trả nợ không rõ ràng, nguồn trả nợ không hợp lý.
- Nguồn trả nợ không đúng với kế hoạch vay vốn.
2.6.2.5 Các dấu hiệu khác
- Cơ chế chính sách thay đổi làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay.
- Giá cả thị trường thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm mà khoản vay đó đầu tƣ.
- Tỷ giá ngoại hối tăng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngoại tệ của khách hàng.