Chương 2 KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA
2.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng kiểm soát quyền lực nhà nước của hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội
Thứ nhất, nội dung, thông tin trong câu hỏi chất vấn
Nội dung, thông tin trong câu hỏi chất vấn là rất quan trọng quyết định đến khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước của hoạt động chất vấn. Nội dung chất vấn phải là những vấn đề lớn, ở tầm khái quát, vĩ mô hoặc những vấn đề nổi cộm, bức xúc, có tính nghiêm trọng được cử tri, nhân dân quan tâm, những vấn đề đang cần tập trung giải quyết chứ không phải là những vấn đề nhỏ lẻ, cá nhân. Mục đích của chất vấn là buộc những người có trách nhiệm quản lý phải có biện pháp để khắc phục những yếu kém trong vấn đề, nội dung chất vấn được nêu ra. Vì vậy, nếu vấn đề chất vấn đưa ra ở tầm vĩ mô thì khả năng tác động của nó ở phạm vi rộng, ngược lại nếu chỉ là những vấn đề vĩ mô thì khả năng tác động sẽ hẹp hơn. Hơn nữa, đối tượng bị chất vấn là những người đứng đầu bộ máy nhà nước, những tổng tư lệnh ngành. Họ là người xây dựng và lãnh đạo quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chính sách ở tầm vĩ mô, cho nên những vấn đề cụ thể của một đơn vị nào đó ở phạm vi hẹp họ không thể nắm chi tiết (ví dụ như chất vấn đối với Chánh Toà án nhân
dân tối cao về một vụ án cụ thể) thì rất khó cho người trả lời. Những vấn đề chất vấn cũng phải thuộc chức năng, quyền hạn và trách nhiệm giải trình của đối tượng chất vấn. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 quy định
"Chất vấn là 1 hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu lên những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời" khoản 2 điều 2 (Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, 2007, tr.8). Như vậy, chất vấn phải liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của đối tượng chất vấn. Có như vậy thì đối tượng chất vấn mới có thể giải trình, làm rõ nguyên nhân, nhận trách nhiệm về mình và tìm giải pháp khắc phục, từ đó mới đạt được mục tiêu của chất vấn. Nếu chất vấn 1 vấn đề mà người được chất vấn không có thẩm quyền giải quyết và phải không liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì họ không thể đưa ra các biện pháp khắc phục, vì vậy chất vấn sẽ không mang lại hiệu quả gì.
Mục đích của chất vấn là làm rõ trách nhiệm của người bị chất vấn với kết quả thực hiện các chính sách, quy định pháp luật… của Nhà nước. Do đó những thông tin mà đại biểu Quốc hội đưa ra làm cơ sở cho câu hỏi chất vấn phải chính xác, tin cậy, cụ thể, không thể từ dư luận xã hội chung chung hoặc do cảm quan nhìn nhận của đại biểu. Những thông tin đó phải thể hiện rõ vấn đề đang xảy ra, đã xảy ra và hậu quả còn ảnh hưởng đến hiện nay hoặc trong tương lại gần thuộc thẩm quyền quản lý của người bị chất vấn. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát hoàn toàn hoặc bắt nguồn từ chính sách quản lý của người bị chất vấn. Từ đó mới có thể yêu cầu người bị chất vấn phải giải trình về nguyên nhân theo hướng khách quan và đưa ra giải pháp khắc phục, yêu cầu rút kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, đồng thời đại biểu Quốc hội mới có thể cân nhắc trách nhiệm của người bị chất vấn.
Thứ hai, kỹ năng, phương pháp chất vấn
Trong quá trình chất vấn, các đại biểu cần có kỹ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ, diễn giải vấn đề cần hỏi, kỹ năng trình bày ý kiến 1 cách rõ ràng, có sức thuyết phục. Như vậy thì người bị chất vấn cũng như các đại biểu trong hội trường và người theo dõi có thể hiểu được vấn đề cần chất vấn là gì.
Đó là cơ sở để cho người trả lời chất vấn giải trình về nguyên nhân của vấn đề, trách nhiệm cá nhân để xảy ra vấn đề đó cũng như giải pháp khắc phục.
Nếu người chất vấn không có kỹ năng diễn giải, trình bày câu hỏi chất vấn rõ ràng, bản thân người trả lời chất vấn cũng không hiểu rõ thì không thể giải trình vấn đề. Thực tế, mặc dù người chất vấn đưa vấn đề rất rõ ràng nhưng người trả lời chất vấn có thể lảng tránh vấn đề, trả lời không đúng trọng tâm của câu hỏi. Vì vậy, đại biểu Quốc hội cần có kỹ năng tham gia thảo luận, tranh luận tại nghị trường để đi đến tận cùng của vấn đề, buộc người trả lời phải thừa nhận trách nhiệm và đưa giải pháp. Do đó các kỹ năng chất vấn cũng là một yếu tố quan trọng để hoạt động chất vấn đạt mục đích. Do đó nó cũng là tiêu chí để đánh giá hoạt động chất vấn.
Thứ ba, làm rõ trách nhiệm và các biện pháp khắc phục của người bị chất vấn
Hoạt động chất vấn mà cuối cùng không làm rõ được trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn và không đưa ra được biện pháp khắc phục những yếu kém được nêu ra thì không đạt mục đích, không có khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà nước là những cơ chế buộc cơ quan nhà nước hoặc những người có thẩm quyền phải hoạt động đúng pháp luật và hoạt động có hiệu quả. Do đó, nếu chất vấn chỉ là để hỏi lấy thông tin thì không có khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước.
Thứ tư, đối tượng bị chất vấn nghiêm túc thực hiện các giải pháp đã đưa ra và có sự chuyển biến tích cực trong thực tiễn
Chất vấn mục đích cuối cùng là nhằm buộc đối tượng bị chất vấn nâng
cao trách nhiệm, thực hiện các biện pháp khắc phục những yếu kém trong lĩnh vực mà mình quản lý. Vì vậy, người bị chấp nhận nhận trách nhiệm cá nhân và đưa ra giải pháp khắc phục thì chưa thể tạo ra chuyển biến trong thực tiễn.
Do đó, sau khi đưa ra giải pháp khắc phục thì người bị chất vấn với thẩm quyền của mình phải chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp đó trong thực tiễn để khắc phục yếu kém, sai sót. Chỉ khi nào làm được điều đó thì chất vấn mới thể hiện đầy đủ là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả. Chất vấn còn là mục tiêu của một nền dân chủ tiến tới công khai minh bạch. Chất vấn còn là sự xác định trách nhiệm của những người được nhân dân giao phó quyền lực với chủ thể gốc quyền lực là nhân dân thông qua người đại diện đó là Quốc hội và các đại biểu Quốc Hội.