Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 134 - 138)

Chương 4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VÀO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Những yếu tố tác động và định hướng bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam

4.2.2. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Hợp tác quốc tế về môi trường là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được đề cập trong các Luật bảo vệ môi trường, và là giải pháp quan trọng trong các chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về môi trường. Trong hơn 20 năm qua, hợp tác quốc tế về môi trường đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho thành công chung của các hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta. Mỗi giai đoạn phát triển, hợp tác quốc tế về môi trường có những phạm vi, đặc thù và hình thức khác nhau. Hợp tác quốc tế về môi trường trong giai đoạn hiện nay, với những thuận lợi, khó khăn, đòi hỏi phải có định hướng và giải pháp phù hợp

với Việt Nam, qua đó tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn và từng bước khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế trong lĩnh vực môi trường.

Cần thay đổi tư duy về hợp tác quốc tế, chuyển từ quan niệm thụ động tiếp nhận viện trợ sang chủ động hội nhập, sẵn sàng cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi. Tham gia thực hiện các điều ước quốc tế không chỉ thể hiện trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của quốc gia thành viên mà còn thể hiện sự chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Cải cách hành chính công cần được triển khai trong công tác ổn định và phát triển mạng lưới hợp tác quốc tế, cụ thể trong các công tác bố trí cán bộ, phân công trách nhiệm và chế độ báo cáo nhằm phát huy được năng lực của các cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế, đặc biệt là những cán bộ liên quan đến thực hiện và sử dụng ODA, đảm bảo sự tham gia rộng rãi của các đối tượng thụ hưởng, hiệu quả và tính bền vững của các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.

Đề xuất các hoạt động để thu hút nguồn lực hỗ trợ phát triển từ các cơ chế tài chính quốc tế cho các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, như Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Khí hậu xanh (GCF), Quỹ Thích ứng (AF), Quỹ ASEAN với các đối tác song phương. Tăng cường hợp tác để thu hút hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Uỷ ban sông Mê Công quốc tế (MRC), Uỷ ban Quốc gia Chương trình khoa học địa chất quốc tế (IGCP), Uỷ ban Điều phối Chương trình khoa học địa chất Đông và Đông Nam châu Á (CCOP), Uỷ ban Kinh tế Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP), Chương trình Viện trợ Xanh (GAP), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã (WWF), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Mạng lưới khí hậu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

(APCN), Uỷ ban Bão (TC), Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC), Mạng lưới châu Á - Thái Bình Dương (APN), Chương trình Đối tác về quản lý môi trường cho các vùng biển Đông Á (PEMSEA), Tổ chức Điều phối các quốc gia biển Đông Á (COBSEA), Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương (ISA).

Duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác truyền thống như Ấn Độ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Ôx- trây-lia, Pháp, Phần Lan, Trung Quốc, Ý và mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế khác nhằm huy động nguồn lực quốc tế cho hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam. Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế, coi trọng việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế, thúc đẩy hợp tác Á-Âu, châu Á- Thái Bình Dương, ASEAN, ASEAN+3, cơ chế hợp tác môi trường Đông Á, hợp tác về môi trường các nước Tiểu vùng sông Mê Công trong bảo vệ môi trường. Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực cùng bảo vệ môi trường tự nhiên.

Tham gia các hoạt động của nhóm công tác Asean về biến đổi khí hậu, xem xét đề xuất đề cương tổ chức khóa đào tạo cho cán bộ đàm phán biến đổi khí hậu trẻ của Asean để tìm hỗ trợ từ châu Âu, tăng cường hiểu biết, thống nhất quan điểm giữa các nước thành viên, chia sẻ thông tin, dữ liệu, kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ thời tiết, khí hậu, ứng dụng mô hình dự báo khi xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu.

Các biện pháp thích ứng, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thông qua nâng cao nhận thức cộng đồng, nhằm tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động thường niên về môi trường theo kế hoạch của Asean, đề xuất các sáng kiến của Việt Nam tại các hội nghị nhằm đạt được hiệu quả trong quan hệ hợp tác Asean về bảo vệ môi trường. Việt Nam cần có đại diện tham gia và có tiếng nói trong các hội nghị, diễn đàn khu vực, các nhóm công tác kỹ thuật. Xây dựng và thực

hiện các chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương về môi trường.

Học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước trong bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường tự nhiên. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường ngay trong chiến lược, quy hoạch dự án đã tính đến các biện pháp bảo vệ môi trường. Những khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở các nước này đều có kết cấu hạ tầng, môi trường hoàn chỉnh bao gồm: điện, hệ thống cấp thoát nước, giao thông, hệ thống thu gom xử lý chất thải.

Hai nước Thụy Điển, Tây Ban Nha cũng là những quốc gia đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường, đặc biệt là ưu tiên đầu tư ngân sách để phát triển mạnh mẽ công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm Thụy Điển về các mô hình và ý tưởng mới mà quốc gia Bắc Âu đã áp dụng và đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như chính sách đánh thuế việc xả thải carbon, các hệ thống ưu đãi xanh, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, Thụy Điển còn ban hành bộ luật riêng về bảo vệ môi trường và cải tổ nền kinh tế giúp thích ứng với khí hậu.

Việt Nam là một trong những nước tham gia hợp tác khá nhiều với các tổ chức và chính phủ quốc tế như: FAO, WTO, UNICEP, Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp, Canada v.v.. ký kết nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường tự nhiên và phát triển bền vững. Việc ký kết nhiều công ước về bảo vệ môi trường này vừa có thể tạo ra khuôn khổ pháp lý chung mang tính quốc tế quan trọng cho sự hợp tác, phát triển và bảo vệ môi trường giữa các quốc gia trên thế giới, vừa đem lại những điều kiện thuận lợi để các quốc gia có thêm nguồn lực cho công tác phòng chống ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và thể hiện việc thực

hiện tốt nghĩa vụ quốc tế với tư cách là nước thành viên. Đồng thời, đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng từ những nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)