Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về môi trường, bảo vệ môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 30)

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2.1. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về môi trường, bảo vệ môi trường tự nhiên

Cho đến nay nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về môi trường, bảo vệ môi trường tự nhiên có rất ít các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được một số tác giả đề cập đến trong các cuốn sách:

Phan Ngọc Liên (1995) với cuốn sách Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế [89] đã phân tích tầm nhìn thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên rất nhiều lĩnh vực, trong đó có mối quan tâm của Người tới vấn

đề bảo vệ môi trường sống, tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên. Tác giả đã chỉ ra ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường. Tác giả phân tích thực trạng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như đất, dầu mỏ, khoáng sản; vấn đề môi trường sinh thái như trồng cây gây rừng; vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân v.v.. Qua đó khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa lịch sử và mang tính chất thời đại.

Những giá trị đích thực của tư tưởng này đã trở thành bài học kinh nghiệm cho hiện tại đồng thời soi sáng nhận thức và hành động của việc thực hiện một tương lai của sự phát triển xã hội.

Trong cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam [73] có bài “Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên theo quan điểm Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Quang Trường (2003). Tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh, đó là đầu tư vào khoa học công nghệ, tìm mọi cách để nắm bắt các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới và nhanh chóng ứng dụng vào trong sản xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Các tác giả Vũ Thị Hương, Lê Văn Yên (đồng chủ biên) (2010) với cuốn sách Về tài nguyên thiên nhiên [80]. Đây là cuốn sách đã tập hợp những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, môi trường từ những năm hai mươi của thế kỷ XX cho đến khi Người đi xa. Tuy nhiên, đây chỉ là tổng hợp mang tính hệ thống các bài báo, đoạn trích từ các tác phẩm của Hồ Chí Minh mà chưa có sự phân tích, đưa ra những nhận định, nhận xét của tác giả để làm nổi bật các giá trị trong tư tưởng của Người về vấn đề này.

Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường do các tác giả Bùi Văn Dũng và Đỗ Trọng Hưng (đồng chủ biên) (2017) [55]. Các tác

giả đã trình bày cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về môi trường và bảo vệ môi trường, đó là: tinh hoa văn hóa phương Đông, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; Quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về môi trường và bảo vệ môi trường được chia làm ba giai đoạn: trước 1945, 1945 – 1954, 1954 – 1969; Phân tích và rút ra những tư tưởng cơ bản, cốt lõi của Hồ Chí Minh về môi trường và bảo vệ môi trường bằng những dẫn chứng cụ thể được trích trong Hồ Chí Minh toàn tập; nêu lên ý nghĩa của tư tưởng này đối với sự vận dụng của Đảng và Nhà nước vào công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về môi trường và bảo vệ môi trường, của tác giả Mạc Doãn Thanh (2018) [125]. Trong cuốn sách, tác giả chỉ liệt kê những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về môi trường và bảo vệ môi trường theo thứ tự thời gian được trích trong Hồ Chí Minh toàn tập từ tập 1 đến tập 15 mà không có sự phân tích, đánh giá hoặc đưa ra quan điểm riêng của tác giả về vấn đề này.

Tác giả Bùi Văn Dũng (2012) có bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ thiên nhiên môi trường” [54]. Tác giả khẳng định, từ rất sớm, với một tình yêu thiên nhiên sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao vai trò của môi trường tự nhiên, đó chính là nơi con người được sinh ra, là cơ sở và điều kiện tất yếu để con người duy trì sự tồn tại và phát triển. Người đã phát động và trực tiếp chỉ đạo “Tết trồng cây”, chú trọng giải quyết tốt vấn đề đất và nước trong đó vấn đề thủy lợi là vô cùng quan trọng, luôn quan tâm, chăm sóc đến môi trường sống, điều kiện làm việc của nhân dân v.v.. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên là tư tưởng của một vĩ nhân có tình cảm đặc biệt sâu sắc với tự nhiên, đề cao nhân sinh quan con người hòa hợp với tự nhiên.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)