Tình hình bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 77 - 85)

Chương 3. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VÀO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam

3.1.1. Tình hình bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam

Một là, tài nguyên đất

Hiện nay, việc quy hoạch, chăm sóc và sử dụng tài nguyên đất ở nước ta ngày càng hoàn thiện, hiệu quả. Tính đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích đất tự nhiên cả nước khoảng 33.123.568 ha. Đất được phân thành ba nhóm chính theo mục đích sử dụng: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó, diện tích nhóm đất nông nghiệp bao gồm: nông, lâm, thủy sản, ước khoảng 27.268.589 ha, chiếm khoảng 81% diện tích đất tự nhiên cả nước [32].

Tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đang diễn ra ở tất cả các địa phương, phổ biến hiện nay là việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các đô thị, khu công nghiệp; chuyển đổi rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản và chuyển đổi đất trống, đồi núi trọc sang trồng rừng. Trong hai năm 2014 và 2015, diện tích đất nông nghiệp nói chung trên cả nước được phép chuyển mục đích sử dụng là trên 34.000 ha [26; tr.62] .Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng, thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa đã có xu hướng giảm dần.

Chuyển đổi đất nông nghiệp để đầu tư các dự án kinh tế đang diễn ra mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương. Hoạt động

chuyển đổi mục đích này đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích đất lâm nghiệp tăng do các địa phương đẩy mạnh trồng rừng. Tính đến tháng 12/2017, diện tích đất lâm nghiệp là 14.910.513 ha [Phụ lục 1]. Công tác cải tạo, phục hồi các vùng đất bị ô nhiễm cũng đã được triển khai tích cực thông qua kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra trên phạm vi cả nước.

Tình trạng thoái hóa đất ở nước ta có xu hướng gia tăng cả về quy mô và mức độ thoái hóa do gia tăng quá trình xói mòn, rửa trôi, trượt lở đất, hoang hóa, ngập úng. Quá trình xói mòn, rửa trôi đất hay tình trạng sạt lở đất diễn ra mạnh khi có mưa bão, lũ tràn về. Tại vùng Tây Bắc, hàng năm, đất bị rửa trôi, xói mòn trong 6 tháng mùa mưa. Hiện tượng xói lở bờ biển, cửa sông do tác động xâm thực bờ biển cũng tăng lên đột biến ở một số khu vực. Xói lở bờ biển không chỉ làm đất bị xói lở, rửa trôi hoặc không còn đủ lượng dinh dưỡng mà còn làm suy thoái hệ sinh thái ven biển.

Hai là, tài nguyên nước

Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam khoảng 830 tỉ m3. Khoảng 63%

nguồn nước mặt của Việt Nam có nguồn gốc ở ngoài biên giới quốc gia, chỉ có gần 310 tỉ m3 mỗi năm được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, như là các sông Đồng Nai, Cả, Ba, Vũ Gia - Thu Bồn [33; tr.4].

Tổng lượng nước đang được khai thác và sử dụng hàng năm khoảng 80,6 tỷ m3/năm, chiếm xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có của cả nước.

Trong đó, trên 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm) [33; tr.35]. Ngoài ra, nước còn được sử dụng cho sản xuất năng lượng, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Cơ cấu sử dụng nước đang có xu hướng tăng dần cho công nghiệp, thuỷ sản và sinh hoạt.

Nước mặt, nước biển ven bờ, nước biển khơi ở Việt Nam được đánh giá có chất lượng khá tốt. Hiện nay, nước dưới đất được khai thác sử dụng chủ yếu cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp. Khoảng 40% lượng nước cấp cho đô thị và gần 80% lượng nước sử dụng cho sinh hoạt ở nông thôn được khai thác từ nguồn nước dưới đất.Công tác cấp nước tại các đô thị đã có những chuyển biến tích cực, hệ thống cấp nước ngày càng được hoàn thiện, hầu hết các thành phố, thị xã đã có hệ thống cấp nước sạch. Tính đến tháng 6 năm 2018, tỉ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là 82% [27; tr.49]. Hoạt động thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đã được quan tâm thực hiện trong thời gian qua. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đã được đầu tư tại một số thành phố lớn, đô thị lớn với quy mô và công suất khác nhau phụ thuộc vào lưu lượng nước thải. Hoạt động kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tại các khu công nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các khu công nghiệp còn lại đang xây dựng lộ trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường tự nhiên.

Môi trường nước mặt bị ô nhiễm diễn ra khá phổ biến tại nhiều lưu vực sông. Ô nhiễm dầu mỡ thường xảy ra ở những đoạn sông có hoạt động giao thông đường thuỷ phát triển, hoặc những đoạn sông tiếp nhận nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, hoặc các khu vực cảng trên sông. Ô nhiễm kim loại nặng tập trung chủ yếu ở những sông nhánh gần các khu vực khai thác khoáng sản hoặc các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đối với ngành công nghiệp khai khoáng việc khai thác mỏ gây ra rất nhiều chất ô nhiễm cho nguồn nước.

Xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, cửa sông diễn ra khá phổ biến tại vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng đến sớm hơn, đặc biệt là hiện tượng xâm nhập mặn tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 2010 đến nay, xâm nhập mặn đến sớm từ 1 đến 1,5 tháng và kéo dài hơn so với trước đây.

Hoạt động dự báo thời tiết, thiên tai, bão lũ đạt chất lượng, mức độ chính xác cao hơn góp phần ứng phó hiệu quả tốt hơn, giảm thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra trong những năm gần đây. Năng lực dự báo bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, báo tin động đất, cảnh báo sóng thần và các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn nguy hiểm ngày càng được nâng cao, đặc biệt là nâng thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới trước 72 giờ.

Ba là, môi trường không khí

Các biện pháp quản lý giao thông, kiểm soát chất lượng phương tiện, quy định che chắn đối với các phương tiện chuyên chở vật liệu, tưới nước, rửa đường, thắt chặt quy chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông đường bộ được sử dụng hiệu quả nên không khí ở một số tỉnh, thành phố đã được cải thiện, mặc dù nồng độ các chất gây ô nhiễm vẫn ở mức cao nhưng mức độ ô nhiễm tại một số thành phố có xu hướng giảm, đặc biệt là nồng độ ô nhiễm khí SO2, NO2. Mức độ ô nhiễm không khí ở một số tỉnh, thành phố giảm, chất lượng môi trường không khí ở khu vực nông thôn hiện nay còn khá tốt, rất nhiều vùng chưa bị ô nhiễm, tập trung ở các khu vực miền núi, vùng thuần nông. Nhiều cơ sở, nhà máy lớn đã áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ kiểm soát phát thải hiện đại và sử dụng năng lượng hiệu quả. Phát thải nhà kính tăng khá nhanh trong những năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu vực.

Các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay các đô thị có hoạt động công nghiệp mạnh như Việt Trì (Phú Thọ), ô nhiễm bụi còn ở ngưỡng cao, đặc biệt là các khu vực gần các trục giao thông chính. Tại các công trường xây dựng tình trạng ô nhiễm bụi vẫn tiếp tục diễn ra, khu dân cư nằm trong các đô thị vẫn chịu ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông, công nghiệp mức độ ô nhiễm bụi vẫn vượt nhiều lần ngưỡng cho phép.

Một số khu vực nông thôn bị ảnh hưởng bởi một số hoạt động làng nghề, điểm công nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất, các trang trại chăn nuôi tập trung, hoạt động trồng trọt, khai thác khoáng sản ở các vùng lân cận, chôn lấp và đốt chất thải sinh hoạt cũng như phát triển cơ sở hạ tầng đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí cục bộ. Chất lượng môi trường không khí khu vực nông thôn cũng bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không đúng liều lượng gây phát tán một lượng hóa chất độc hại vào không khí. Một số tuyến đường nội thị, thị trấn, địa điểm dân cư đang được nâng cấp cùng với mật độ giao thông cao làm gia tăng nồng độ một số chất như bụi và tiếng ồn trong không khí. Đặc biệt, tại một số khu vực gần các khu khai thác khoáng sản, cơ sở sản xuất gạch ngói, hàm lượng bụi cũng vượt quy chuẩn Việt Nam.

Bốn là, tài nguyên khoáng sản

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú. Trên cả nước có tới hơn 5000 quặng tụ và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau và phần lớn các loại khoáng sản đều có trữ lượng vừa và nhỏ [33; tr.13]. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là sắt, than đá, dầu mỏ, apatit, đá vôi. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú vì thế nước ta có rất nhiều thuận lợi trong việc khai thác và sử dụng hợp lý chúng để tạo ra nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người.

Hiện nay, đã có nhiều cơ sở xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công nghệ hiện đại, phù hợp điều kiện của Việt Nam. Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở tuân thủ các quy đi ̣nh của pháp luật về hoạt đô ̣ng khoáng sản , đảm bảo an toàn lao đô ̣ng và bảo vệ tài nguyên. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt

Nam mặc dù chưa phát triển mạnh nhưng đã có đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp, ngành kinh tế khác phát triển và góp phần vào sự phát triển của các địa phương nơi khai thác.

Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam không nhiều, trữ lượng thấp nhưng những năm qua Việt Nam lại khai thác quá mức. Việc thất thoát tài nguyên và hệ quả ô nhiễm môi trường từ công nghệ khai thác lạc hậu đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành công nghiệp khai khoáng. Nhiều khu vực khai thác mỏ đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước do nước thải của mỏ trong quá trình sản xuất không được xử lý. Kết quả kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn một số tỉnh cho thấy, tại tất cả các khâu sản xuất của dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến đều gây ra hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép phép từ 30 đến 100 lần. Vị trí các bãi thải hầu hết đều tập trung ở các khu vực đầu nguồn sông suối, một số bãi thải lớn tập trung lân cận khu dân cư hầu hết chưa được cải tạo ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực, sạt lở gây bồi lấp sông suối và tiềm ẩn nguy cơ tai biến môi trường, gây nguy hại cho sức khoẻ người lao động và dân cư lân cận.

Năm là, tài nguyên động, thực vật

Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng hàng năm của diện tích rừng trồng cao hơn khoảng 6 lần tốc độ phục hồi của rừng tự nhiên. Một số chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành kịp thời đã khuyến khích người dân và các chủ dự án mở rộng đầu tư sản xuất.

Hệ thống rừng đặc dụng đã được thiết lập và phát huy vai trò tích cực.

Khu bảo tồn trên cạn có 166 khu rừng đặc dụng với diện tích xấp xỉ 2,2 triệu ha, gồm 31 vườn quốc gia với tổng diện tích khoảng 10.500,8 km², 64 khu dự trữ thiên nhiên, 16 khu bảo tồn loài, 55 khu bảo vệ cảnh quan [24; tr.33]. Hiện nay, diện tích rừng, nhất là rừng tự nhiên bị thu hẹp một cách báo động. Hiện

tượng cháy rừng diễn ra khá phổ biến tại một số địa phương. Tính riêng năm 2014 tổng diện tích rừng bị cháy là 3.157 ha, tăng 157,2% so với năm trước, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên [phụ lục 8]. Tình trạng chặt phá rừng diễn ra nghiêm trọng ở nhiều tỉnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và tăng các nguy cơ lũ lụt, sự cố môi trường. Chất lượng rừng tự nhiên tiếp tục giảm, tuy độ che phủ rừng có xu hướng tăng nhưng chủ yếu là rừng trồng với mức đa dạng sinh học thấp, trong khi rừng tự nhiên với mức đa dạng sinh học cao nhưng tỷ lệ bảo tồn còn rất thấp.

Việt Nam có nguồn động thực vật phong phú và đa dạng, với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú và đặc hữu, là nơi sống của gần 16.500 loài thực vật bậc cao, nấm lớn và rêu ở trên cạn, trong đó, số lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm một tỷ lệ lớn (khoảng 30%) [26;

tr.7-10]. Tuy nhiên, hiện nay động thực vật ở nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng, các hệ sinh thái bị tác động và khai thác quá mức, tốc độ tuyệt chủng của một số loài ngày một tăng. Hậu quả là làm giảm hoặc mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, tiêu hủy chất thải, làm sạch môi trường, giảm thiểu thiên tai. Do việc khai thác quá mức và mất môi trường sống nên nhiều loài động vật quý hiếm đang ở mức báo động, nguy cơ bị tuyệt chủng.

3.1.1.2. Môi trường tự nhiên

Trong những năm qua, các tỉnh, thành đã tích cực quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, cũng như tập trung xây dựng môi trường tự nhiên của tỉnh, thành ngày càng xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững.

Những năm gần đây đa số hộ dân khu vực ngoại thành có nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc đảm bảo hợp vệ sinh theo quy

định. Các sở, ban ngành, các cấp chính quyền và nhân dân đã triển khai những hoạt động thiết thực để kiểm soát, ngăn chặn ô nhiễm môi trường như cải tạo cảnh quan, nạo vét khơi thông dòng chảy các tuyến kênh rạch, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, tổ chức xử lý rác thải và trồng cây xanh. Đã làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng. Nhờ vậy, hầu hết các bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây chết người như: sốt xuất huyết, tay, chân, miệng, sởi, thủy đậu, uốn ván, viêm gan vi- rút; viêm màng não do não mô cầu v.v.. đều giảm. Cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) cũng được ngăn chặn kịp thời.

Tuy nhiên, hiện nay, chất lượng môi trường đã và đang suy giảm nghiêm trọng. Tại các khu vực trồng trọt thâm canh, nông nghiệp đã trở thành nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm đất, nước và không khí. Tình trạng ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, chất thải chăn nuôi từ các hộ gia đình không qua xử lý được thải trực tiếp xuống nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân và cảnh quan môi trường sống. Các đợt mưa lũ thường xảy ra trong giai đoạn giao mùa giữa mùa Hè và mùa Thu nên dễ bùng phát dịch bệnh như các bệnh về mắt, đường tiêu hóa và da liễu. Việc thiếu nước sạch, ô nhiễm không khí do các chất thải và ô nhiễm môi trường đất là điều khó tránh khỏi đối với các khu vực xảy ra ngập lụt dài ngày.

Ở các làng nghề, phần lớn nước thải vẫn đổ thẳng vào hệ thống nước thải sinh hoạt. Nguồn nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất bị ô nhiễm; bề mặt ao hồ, kênh mương thủy lợi bị nhiễm độc, thậm chí nhiều địa phương có làng nghề hoạt động chỉ số ô nhiễm môi trường vượt quá hàng chục lần cho phép. Tại các làng nghề trên địa bàn Hà Nội, như làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì nổi tiếng với nghề thu gom phế thải, lông

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)