CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH VŨNG TÀU
3.3.3 Kiến nghị với AGRIBANK Việt Nam
Hệ thống phần mềm IPCAS hiện đã quá tải, các chi nhánh khó khăn trong việc lấy số liệu để thực hiện báo cáo. Đề nghị nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác thông tin tín dụng, cũng nhƣ các giao dịch khác, quản lý các khoản cho vay, quản lý rủi ro tín dụng là yêu cầu cần thiết.
Các Chi nhánh, cán bộ viên chức cập nhật thông tin, văn bản luật liên quan phục vụ công tác, đề nghị xây dựng hệ thống mạng nội bộ, nâng cao chất lƣợng trang tin điện tử để phục vụ công việc.
Trong thực tế có những doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh hàng trăm tỷ đồng, sử dụng hàng ngàn lao động (nói chung là những Doanh nghiệp lớn) và đồng thời trong nền kinh tế hiện tại luôn tồn tại các doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng, hộ kinh doanh gia đình, tuy nhiên các quy trình cho vay đối với loại hình doanh nghiệp thì áp dụng tổng thể chung vì thế có một số điều chƣa phù hợp với hiện tại (ví dụ các cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh gia đình: các ông chủ không bao giờ thuê kế toán để thực hiện).
Xây dựng lại hệ thông xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng, vì hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ hiện nay chƣa hợp lý. Chẳng hạn nhƣ các doanh nghiệp thì cứ bắt phải nhập báo cáo tài chính trong khi thực chất các doanh nghiệp nhỏ chỉ nộp thuế khoán và không hề mở sổ sách.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, phối hợp với các trường đại học, các trung tâm trong lĩnh vực chuyên ngành để đào tào và đào tạo lại cán bộ về nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao năng lực, trình độ đối với bộ phận tín dụng.
Nên có hướng dẫn cụ thể hơn về trình tự, thủ tục và mẫu biểu miễn, giảm lãi, phí phù hợp hơn đối với các trường hợp đặc thù nêu trong dự thảo Quy chế/Quy định để thuận tiện cho chi nhánh trong công tác xử lý nợ, làm sạch cân đối.
Thực tế vẫn tồn tại các trường hợp đặc thù đã thu hết nợ gốc như: Cá nhân chết, mất tích, đi tù…không thể làm thủ tục xin miễn giảm; Pháp nhân đã giải thể, phá sản, không còn hoạt động, không còn con dấu và không thể liên hệ đƣợc với người có thẩm quyền của pháp nhân; hoặc các trường hợp khách hàng đã có bản án, cơ quan thi hành án đã bán hết tài sản để thu hết nợ gốc và một phần nợ lãi…nay khách hàng (và người có liên quan) không còn lợi ích gì, không hợp tác với ngân hàng để làm thủ tục miễn giảm lãi, phí.
Kiến nghị quy định cụ thể về nội dung mƣợn Tài sản thế chấp, cho phép chi nhánh đƣợc trực tiếp cử cán bộ mang giấy tờ TSTC đến giao dịch, giao nhận trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền (tuyệt đối không giao cho khách hàng).
Ngoài kiến nghị nêu trên còn rất nhiều kiến nghị khác trong quá trình cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ tín dụng cho khách hàng tại Chi nhánh.
Kết luận chương 3
Trong chương 1 đã thể hiện một bức tranh những cơ sở lý luận, những lý thuyết về hoạt động quản trị rủi ro. Ở chương 2 áp dụng trong hoạt động tín dụng, các phương pháp, dấu hiệu nhận biết các khoản cấp tín dụng có thể xảy ra rủi ro, thực trạng QTRR tín dụng, phòng ngừa và xử lý, các mô hình QTRR tín dụng mà chi nhánh đang áp dụng, những ƣu điểm, hạn chế cần đƣợc khắc phục đã nêu ra trong chương 2.
Các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó thể hiện trong chương 3.
Tại chi nhánh luôn quan tâm các giải pháp để bổ sung vào quy trình quản trị rủi ro tín dụng một cách phù hợp nhằm ngăn chặn rủi ro tổn thất về tài chính trong tương lai có thể xảy ra đối với các khoản cấp tín dụng.
Nhằm phát huy hiệu quả của các giải pháp, Học viên đề xuất một số kiến nghị kiến nghị với chính phủ, NHNN, các cơ quan ban ngành và Agribank, nhằm góp ý cho hoạt động kinh doanh hiệu quả của Agribank nói chung cũng nhƣ Agribank chi nhánh Vũng Tàu nói riêng, tạo đƣợc hoàn thiện trong hoạt động QTRR tín dụng và mang lại sự phát triển bền vững.
KẾT LUẬN
Kinh tế đất nước đang phát triển theo định hướng kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh tất cả các tổ chức, cá nhân và mọi người, mọi ngành nghề đều có khả năng xảy ra rủi ro, nhƣng khả năng chấp nhận rủi ro ở mức độ cho phép bao nhiêu thì phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể.
Hoạt động cấp tín dụng của NHTM là hoạt động trọng yếu mang lại lợi nhuận chủ lực trong kinh doanh, nên luôn đƣợc quan tâm hàng đầu. Đi kèm với việc mang lại lợi nhuận hiệu quả cao thì hoạt động cấp tín dụng cũng tiềm tàng những rủi ro. Vì thế, việc quản trị QRTD có ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ở nước ta hiện nay, nguồn vốn tín dụng Ngân hàng Thương mại là nguồn vốn quan trọng, đóng vai trò c ung ứn g chủ lực cho cá nhân, hộ kinh doanh gia đình, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Trong hệ thống NHTM rủi ro tín dụng là loại rủi ro trọng yếu tại bất kỳ thời điểm nào. Rủi ro tín dụng tồn tại ngoài ý muốn của khách hàng và Ngân hàng, thường gây ra những hậu quả tổn thất tài chính đối với Ngân hàng và nền kinh tế. Trong môi trường kinh doanh thực tế, chúng ta không thể loại trừ được rủi ro mà chỉ có thể phân tích, dự đoán, đo lường và tìm ra nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa, xử lý, khắc phục, nhằm hạn chế rủi ro gây ra tổn thất nghiêm trọng.
Agribank Chi nhánh Vũng Tàu thực tế đã quản trị tốt rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2015-2019, không vì thế trở nên chủ quan xem nhẹ mà nên tiếp tục duy trì thực hiện tốt hơn nữa trong giai đoan tiếp theo. Từ những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, luận văn này học viên nghiên cứu thực trạng hoạt động Agribank chi nhánh Vũng Tàu giai đoạn 2015 – 202019, nghiên cứu thực tiển hoạt động cấp tín dụng, nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng nhƣ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Luận văn đã nêu lên những ƣu điểm đạt đƣợc của Chi nhánh trong thời gian qua và chỉ ra các dấu
hiệu, cách thức xử lý các dấu hiệu rủi ro đó, đồng thời cũng nêu ra những hạn chế cần khắc phục. Từ đó, đƣa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đồng thời xác định những phương hướng và mục tiêu phát triển trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
[1]. Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), “Luật các Tổ chức Tín dụng”, NXB Pháp lý, Hà Nội;
[2]. Nguyễn Tuấn Anh (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;
[3]. Nguyễn Quang Hiện (2016), “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội”, Học viện Tài chính, Hà Nội;
[4]. Nguyễn Thắng Lợi (2014), “Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh”, Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội;
[5]. Lê Hải Yến (2013), “Nâng cao Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội”, Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội;
[6]. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2017), “Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[7]. Ngân hàng Nhà nước (2013), “Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội;
[8]. Ngân hàng Nhà nước (2014), “Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội;
[9]. Ngân hàng Nhà nước (2014), “Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội;
[10]. Ngân hàng Nhà nước (2016),“Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”, Hà Nội;
[11]. Ngân hàng Nhà nước (2016),“Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 Quy định tỷ lệ an toàn vốnđối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội;
[12]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2011), “Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 về việc ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hàng chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngày 18/10/2011”, Hà Nội;
[13]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2014), “Quyết định số 33/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về việc ban hành Quy định tạm thời về xử lý rủi ro, tổn thất trong nghiệp vụ thẻ từ quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Hà Nội;
[14]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2018), “Nghị quyết số 01/NQ-HĐTV ngày 15/01/2018 về triển khai Phương án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2016-2020”, Hà Nội;
[15]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2019),“Quyết định số 225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/04/2019 quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Hà Nội;
[16]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2019),“Quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 quy định, quy trình cho vay đối