Một số thành tựu trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội

Một phần của tài liệu Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn (Trang 123 - 126)

Chương 2 KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THÔNG QUA

3.3.1. Một số thành tựu trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội

Dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn, có thể thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực

Nội dung chất vấn Về chất lượng thông tin

Các chất vấn của đại biểu Quốc hội Việt Nam thời gian qua đã thể hiện các đại biểu đã có sự đầu tư công sức để cập nhật các thông tin cụ thể, chính xác, khá phong phú, đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra những nhận định, đánh giá, những yêu cầu cấp thiết, xác đáng.

Về nội dung các vấn đề chất vấn

Có thể nói, nội dung chất vấn của các đại biểu Quốc hội đã có trọng tâm, trọng điểm phản ánh được những vấn đề nổi cộm, bức xúc, có nhiều vấn đề vướng mắc, hạn chế trong quản lý, điều hành kinh tế xã hội được nhân dân, cử tri cả nước quan tâm. Các chất vấn tập trung chủ yếu vào 1 số lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng giao thông vận tải, y tế, giáo dụ, đất đai, môi trường… cho thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội với hoạt động nghị trường, giữa ý kiến cử tri với chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Phương pháp, kỹ năng chất vấn

Cách thức, kỹ năng thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội được nâng lên rõ rệt, câu hỏi chất vấn nhìn chung ngắn gọn, súc tích, nội dung rõ ràng, đề cập đến những vấn đề mang tính vĩ mô, xác định đúng đối tượng chất vấn. Trong thời gian quy định, đa số các đại biểu Quốc hội đã đưa ra chất vấn ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề quan tâm và đòi hỏi các thành viên Chính phủ làm rõ thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm người đứng đầu, những giải pháp, thời gian cần thiết để khắc phục. Đa số các chất vấn có chứng minh rõ ràng, lập luận lôgic, lý lẽ thuyết phục. Một số đại biểu Quốc hội đã kiên trì theo đuổi các nội dung chất vấn của mình qua từng kỳ họp. Tại các phiên họp chất vấn trực tiếp, các đại biểu đã phân tích, trao đổi, tranh luận với người bị chất vấn để phát triển nội dung chất vấn, đi đến tận cùng của vấn đề, làm rõ trách nhiệm cá nhân, đòi hỏi phải có những giải pháp, chủ trương,

chính sách, pháp luật để giải quyết thoả đáng những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong thực tiễn trên tinh thần thực sự chân thành, xây dựng. Mỗi khi thành viên Chính phủ trả lời chất vấn chưa đúng và trúng vấn đề, chưa thoả đáng, đã có sự tranh luận, đối thoại để đi đến làm rõ vấn đề đặt ra. Chính từ việc tranh luận đã làm rõ không ít vấn đề còn hạn chế, bất cập trong cơ chế chính sách, pháp luật, trong cơ chế điều hành của Chính phủ và bộ, ngành. Trên cơ sở ấy, các nhà làm luật. nhà hoạch định chính sách đưa ra được những quy định đúng thực tế xã hội.

Làm rõ trách nhiệm của người bị chất vấn và đưa ra biện pháp khắc phục Trong hoạt động chất vấn, việc người trả lời chất vấn đã nhìn nhận đúng trách nhiệm của cá nhân đã được cải thiện hơn. Việc trả lời chất vấn đại loại như kể lể thành tích, trốn tránh trách nhiệm đổ thừa cơ chế tạo ra, hoặc nhất là phàn nàn rằng quyền hạn của bộ trưởng thì hữu hạn, mà trách nhiệm thì vô hạn, đã được thay thế bằng việc các quý bộ trưởng nhanh chóng nhận khuyết điểm về phần mình, cho dũ lỗi không phải do chính các bộ trưởng gây ra. Bộ trưởng trực tiếp trả lời chất vấn, hạn chế tình trạng uỷ quyền cho Thứ trưởng trả lời như tại 1 số kỳ họp trước của Quốc hội. Nhiều bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã cố gắng thể hiện trách nhiệm trước Quốc hội, trước nhân dân thông qua việc chuẩn bị khá kỹ để trả lời chất vấn, nhận thức sâu sắc hơn vấn đề còn yếu kém, chưa làm được, cha làm tốt, chỉ ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục. Các bộ trưởng đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong lĩnh vực được giao thẩm quyền phụ trách, quản lý dù lỗi không phải do chính bộ trưởng gây ra mà do công chức dưới quyền. Trình bày ưu điểm, trốn tránh trách nhiệm, đổ lý do tại cơ chế… đã được các vị bộ trưởng hạn chế trả lời và thay vào đó là nhìn thẳng vào sự kiện, nhanh chóng nhận thiếu sót.

Việc ra nghị quyết là thể hiện quan điểm, thái độ của Quốc hội về việc trả lời chất vấn của người được chất vấn, xác định rõ trách nhiệm của người

trả lời chất vấn với những vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra và những phương hướng, biện pháp nêu ra để giải quyết vấn đề mà đại biểu chất vấn. Đây là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của người trả lời chất vấn với những vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu lên

Mức độ thực thi các giải pháp đã đưa ra và kết quả chuyển biến trong thực tiễn về vấn đề được chất vấn

Mức độ kiểm soát quyền lực nhà nước của hoạt động chất vấn thể hiện ở mức độ ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước, khả năng ngăn chặn những hành vi lạm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền hành pháp, tư pháp, từ đó góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Thực tế thời gian qua cho thấy hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội đã có tác động chuyển biến hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp theo hướng tích cực. Thông qua chất vấn, người đứng đầu các cơ quan này đã nhận rõ những sai lầm, khuyết điểm của mình, đưa ra các giải pháp khắc phục và có báo cáo về tình hình thực hiện các lời hứa, biện pháp đó, từ đó công tác quản lý nhà nước được thực thi đúng pháp luật và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động chất vấn (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)