Công nghệ sản xuất, nguồn lực tài chính đầu tư bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 116 - 120)

Chương 3. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VÀO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.2. Những vấn đề đặt ra

3.2.3. Công nghệ sản xuất, nguồn lực tài chính đầu tư bảo vệ môi trường

xuất vật liệu xây dựng, dệt nhuộm, sản xuất giấy, công nghiệp hóa chất, đóng tàu. Trong khi đó ít chú ý đến phát triển các ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, hàm lượng khoa học cao. Thiếu vắng các ngành kinh tế hỗ trợ, giải quyết hậu quả về môi trường, ngành kinh tế thân thiện với môi trường như: công nghệ, dịch vụ bảo vệ môi trường; công nghiệp tái chế; sản xuất năng lượng từ chất thải, năng lượng sạch; hàng hóa, sản phẩm thân thiện với môi trường; nông nghiệp hữu cơ. Đối với nghề thủ công nghiệp, nguyên vật liệu cho các làng nghề chủ yếu được khai thác tại các địa phương và hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy trực tiếp từ tự nhiên. Phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất trong các làng nghề còn lạc hậu, mang tính cổ truyền. Trong những năm gần đây, tình trạng úng ngập tại nhiều đô thị không được cải thiện mà còn có xu hướng mở rộng và gia tăng. Nguyên nhân chính là do hệ thống hạ tầng kỹ thuật của nhiều đô thị ngày càng xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp cải thiện tương xứng với yêu cầu phát triển. Cộng thêm những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thiên tai, thời tiết, triều cường càng khiến cho mức độ úng ngập tại nhiều đô thị càng thêm trầm trọng.

Đầu tư cho bảo vệ môi trường mặc dù bước đầu đã có chuyển biến tích cực song vẫn còn ở mức thấp. Dự kiến đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường từ năm 2016 đến 2020 là không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ chi của ngân sách. Trong khi đó, ở Trung Quốc và các nước Asean, đầu tư cho môi trường hàng năm đều chiếm trên 1% GDP, ở các nước phát triển thường chiếm từ 3-4% GDP [25; tr.49]. Một số lĩnh vực sản xuất thân thiện với môi trường ở nước ta hiện nay đã được chú ý phát triển nhưng gặp khó khăn về nguồn vốn.

Việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường của một số Bộ, cơ quan Trung ương vẫn còn dàn trải, chưa thật sự hiệu quả như: còn tình trạng phân bổ chi sự nghiệp môi trường cho các nhiệm vụ điều tra, khảo sát nhưng thiếu gắn kết với các Dự án, Đề án cụ thể; chưa chú trọng phân bổ kinh phí cho công tác hoàn thiện hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo vệ môi trường; chưa tập trung ưu tiên bố trí kinh phí cho các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường mang tính chất liên vùng, liên ngành; còn có tình trạng cuối năm không giải ngân hết chuyển nguồn sang năm sau.

Việc định hướng ưu tiên cho lĩnh vực bảo vệ môi trường mới chỉ đề cập tới ưu tiên chi sự nghiệp chiếm tổng chi ngân sách nhà nước, chưa có ràng buộc ưu tiên bố trí chi từ nguồn đầu tư phát triển (trong khi các lĩnh vực chi ưu tiên khác đều ràng buộc rõ cả nguồn chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho lĩnh vực đó như:

lĩnh vực chi giáo dục – đào tạo 20% tổng chi ngân sách nhà nước, lĩnh vực chi khoa học công nghệ 2%, lĩnh vực văn hóa trên 1,8% tổng chi ngân sách nhà nước) [25; tr.49]; từ đó, dẫn tới mất cân đối về nguồn vốn trong việc bố trí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường (nạo vét các lưu vực sông, xử lý hạ tầng môi trường làng nghề, đầu tư xây dựng mới các khu xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải hóa học). Phát triển "kinh tế xanh” phải gắn với xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội, đặc biệt là các khu vực miền núi, nông thôn là thách thức trong lựa chọn chính sách thực hiện kế hoạch hành động xanh. Mặc dù Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng của nước nghèo nhưng tích lũy quốc gia so với các nước đã phát triển còn thấp, điều này ảnh hưởng tới quá trình triển khai hướng tới "nền kinh tế xanh” thực hiện "tăng trưởng xanh” như tính toán đầu tư trở lại phục hồi tự nhiên cần 1-3% GDP.

Tiểu kết chương 3

Hiện nay, kinh tế - xã hội nước ta có sự chuyển biến mạnh mẽ với việc mở mang các đô thị mới và phát triển công nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên như: Không gian sống của con người bị thu hẹp, các nguồn tài nguyên bị suy thoái, đa dạng sinh học bị đe dọa; lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến quá tải, gây ô nhiễm môi trường làm cho chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh, không khí ở nhiều đô thị và khu dân cư bị ô nhiễm nặng, điều kiện vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch nhiều nơi không đảm bảo, đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống nhân dân, đến sự phát triển của đất nước.

Công tác bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định như: nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trường tự nhiên đã được nâng lên; quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ môi trường tự nhiên ngày càng được hoàn thiện; nguồn lực tài chính bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội hóa bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến tích cực; hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường được chú trọng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên còn nhiều hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cao. Trên cơ sở phân tích, xác định những vấn đề đặt ra về tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay cần phải giải quyết như: nhận thức, ý thức trách nhiệm của Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp và nhân dân đối với bảo vệ môi trường tự nhiên; quản lý của nhà nước và hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường tự nhiên; công nghệ sản xuất, nguồn lực tài chính đầu tư bảo vệ môi trường, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên theo quan điểm Hồ Chí Minh.

Chương 4

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường tự nhiên ở việt nam hiện nay (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)