CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH VŨNG TÀU
3.2 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Vũng Tàu
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình cho vay
Để hạn chế rủi ro xảy ra một cách tốt nhất phải tuân thủ quy trình nghiệp vụ, các quy chế, quy định, không bỏ xót hoặc coi nhẹ bất cứ khâu nào trong quá trình thẩm định dự án, phương án để cho vay. Điều đó có nghĩa là ngăn chặn ngay từ những khâu đầu tiên trong quá trình cấp tín dụng, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
3.2.1.1 Thẩm định và tìm hiểu thông tin khách hàng.
Thu thập thông tin khách hàng là một trong những bước cơ bản ban đầu và trọng yếu trong quy trình cấp tín dụng, đồng thời cập nhất thông tin về thị trường nhằm nắm bắt kịp thời chất lượng khoản vay và góp phần hạn chế rủi ro.
Agribank Chi nhánh Vũng Tàu đóng trên địa bàn một thành phố du lịch, dầu
khí, cảng biển ...đối tượng phục vụ đa số là người dân và doanh nghiệp trên TP Vũng Tàu vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng thường xuyên đi xuống địa bàn tiếp xúc với người vay. Việc thu thập thông tin phải chính xác, đầy đủ bao gồm như:
thông tin pháp lý, thông tin quan hệ tín dụng đã qua, quan hệ xã hội của người vay, mối quan hệ kinh doanh của người vay và đối tác....Nếu khách hàng là tổ chức thì xem xét các báo cáo tài chính, dòng tiền trong thời gian gần nhất. Các báo cáo của khách hàng thường không được kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác thực tính trung thực của báo cáo. Do vậy Cán bộ cho vay cần thu thập thêm thông tin từ đối tác kinh doanh của khách hàng, từ những Ngân hàng khác mà khách hàng đã quan hệ, từ cơ quan quản lý (sở Kế hoạch và Đầu tƣ), từ cơ quan Thuế, từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro NHNN (CIC), từ chính quyền địa phương, từ hàng xóm, bạn bè....
Khi có đƣợc các thông tin về khách hàng, cán bộ cho vay cần phân tích dữ liệu, xữ lý thông tin, cần sàng lọc nhận xét một cách chính xác thông tin của khách hàng. Các thông tin không đúng, không rỏ ràng, không phù hợp với thực tế cần bỏ qua. Có đƣợc nguồn thông tin rỏ ràng, tin cậy, cán bộ tín dụng tiến hành phân loại khách hàng, đánh giá tính hiệu quả của phương án/dự án SXKD, khả năng tài chính, khả năng trả nợ và tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng.
3.2.1.2 Phương án, dự án của khách hàng thẩm định tuân thủ.
Đánh giá phương án/dự án SXKD của khách hàng là việc nhận định tính hiệu quả và khả năng trả nợ của phương án/dự án đó. Chi nhánh Vũng tàu nên bố trí cán bộ đủ năng lực trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng để việc thẩm định phương án/dự án đạt hiệu quả cao.
Chi nhánh cần có những phương pháp và công cụ dự báo rủi ro của phương án/dự án, phương pháp phân tích hiệu quả khá phổ biến và đơn giản nhất là phân tích độ nhạy và phân tích tình huống từ đó đánh giá đƣợc mức độ phức tạp và ý nghĩa thực tế khác nhau nhằm đƣa ra đƣợc khả năng rủi ro của
phương án/dự án có thể xảy ra.
Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp cả 2 yếu tố là tính đến xác xuất xảy ra của biến cố rủi ro và tác động của chính biến cố đó tác động với dự án. Đòi hỏi phải đánh giá lại tổng hợp các tình huống tài chính tốt và xấu. Có nghĩa là tính toán lại NPV/IRR trong điều kiện xấu và tốt sau đó so sánh với giá trị chuẩn để đƣa ra kết luận phù hợp.
Phân tích độ nhạy được tạo nên từ ý nghĩ “Hiệu quả của Phương án/dự án phụ thuộc vào các yếu tố đƣợc dự báo trong khi lập dự án, khi đã dự báo thì có độ sai lệch nhất định và khả năng biến động trong tương lai. Vì vậy công việc thẩm định dự án/phương án cần phải được đánh giá trong sự ổn định của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án, khi các chỉ tiêu đầu ra đầu vào của dự án có sự biến động. Hay nói cách khác phân tích độ nhạy của dự án theo các nhân tố đó”. Khi phân tích độ nhạy của dự án người thẩm định phải dự kiến một số giá trị có thể thay đổi biến động theo thời điểm của thị trường, những rủi ro trong tương lai làm giá nguyên vật liệu tăng, giá nhân công tăng, sản lƣợng giảm, hàng tồn cao, doanh thu giảm....sau đó mới tính đến các chỉ tiêu NPV/IRR... Nếu tính trên tổng thể các chỉ tiêu đạt yêu cầu thì dự án đó đƣợc xem là ổn định và chấp thuận. Ngƣợc lại dự án xem nhƣ không đáp ứng, cần xem xét, điều chỉnh tính toán lại.
3.2.1.3 Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, giám sát khoản vay có hiệu quả.
Theo Thông tƣ số 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 của NHNN về việc quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, tránh trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Vì thế Cán bộ quản lý khoản vay phải tăng cường công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay theo đúng qui định hiện hành của NHNN và của Agribank, các Phòng nghiệp vụ và cá nhân có liên quan
đến việc giải ngân thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ theo quy định tại Thông tƣ số 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 của NHNN.
Kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay là một trong những nội dung quy định bắt buộc trong quy trình cho vay của ngành Ngân hàng. Tuy nhiên nhiều cán bộ quản lý khoản vay xem nhẹ, chủ quan hoặc cố tình sơ xuất do đó có khả năng dẫn đến rủi ro tổn thất. Vì vậy việc kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay phải đƣợc thực hiện định kỳ, liên tục hoặc đột xuất. Khi có thông tin liên quan đến việc sử dụng vốn của khách hàng thì cán bộ quản lý khoản vay phải trực tiếp kiểm tra lập biên bản kiểm tra sau khi cho vay để phản ánh đƣợc tình hình sử dụng vốn của khách hàng.
Agribank Chi nhánh Vũng Tàu nên cân nhắc thêm biện pháp thế chấp nguồn thu và quản lý nguồn thu nhƣ là một biện pháp đảm bảo tiền vay, nhằm tăng quy mô khách hàng lớn và gia tăng lợi nhuận. Cán bộ cho vay cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng cho các đối tác, cũng nên đề nghị khách hàng vận động đối tác mở tài khoản tại Agribank để thuận lợi cho việc thanh toán bằng chuyển khoản. Cán bộ tín dụng kiểm soát đƣợc dòng tiền (nguồn thu) của khách hàng chuyển về, tránh trường hợp tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ đã dùng vào việc khác.