Thực trạng nội dung trả lời chất vấn

Một phần của tài liệu Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn (Trang 101 - 104)

Chương 2 KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA

3.2.2. Thực trạng nội dung trả lời chất vấn

Bước đầu các vị bộ trưởng đã nhận thấy trách nhiệm của mình trong lĩnh vực thẩm quyền mà họ phụ trách. Việc trả lời chất vấn như kể lể thành tích, trốn tránh trách nhiệm đổ thừa cơ chế tạo ra, hoặc nhất là phàn nàn rằng quyền hạn của bộ trưởng thì hữu hạn, mà trách nhiệm thì vô hạn, đã được thay thế bằng việc các quý bộ trưởng nhanh chóng nhận khuyết điểm về phần mình, cho dù lỗi không phải do chính các bộ trưởng gây ra. Bộ trưởng trực tiếp trả lời chất vấn, hạn chế tình trạng uỷ quyền cho Thứ trưởng trả lời như tại một số kỳ họp trước của Quốc hội. Nhiều bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã cố gắng thể hiện trách nhiệm trước Quốc hội, trước nhân dân thông qua việc chuẩn bị khá kỹ để trả lời chất vấn, nhận thức sâu sắc hơn vấn đề còn yếu kém, chưa làm được, chưa làm tốt, chỉ ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

Ví dụ tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV ngày 7 tháng 11 năm 2019, về vấn đề thi tuyển, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ công chức, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân xác nhận, có sự phiền hà lớn trong các yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ bởi các qui định áp dụng từ năm 1993 đến nay: "Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này, vì một quyết định để 20 năm không sửa, để cho thủ tục rườm rà. Chúng tôi cam kết với Quốc hội, sau khi luật Cán bộ, công chức sửa đổi, chúng tôi sẽ sửa ngay đến nội dung này."

Cũng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thông tin và Truyền thông cũng được đánh giá tốt. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh giá: với kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, Bộ trưởng đã nắm rất chắc vấn đề, thông tin được thực trạng, số

liệu minh chứng cụ thể; nêu rõ những tồn tại, hạn chế của ngành trong thời gian qua và có giải thích, lý giải những nguyên nhân khách quan, chủ quan cho những tồn tại bất cập. Bộ trưởng cũng đã đưa ra giải pháp thực hiện và trách nhiệm của ngành cũng như của Bộ trưởng.

Nhìn chung, các phần trả lời chất vấn của các kỳ họp gần đây của các vị trưởng ngành đã khắc phục được những hạn chế trong các phiên chất vấn trước như: Một số Bộ trưởng thường dành quá nhiều thời gian vào việc thuyết trình, dẫn giải, chưa đi sâu vào vấn đề mà Quốc hội cần giải đáp, thời gian thuyết trình, dẫn giải lạm vào thời gian trả lời chất vấn khiến cho tình trạng thời gian trả lời thì ít mà vấn đề thì nhiều. Chủ toạ phiên họp phải nhắc nhở người trả lời, trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Một số Bộ trưởng thường dành quá nhiều thời gian vào việc thuyết trình, dẫn giải, chưa đi sâu vào vấn đề mà Quốc hội cần giải đáp, thời gian thuyết trình, dẫn giải lạm vào thời gian trả lời chất vấn khiến cho tình trạng thời gian trả lời thì ít mà vấn đề thì nhiều. Chủ toạ phiên họp phải nhắc nhở người trả lời, trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, ví dụ như phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận trong phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIII sáng 24/11/2011 đã bị chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở "Bộ trưởng có thể nói gọn lại được không vì còn rất nhiều đại biểu muốn chất vấn. Tôi lưu ý câu hỏi đầu tiên muốn hỏi là việc không đủ chi tiêu, không học trường trong nước, thích học trường nước ngoài, hay câu hỏi này tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng nói rõ, đi thẳng vào ý của đại biểu Trần Minh Diệu là thi cao có thật không, hay là cao này không đánh giá đúng chất lượng của phổ thông, tốt nghiệp phổ thông mà chỉ sau 1 năm thôi mà tăng nhanh thế" [78, tr.6-8].

Cách trả lời chất vấn của một số bộ trưởng còn chung chung, không đi thẳng vào trọng tâm nội dung mà đại biểu Quốc hội chất vấn cũng được thay đổi Cá biệt có một số đối tượng bị giám sát trả lời chất vấn còn nặng về báo

cáo tình hình, nêu thành tích vòng vo, né tránh trách nhiệm làm mất nhiều thời gian ở diễn đàn Quốc hội, khiến đại biểu Quốc hội không hài lòng và công luận bất bình. Bộ trưởng trả lời chất vấn còn đổ lỗi cho cơ quan cấp dưới. Như trả lời chất vấn của Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến cho câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết - Đoàn đại biểu Lạng Sơn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, khiến cử tri bức xúc.

Có trường hợp Bộ trưởng còn đùn đẩy trách nhiệm cho Đảng như trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Nhà nước Quách Lê Thanh trước chất vấn của đại biểu Trần Ngọc Đường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An phải lên tiếng phát biểu "Tôi phải nói thêm, chứ không thì oan cho Đảng. Đảng lãnh đạo chứ Đảng không làm thay và báo cáo với Đảng hoàn toàn là trách nhiệm của đảng viên và cấp uỷ. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là không báo cáo về mặt nhà nước, đối với Quốc hội hoặc đối với Chính phủ… Đảng lãnh đạo, đảng không làm thay… các cơ quan nhà nước đừng kéo Đảng vào những việc để đùn đẩy trách nhiệm của mình cho Đảng [19, tr.11, 12].

+ Về thời gian

Theo quy định, người trả lời chất vấn có 15 phút trả lời nên có những chất vấn không nhất thiết phải trả lời đến 15 phút nhưng người chất vấn trả lời kéo dài thời gian làm hạn chế thời gian của việc hỏi và trả lời những câu hỏi kế tiếp.

+ Chuẩn bị trả lời và trả lời chất vấn

Việc chuẩn bị trả lời chất vấn được các đối tượng bị chất vấn thực hiện khá nghiêm túc, công phu. Nhiều câu trả lời chất vấn của các vị bộ trưởng đã có số liệu cụ thể để giải thích, chứng minh, làm rõ các vấn đề. Tuy nhiên, do pháp luật hiện hành chưa có quy định nào về thời gian đại biểu gửi câu hỏi bằng văn bản tại kỳ họp nên nếu đại biểu gửi câu hỏi chậm, người bị chất vấn nhận được nhiều cầu hỏi trong một lúc dẫn tới thời gian chuẩn bị trả lời chất vấn của người được chất vấn ít, ảnh hưởng đến chất lượng câu trả lời.

Một phần của tài liệu Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)