Chương 2 KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA
3.3.2. Một số hạn chế trong hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội
3.3.2.1. Nội dung chất vấn Thông tin chất vấn
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vẫn bắt gặp những câu hỏi không rõ ý hoặc dựa vào dư luận chung, từ những cảm nhận chủ quan của người chất vấn, thiếu thông tin thực trạng tình hình cụ thể từ các cơ quan, người có trách nhiệm cung cấp chính thức. Nhiều thông tin còn thiếu tính chọn lọc. Đầu tiên là các câu hỏi mang tính giải đáp, cung cấp thông tin. Điều tối kỵ khi chất vấn là chất vấn khi chưa đủ thông tin. Điều này làm lãng phí thời gian của Quốc hội và làm người trả lời chất vấn lúng túng.
Nội dung các vấn đề chất vấn
Các vấn đề chất vấn còn có tính dàn trải. Các chất vấn đề cập rộng rãi đến nhiều mặt tổ chức và hoạt động trong nền kinh tế - xã hội của đất nước, từ việc xét xử những vụ án dân sự cụ thể đến những vấn đề quốc kế dân sinh, vấn đề bảo vệ môi trường, toà cầu hoá … rất khó thống kê được số lượng theo nhóm vấn đề như các vấn đề về chủ trương, chính sách, các vấn đề mang tầm vĩ mô rộng lớn và lâu dài với các vấn đề cụ thể. Bởi lẽ, đa số các chất vấn của đại biểu Quốc hội là chất vấn gộp các vấn đề, lại chỉ thiên về phân tích, diễn giải, đôi khi có cả hình thức bình luận. Nhiều chất vấn chỉ xuất phát trên bình diện địa phương, ngành mình. Trong vấn đề chất vấn mà đại biểu đưa ra còn tồn tại chất vấn không đúng chủ thể có thẩm quyền. Hoặc có những vấn đề cụ thể như tai nạn giao thông đang tăng thì trách nhiệm lại không chỉ của một ngành. Nó liên quan đến việc nhập khẩu phương tiện, sản xuất và lắp ráp phương tiện giao thông (Bộ Công thương), hệ thống hạ tầng cho Giao thông (Bộ Giao thông và Vận tải), thi hành luật lệ giao thông (Bộ Công an). Mỗi bộ chỉ chịu trách nhiệm một phần và trả lời chất vấn theo phạm vi trách nhiệm đó. Nhưng trong một kỳ họp, không phải bộ nào cũng được trả lời trực tiếp trước Quốc hội vì lý do thời gian. Chính vì vậy, rất có thể việc trả lời chất vấn không đáp ứng được yêu cầu của chất vấn.
3.3.2.2. Phương pháp, kỹ năng chất vấn
Nhiều đại biểu còn thiếu kỹ năng cần thiết khi tham gia vào hoạt động chất vấn. Chất vấn nhằm làm rõ trách nhiệm trong quản lý, điều hành bộ máy nhà nước của các thành viên Chính phủ. Đại biểu phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, lựa chọn vấn đề chất vấn. Trong quá trình chất vấn, các đại biểu cần có kỹ năng thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ, diễn giải vấn đề cần hỏi. Năng lực của nghị sĩ để thực hiện hoạt động chất vấn tốt gồm năng lực tiếp xúc rộng rãi với cử tri, năng lực nắm bắt nhanh và đúng ý kiến, nguyện vọng của cử tri, năng lực phân tích sâu tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân, năng lực tham
gia thảo luận, tranh luận tại nghị trường, năng lực trình bày ý kiến 1 cách rõ ràng, có sức thuyết phục… Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội còn thiếu những kỹ năng này. Thực tế kỹ năng này ở đại biểu còn thiếu, nhiều câu hỏi chất vấn còn dài, nhưng lại không rõ nội hàm, làm cho người bị chất vấn khó trả lời trúng ý người hỏi. Lại có đại biểu hỏi mà như thảo luận kinh tế - xã hội, nói hết cả 7 phút (trong khi quy định chỉ 2-3 phút) mà chưa rõ chất vấn vấn đề gì. Nhiều vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội còn chung chung chưa xác định vấn đề tốt, khả năng trình bày câu hỏi còn yếu, chưa lôi cuốn sự quan tâm của người nghe. Ngoài ra, phương pháp thực hiện hình thức chất vấn của các đại biểu Quốc hội còn chưa đúng, nhiều chất vấn chỉ dừng lại ở cách hỏi lấy thông tin, có trường hợp việc trả lời chất vấn lạc sang một nội dung khác, song người chất vấn cũng không đề nghị trả lời thẳng vào câu hỏi vì nể nang, e ngại, do đó hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn thiếu sự tranh luận, thiếu tính phản biện, thiếu tính dân chủ. Cách chất vấn của đại biểu vẫn chỉ là gãi ngứa ngoài da mà chưa đào sâu nguyên nhân, bản chất của vụ việc. Khi bộ trưởng trả lời sai cũng chưa ai tranh luận tới cùng.
3.3.2.3. Làm rõ trách nhiệm và biện pháp khắc phục
Mục đích của chất vấn là hướng tới việc làm rõ trách nhiệm nhưng trong một số hoạt động chất vấn đã không đạt được mục đích đó. Nhiều bộ trưởng còn chưa nhận trách nhiệm về cá nhân mình. Bộ trưởng trả lời chất vấn còn đổ lỗi cho cơ quan cấp dưới hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho Đảng
Pháp luật hiện hành có quy định trường hợp không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đưa, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn (điều 11 luật hoạt động giám sát của Quốc hội). Hoặc đối với trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ QH hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản (điều
98 Hiến pháp 1992). Song trên thực tế, các đại biểu Quốc hội không đồng ý với trả lời chất vấn nhưng cũng không thực hiện quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận hoặc tiến hành các hoạt động điều tra để xác định trách nhiệm của người trả lời chất vấn Trong thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội, những phiên chất vấn gây thất vọng cho cử tri song trong các phiên chất vấn đó, các đại biểu Quốc hội hầu như chưa bao giờ thực hiện hết các quyền chất vấn của mình để xác định đến cùng trách nhiệm của đối tượng bị chất vấn, các đại biểu có tư tưởng né tránh áp dụng. Trong thực tế, ở một số phiên trả lời chất vấn, một số Bộ trưởng đã trả lời không thoả mãn cả người chất vấn và công chúng theo dõi, vừa tránh né vấn đề chính, vừa không xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức của mình và biện pháp khắc phục. Quốc hội đã không có nghị quyết nào cả. Trong thực tế, Quốc hội mới chỉ duy nhất một lần ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn. Hình thức và phương pháp chất vấn của đại biểu Quốc hội mặc dù đã được thực hiện một cách thường xuyên, tăng lên về số lượng song hiệu quả không cao, chưa đạt tới mục đích xác định cụ thể trách nhiệm của người trả lời chất vấn.
Khi trách nhiệm đã không được xác định rõ thì chắc chắn cũng sẽ không thể đưa ra những giải pháp khắc phục yếu kém. Vì vậy, những hoạt động chất vấn đó đã không có khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước.
3.3.2.4. Mức độ nghiêm chỉnh thực thi các giải pháp khắc phục của đối tượng bị chất vấn
Thực tế hoạt động chất vấn, người bị chất vấn hứa rất nhiều, đưa rất nhiều giải pháp khắc phục nhưng chưa kiên quyết, triệt để trong tổ chức thực hiện lời hứa. Do đó, vẫn còn những vấn đề đã chất vấn nhưng sau đó tình hình vẫn không chuyển biến là bao trên thực tế. Có nhiều vấn đề nhắc đi nhắc lại trong nhiều kỳ họp liên tiếp nhưng vẫn không có sự thay đổi, không đạt yêu cầu. Đại biểu Nguyễn Đình Xuân cho biết "Sở dĩ các đại biểu vẫn hỏi lại câu hỏi cũ vì tình hình của vấn đề cũ chưa chuyển biến là bao".