Quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 106 - 109)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

2.7 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Vũng Tàu

2.7.2 Quy trình tín dụng

Quy trình, quy định cho vay của Agribank nói chung và của Agribank chi nhánh Vũng Tàu nói riêng đƣợc thực hiện theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010; Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.

Hiện tại Agribank đang thực hiện quy định cho vay theo quyết định số 225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/04/2019 của Hội đồng thành viên về việc ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Hướng dẫn quy chế cho vay thì Tổng giám đốc của Agribank đã ban hành quyết định kèm theo:

Quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 của Tổng giám đốc Agribank ban hành về quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Về thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng, hàng năm Agribank và ngân hàng cấp trên căn cứ vào quy mô dƣ nợ, nợ xấu tại thời điểm 31/12 của năm tài chính để ra mức phán quyết cho từng chi nhánh Agribank, do đó quyền phán quyết đƣợc thay đổi hằng năm.

2.7.2.1/ Quy trình chung.

Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng đến khi thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Quy trình cho vay đƣợc thực hiện theo trình tự sau:

Thẩm định trước khi cho vay;

Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay;

Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi cho vay.

Trình tự trên được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn;

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay; dự án đầu tư, phương án vay vốn;

Bước 3: Xét duyệt cho vay;

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết họp đồng (tín dụng, bảo đảm tiền vay):

Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân;

Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh;

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm.

Tuỳ theo từng khoản vay và chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, các cán bộ có liên quan sẽ thực hiện toàn bộ hoặc một phần quy trình cho vay.

2.7.2.2/ Đối tƣợng vay vốn.

Căn cứ theo quyết định số 225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/04/2019 của Hội đồng thành viên về việc ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; quy định chung về đối tƣợng vay vốn nhƣ sau:

Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: Là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước gồm:

* Khách hàng là tổ chức:

- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

- Hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã;

- Doanh nghiệp nước ngoài thành lập và hoạt động theo luật nước ngoài thực hiện các dự án, phương án tại Việt Nam;

- Các đơn vị sự nghiệp có thu, các tổ chức khác là pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự.

* Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác.

- Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam;

- Khách hàng là cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Quy định này không áp dụng đối với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ở nước ngoài; khách hàng vay là các Tổ chức tín dụng khác.

2.7.2.3 Tài sản đảm bảo.

Tài sản đảm bảo đƣợc thực hiện theo quyết định Số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên Agribank Về ban hành Quy định giao

dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tài sản bảo đảm gồm các loại sau:

- Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.

- Tài sản hình thành trong tương lai gồm:

+ Tài sản đƣợc hình thành từ vốn vay;

+ Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang đƣợc tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

+ Tài sản đã hình thành và thuộc đối tƣợng phải đăng ký quyền sở hữu, nhƣng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới đƣợc đăng ký theo quy định của pháp luật.

+ Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.

- Tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với Agribank.

- Tài sản bảo đảm là quyền SDĐ theo quy định tại Chương IV- Luật Đất đai:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)