Chương 2 KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội
3.3.3.1. Những bất cập trong hệ thống pháp luật về hoạt động chất vấn Các văn bản pháp luật đã quy định khá tổng thể và bao quát những vấn đề liên quan đến hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn từ giải thích từ ngữ, quy định về quyền chất vấn, đối tượng và phạm vi chất vấn, trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện hoạt động chất vấn, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức hoạt động chất vấn, những vấn đề phải thực hiện sau hoạt động chất vấn.Tuy nhiên, còn một số quy định thiếu tính cụ thể, một số quy định không còn phù hợp hoặc chưa dự liệu, bao hàm hết thực tiễn sinh động của hoạt động chất vấn, đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung.
Một số quy định pháp luật về hoạt động chất vấn còn thiếu cụ thể. Quy định pháp luật chưa đưa ra tiêu chí cụ thể để đánh giá một chất vấn đạt yêu cầu hay không, gây băn khoăn cho đại biểu, không ít đại biểu nhầm lẫn với hỏi đáp làm giảm hiệu quả của hoạt động chất vấn, thiếu tiêu chí xác định thế nào là một câu trả lời chất vấn đạt yêu cầu. Pháp luật cũng chưa quy định cụ thể các trường hợp mà Quốc hội ban hành nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn, khái niệm trách nhiệm của người bị chất vấn chưa được làm rõ là trách nhiệm giải quyết vấn đề mà đại biểu chất vấn hay trách nhiệm cá nhân theo cách hiểu là một chế tài trong hoạt động chất vấn, về mối quan hệ phối hợp giữa đoàn thư ký kỳ họp, ban công tác đại biểu và văn phòng Quốc hội trong việc tổng hợp văn bản trả lời chất vấn, đề xuất nội dung và danh sách những người trả lời chất vấn để Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội quyết định, mối liên hệ giữa hoạt động chất vấn và bỏ phiếu tín nhiệm, thời gian trả lời chất vấn bằng văn bản, cách thức để người bị chất vấn báo cáo đại biểu về kết quả thực hiện lời hứa và những vấn đề đã được đề cập đến khi trả lời chất vấn trực tiếp và kể cả những chất vấn được trả lời bằng văn bản, cơ chế để đại biểu thực hiện quyền đề
nghị Quốc hội thảo luận về vấn đề mà đại biểu chất vấn nhưng không đồng ý với nội dung trả lời, nhất là với những chất vấn trả lời bằng văn bản, vai trò, trách nhiệm của những người tham gia giải trình làm rõ thêm những nội dung mà đại biểu chất vấn…còn quy định một cách chung chung, thiếu cụ thể.
Những quy định của pháp luật về hoạt động chất vấn còn chưa chặt chẽ, nhiều điểm quy định còn chưa hợp lý như chưa có quy định về thủ tục kiểm chứng xác nhận phiếu chất vấn đủ điều kiện chuyển đến người được chất vấn phải trả lời, thiếu các thủ tục ghi nhận ý kiến của đại biểu đánh giá văn bản trả lời chất vấn trong tình huống người trả lời không trả lời không đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu chất vấn, xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục, chưa quy định thời gian đại biểu gửi câu hỏi bằng văn bản tại kỳ họp của Quốc hội, chưa quy định các biện pháp chế tài cụ thể đảm bảo người bị chất vấn nghiêm túc thực hiện những vấn đề đã hứa trước Quốc hội, làm cho người trả lời có thể chống chế, hứa hẹn mà không có trách nhiệm pháp lý nào để bắt buộc họ thực hiện. Luật cũng còn vắng bóng các quy định về thẩm quyền của Quốc hội và cách xử lý đối với những phản bác của đại biểu Quốc hội về những câu hỏi chất vấn được nêu trong phiên chất vấn và cũng không đặt vấn đề bắt buộc Quốc hội phải biểu quyết đối với những câu trả lời chất vấn khi có đại biểu Quốc hội không hài lòng với câu trả lời đó.
Việc hạn chế thời gian trả lời chất vấn là cần thiết và bắt buộc đối với đối tượng bị chất vấn. Tuy nhiên, trong thực tế, có trường hợp người bị chất vấn xin gia hạn thêm thời gian. Có trường hợp được Chủ tịch Quốc hội chấp nhận, có trường hợp không được chấp nhận và bị phê bình ngay trong phiên họp với những câu trả lời quá thời gian cho phép. Nguyên nhân là do nội dung kỳ họp của Quốc hội nước ta chưa quy định kỷ luật đối với những trường hợp này nên sự vận dụng đôi khi còn bị coi là tuỳ tiện.
Hiện nay, chưa có một văn bản quy định đầy đủ, chi tiết về quy trình, thủ tục hoạt động chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của UBTVQH.
Việc thông qua luật tổ chức Quốc hội năm 2014 không còn quy định liên quan đến hoạt động chất vấn nữa để nội dung này thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hoạt động giám sát của Quốc hội là một bước cải tiến. Tuy vậy quy trình, thủ tục chất vấn vẫn được thể hiện rải rác trong các văn bản như Luật hoạt động giám sát, Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội…Chưa có quy định về cách thức, thủ tục lựa chọn các vị bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp tại kỳ họp của Quốc hội. Căn cứ lựa chọn các vị trả lời trực tiếp tại kỳ họp là số lượng chất vấn gửi đến vị đó, tính chất nội dung vấn đề có phản ánh mối quan tâm chung hoặc vấn đề nóng, bức xúc hay không… nhưng chưa được luật hoá; quy định hiện hành "đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn.. để chuyển đến người bị chất vấn" và toàn bộ hoạt động chất vấn từ lúc gửi phiếu chất vấn đến lúc xác định người bị chất vấn trả lời và đến phiên trả lời chất vấn là cả quá trình chuẩn bị tương đối lâu, có khi cả tháng trời. Vì vậy tuy gọi là người bị chất vấn trả lời trực tiếp các vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn nhưng không còn mang tính trực tiếp nguyên nghĩa nữa, không còn yếu tố
"bất ngờ" để qua đó đánh giá khả năng nắm bắt vấn đề, ý kiến của người bị chất vấn một cách trực tiếp mà trong nhiều trường hợp đã có sự chuẩn bị chu đáo của cả bộ máy giúp việc, tham mưu của bộ, ngành về vấn đề chất vấn.
Cách làm này trong nhiều trường hợp chính là trình bày lại nội dung văn bản đã gửi trước đó cho đại biểu Quốc hội.
3.3.3.2. Năng lực thực hiện hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội còn hạn chế
Năng lực thực hiện hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội thể hiện ở cả bản lĩnh thực hiện chất vấn cũng như kỹ năng, phương pháp thực hiện hoạt động chất vấn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội thời gian qua là do năng lực chất vấn của đại biểu còn hạn chế. Bản lĩnh, kỹ năng chất
vấn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí mà họ công tác, lợi ích của họ, việc rèn luyện năng lực cá nhân cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng. Thực tế có tình trạng những đại biểu Quốc hội có đủ hiểu biết để chất vấn thì lại ngại va chạm, không đủ bản lĩnh để chất vấn tới cùng vấn đề, có thể do người bị chất vấn nhiều khi là là cấp trên của đại biểu chất vấn... Có những đại biểu Quốc hội có dũng khí, thẳng thắn trong hoạt động chất vấn nhưng lại thiếu kỹ năng, phương pháp chất vấn cần thiết. Một phần do việc bầu cử đại biểu Quốc hội của chúng ta còn nặng về cơ cấu, ảnh hưởng đến trình độ của đại biểu Quốc hội. Hơn nữa, nhiều đại biểu Quốc hội mới tham gia lần đầu, lại làm việc kiêm nhiệm nên chưa có đủ thời gian để được bồi dưỡng, tích luỹ các kiến thức, kỹ năng cần thiết về hoạt động chất vấn.
Tiểu kết chương 3
Ở chương này, tác giả tập trung đánh giá về thực trạng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội Việt Nam như là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Tác giả làm rõ chất vấn là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội, với tư cách là cơ quan thực hiện quyền lập pháp đối với các cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp và quyền hành pháp..
Tác giả luận án cũng đã phân tích thực trạng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ở những góc độ khác nhau như thực trạng về nội dung của chất vấn (bao gồm nội dung của câu chất vấn và câu trả lời chất vấn), thực trạng về năng lực thực hiện hoạt động chất vấn (năng lực của đại biểu Quốc hội và năng lực của Quốc hội trong điều hành hoạt động chất vấn và năng lực của người bị chất vấn), thực trạng về hiệu lực hiệu quả của hoạt động chất vấn, thực trạng về việc kết hợp hoạt động chất vấn với các hình thức giám sát khác… Thông qua việc xem xét hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ở nhiều góc cạnh khác nhau, tác giả chỉ ra những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn…
Đặc biệt luận án chú ý phân tích thực trạng áp dụng các "chế tài" từ Nghị quyết về trả lời chất vấn, tổ chức điều tra, bỏ phiếu tín nhiệm cho đến bãi miễn đối với các quan chức có các hành vi lạm quyền, tham nhũng, sai phạm trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước và hệ quả chính trị - pháp lý mà các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước phải chịu. Luận án cũng đã làm rõ những bước tiến, những hạn chế, những thành công và bước tiến trong hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội và Quốc hội trong những nhiệm kỳ vừa qua.
Những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất các phương hướng và giải pháp ở Chương 4.
Chương 4