CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH VŨNG TÀU
3.2 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Vũng Tàu
3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện quản trị điều hành
3.2.2.1 Vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc nâng cao.
Đối với tiêu chuẩn Kiểm soát viên, nhân viên phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: chọn cán bộ có kinh nghiệm nhiều lĩnh vực trong đó có Tín dụng, tinh thần trách nhiệm cao, nhìn nhận khách quan, ý thức chấp hành và hiểu biết pháp luật, có kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá, tổng hợp.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong nghiệp vụ tín dụng là một nhiệm vụ quan trọng, thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay. Đồng thời hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn
kịp thời những rủi ro đạo đức do cán bộ cho vay gây ra (ví dụ nhƣ: vay ké, nhũng nhiễu khách hàng, giải ngân gian lận...).
Để nâng cao chất lƣợng kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ Chi nhánh nên tách bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập khỏi Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (ví dụ nhƣ: Phòng Hỗ trợ tín dụng) nhằm thực hiện một phần quan trọng của bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, cán bộ kiểm tra tín dụng độc lập cần quan tâm hơn đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh nhƣ sau: Đánh giá và phân tích của cán bộ cho va y c hƣa chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; việc cấp tín dụng dựa trên những cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng; tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vƣợt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng nhƣ nguồn vốn của ngân hàng;
soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thỏa hiệp riêng các nguyên tắc tín dụng sai trái với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro;
hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về quy trình tín dụng, phê duyệt tín dụng.
Chức năng nhiệm vụ Phòng kiểm tra kiểm soát tại Hội sở Agribank Chi nhánh Vũng Tàu khá nhiều mảng nghiệp vụ bao gồm: báo cáo, kiểm tra đột xuất kho quỹ, kiểm tra kế toán thanh toán, kiểm tra toàn bộ dữ liệu nhập hệ thống, kiểm soát lãi suất, nhóm nợ. Do đó, chƣa thể đi sâu sát về mặt hồ sơ, chứng từ, thêm vào cản trở từ khoảng cách địa lý, bộ phận này, đóng vai trò giám sát từ xa.
Do đó phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ nên tăng cường trưng tập cán cán bộ kiểm soát từ các Phòng giao dịch trong chi nhánh Agribank Chi nhánh Vũng Tàu kiểm tra thường xuyên hơn để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót về hoạt động tín dụng.
3.2.2.2 Công cụ tài chính để tài trợ rủi ro đƣợc sử dụng.
Theo quy định tại thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của
Thống đốc NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Việc trích lập dự phòng xử lý rủi ro để hạch toán các khoản nợ liên quan vào tài khoản ngoại bảng phù hợp và theo dõi, đôn đốc, thu nợ là công việc nội bộ của Agribank Chi nhánh Vũng Tàu. Sau khi xử lý rủi ro, Agribank Chi nhánh Vũng Tàu có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để và tiếp tục theo dõi, thu hồi nợ đối với khoản nợ đƣợc xử lý rủi ro theo hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận với khách hàng.
Việc trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng nhằm xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn. Để làm đƣợc điều này Chi nhánh cần thực hiện phân nợ tiềm ẩn, nợ có dấu hiệu rủi ro... Chi nhánh mạnh dạn chuyển sang nợ xấu đúng tính chất, không đƣợc né tránh hay che đậy sau đó sử dụng nguồn tài chính dồi dào để trích lập dự phòng và sử dụng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Thực chất việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro nhƣ “ tiền bỏ ống heo”, là việc bỏ ra các chi phí ban đầu sau đó thu lại và hạch toán vào thu nhập, việc sử dụng công cụ này đòi hỏi tài chính của Chi nhánh phải mạnh và ổn định, kết quả là làm giảm nợ xấu, nợ rủi ro, làm minh bạch bảng cân đối.
3.2.2.3 Nâng cao hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ.
Theo văn bản 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Agribank, nhƣng hiện nay các quy định tại văn bản này đã sửa đổi bổ sung nhiều lần, không còn phù hợp với tình hình thực tế, việc áp dụng các tiêu chí chấm điểm khách hàng còn quá chung chung, dẫn đến kết quả phản ánh không chính xác.
Agribank Chi nhánh Vũng Tàu cần phải thu thập thông tin từ nhiều phía bằng cách xem xét kỹ lƣỡng hồ sơ cá nhân, pháp nhân, thu thập thông tin thông qua các đối tác, các nguồn thông tin khác có liên quan. Thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng là rất cần thiết. Tuy nhiên, không nên lấy đó là điều kiện tiên
quyết để Chi nhánh đƣa ra quyết định cấp tín dụng. Đặc biệt không nên quá chú trọng vào các chứng chỉ, bằng cấp khi đánh giá năng lực quản trị, điều hành của khách hàng mà phải căn cứ vào lịch sử kinh doanh của khách hàng hay người điều hành dự án. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần quan tâm đến các thông tin khác, khai thác từ báo cáo tài chính của khách hàng, sổ theo dõi tình hình công nợ, nghĩa vụ nộp thuế....
Phân công chéo khách quan cán bộ chấm đểm xếp hạng khách hàng không phải là người trực tiếp cho vay để tránh tình trạng cán bộ nâng điểm ở phần thông tin phi tài chính để khách hàng có điểm cao hơn, thực tế nhằm tránh cho vay cao hơn so với khả năng của khách hàng.
Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về xếp hạng tín nhiệm khách hàng, nhƣng phù hợp với nền tảng, tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế Vùng miền và của Việt Nam và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng; hoàn thiện các phương pháp, quy trình, cách kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ việc đánh giá rủi ro tín dụng, phân bổ tài sản chịu rủi ro để xếp hạng, lƣợng hóa định tính và ƣớc tính về khả năng vỡ nợ và tổn thất cho mỗi loại tài sản chịu rủi ro.