Sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

1.1. Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế

1.1.2. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế

Với việc dựa vào nguồn lực cũng như kết quả thực thi, quyền lực trong thời đại mới có tính toàn diện hơn, rộng rãi hơn cho mọi quốc gia không phân biệt nước lớn, nước bé. Thực tiễn cho thấy rằng, hầu hết các cường quốc kinh tế, chính trị hiện nay đều phụ thuộc khá nhiều về vấn đề tài nguyên, năng lượng, nguồn nhân lực… những nhân tố vốn là thế mạnh của nhiều nước đang và chậm phát triển.

Ngoài ra, việc thực thi quyền lực trong các vấn đề toàn cầu có đạt được kết quả hay không còn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các quốc gia với nhau. Đó cũng là lý do ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế ra đời vừa là công cụ thể hiện quyền lực nhưng cũng đồng thời đảm bảo lợi ích chung của các quốc gia.

Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh tưởng chừng như là điểm dừng của các cuộc chạy đua vũ trang, vũ khí hủy diệt hạt nhân… nhưng ở hiện tại, nó thậm chí còn được đẩy lên ở mức độ cao hơn và nguy hiểm hơn bởi tính phát triển ngầm.

Nếu như trước đó chỉ là sự chạy đua giữa hai thái cực Mỹ và Liên Xô thì sau Chiến tranh Lạnh, mọi quốc gia đều có sự chuẩn bị của riêng mình, nhắm đến mục tiêu khẳng định tiếng nói quốc gia trên trường quốc tế cũng như tránh được những đe dọa quyền lực từ bên ngoài. Chắc chắn một điều rằng, sẽ không ai phủ nhận tính đa

chiều nhiều mặt của khái niệm “quyền lực”. Bản thân nó mang đến vị thế và khả năng độc lập cao cho một quốc gia nhưng cũng là căn nguyên c ủa những tham vọng khác, và cũng từ đó, mâu thuẫn giữa những cường quốc gia tăng trong vỏ bọc hòa bình hữu nghị hiện tại, còn quan hệ giữa quốc gia phát triển với một quốc gia đang hoặc kém phát triển khác dường như là mối quan hệ “bầu chủ - phụ thuộc” đ ặc trưng. Xét trên nhiều phương diện, tính phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế hậu kỳ Chiến tranh lạnh diễn ra phức tạp. Trong khi sự liên kết chính trị giống như tảng băng trôi, vừa tỏ ra chặt chẽ nhưng cũng r ất mong manh, xét cho cùng thì nó chỉ diễn ra khi liên quan đến lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, sức mạnh quân sự không còn chiếm giữ vai trò quan trọng như trong thời chiến, nhất là khi tính hiệu quả của loại sức mạnh này đã thể hiện qua sự thất bại của các thế lực thực dân, đế quốc tại Việt Nam hay thắng lợi của châu Phi trước thực dân phương Tây. Sự tổn hao về thời gian, sức lực là quá lớn chưa tính đến những hệ quả kéo dài hàng thế kỷ sau đó. Khi “mép an toàn”21 (margin of safety) giữa các quốc gia ngày một rộng hơn, những vấn đề xung đột, tấn công giảm đi hay trường hợp xảy ra xung đột thì giải pháp quốc tế thông thường cũng là những giải pháp thiên về phi quân sự. Hơn thế, những nhu c ầu cũng như mục tiêu của xã hội về kinh tế, môi trường sinh thái trong thời đại mới vốn đang trở nên thiết thực và c ấp bách hơn bao giờ hết, đòi hỏi các quốc gia phải xích lại gần nhau, hạn chế tối đa việc sử dụng sức mạnh quân sự hòng giảm thiểu nguy cơ bị cắt đứt các quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Để hiểu rõ hơn về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới, cần phải xem xét tất cả các nhân tố giúp cấu thành nên quyền lực của mỗi quốc gia như:

điều kiện địa lý - lịch sử; kinh tế; chính trị; nguồn nhân lực; quân đội; trình độ công nghệ; và các yếu tố văn hóa, tinh thần khác. Sẽ không một quốc gia nào toàn diện tất cả những mặt trên để chiếm lĩnh vị trí số một toàn cầu vĩnh viễn, vì lẽ đó, một số quốc gia dù đã là cường quốc vẫn phải phụ thuộc ít nhiều vào những nước hay khu vực khác. Lấy ví dụ như trường hợp của các quốc gia châu Phi và cường quốc thứ ba thế giới Nhật Bản. Rõ ràng, Nhật Bản phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và

21 Học viện Ngoại giao (2008), Lý luận quan hệ quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.25.

cả khoa học kỹ thuật nhưng bản thân đất nước mặt trời mọc lại rất nghèo tài nguyên, thiên tai hiểm họa của động đất, sóng thần đe dọa thường nhật. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia lục địa đen chỉ ở ngưỡng đang và chậm phát triển, nghèo đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường đạt mức cao hàng đầu thế giới nhưng may mắn là khu vực này giàu tài nguyên bậc nhất, nguồn nhân lực dồi dào. Việc Nhật Bản và các nước châu P hi thiết lập quan hệ với nhau sẽ trở thành những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, hướng đến sự phát triển toàn diện chung của cộng đồng thế giới.

Để đơn giản hóa những vấn đề liên quan đến quyền lực và tính phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế, chúng tôi tạm chia thành hai trường hợp:

Sự phụ thuộc trong quan hệ giữa các cường quốc với nhau

Yếu tố chính trị thường sẽ là sợi dây cốt lõi để các nước lớn liên kết với nhau, “dè chừng” nhau trong chính trường quốc tế. Là những cường quốc kinh tế thời hiện đại, bản thân Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… không ngừng cạnh tranh nhau về vị thế nhưng mọi động thái của các nước này đều “nhìn trước ngó sau” nhằm tránh động chạm đến lợi ích quốc gia của nhau.

Nếu như sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản quên đi thù hận để thực hiện bình thường hóa quan hệ với Mỹ, dựa vào Mỹ để vực dậy nền kinh tế đất nước một cách thần kỳ thì từ sau Chiến tranh lạnh, Nhật đang tìm kiếm những cơ hội mới để có thể thoát khỏi sức nặng của Mỹ, phát triển một cách độc lập. “Cái tôi” nước lớn sẽ không cho phép các quốc gia này nấp dưới bóng nhau quá lâu mà thay vào đó là liên kết với nhau trong những mối quan hệ song phương, đa phương cùng có lợi, cùng tồn tại và cùng phát triển.

Về kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật, các quốc gia phát triển là những đối tác lớn của nhau, tranh thủ sự tiến bộ của nhau nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng của quốc gia mình. Chẳng hạn, mặc dù cạnh tranh nhau khốc liệt về mọi mặt, đến năm 2010 Trung Quốc thậm chí vượt qua Nhật Bản để chiếm giữ vị trí siêu cường thứ hai thế giới nhưng Trung Quốc vẫn luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản tính đến thời điểm hiện tại. Trong khi đó, Nhật là đối tác lớn về khoa học công nghệ của hầu hết các quốc gia phát triển khác, đặc biệt là trong lĩnh

vực chế tạo máy. Điều này cho thấy, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia phát triển nhìn chung là quan hệ đôi bên cùng có lợi, sự phụ thuộc tương đối lẫn nhau trong những lĩnh vực nhất định góp phần bổ sung hoàn chỉnh nền kinh tế của mình.

Ngoài ra, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước lớn còn thể hiện khá rõ nét thông qua các tổ chức quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề chung toàn cầu như ô nhiễm môi trường, khủng bố, tệ nạn, dịch bệnh… mà hơn ai hết, chính các cường quốc là đối tượng có nguy cơ chịu ảnh hưởng và tác động nặng nề nhất.

Nói tóm lại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cường quốc trên thế giới luôn gắn liền với lợi ích quốc gia và phạm vi ảnh hưởng quốc tế mà các quốc gia này hướng đến.

Sự phụ thuộc trong quan hệ giữa cường quốc với các nước đang và chậm phát triển

Nếu như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các cường quốc cạnh tranh nhau khốc liệt trên mọi “chiến trường”, họ buộc phải tìm kiếm cho mình những đồng minh vốn là các quốc gia vừa và nhỏ thì ở thời đại mới, trước những xu thế phát triển chung của thế giới về trình độ khoa học kỹ thuật, các vấn đề toàn cầu, sự chi phối của quan hệ quốc tế đến cục diện quốc tế khiến các quốc gia tiến đến nhu c ầu thỏa hiệp và đẩy mạnh hợp tác cùng nhau. Bản chất của sự hợp tác lúc này chính là xây dựng và đ ẩy mạnh hơn nữa sự lệ thuộc lẫn nhau giữa tất cả các quốc gia không phân biệt nước lớn, nước bé.

Đứng trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, sự phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia đối tác đều có sự đan xen lợi ích một cách linh hoạt chứ không đơn thuần dừng lại ở quan hệ áp đ ặt, một chiều giữa cường quốc với quốc gia đang và chậm phát triển. Vai trò c ủa các nước đang và chậm phát triển đang ngày càng trở nên quan trọng trên bàn cờ chính trị quốc tế và trong chiến lược của các cường quốc. Do đó, nhiều cơ hội mở ra để các nước, khu vực chậm phát triển thúc đ ẩy nền kinh tế, chính trị của mình lên một tầm cao hơn, độc lập hơn, gia tăng tính đa phương trong quan hệ quốc tế. Sở dĩ có sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ giữa cường quốc và quốc gia đang phát triển là bởi, “các nước đều có thể

tận dụng lợi thế so sánh c ủa mình để phát triển: nước nhỏ, kể cả nghèo nàn và l ạc hậu, cũng có thể có cơ hội hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia phân công lao động quốc tế”22.

Trước hết, quan hệ giữa cường quốc với quốc gia đang và chậm phát triển, nhất là trong thời kỳ hiện đại phải kể đến yếu tố kinh tế. Những khả năng và nhu cầu mà các bên có thể đáp ứng cho nhau giúp cho nền kinh tế của cả nước lớn lẫn nước bé cùng phát triển. Bao giờ cũng vậy, những nước hay khu vực đang và chậm phát triển cũng nắm giữ những lợi thế so sánh đặc trưng về nguồn nhân công dồi dào giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hiệu quả, thị trường tiêu thụ hàng hóa tiềm năng… Đây lại là những vấn đề tồn tại của nhiều quốc gia phát triển trong quá trình nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của mình ra thế giới, nhất là đối với những cường quốc đang phải đối mặt với sự già hóa dân số nhanh chóng, sự khan hiếm tài nguyên trầm trọng như Nhật Bản.

Thứ hai, yếu tố chính trị cũng không nằm ngoài mục tiêu xích lại gần nhau giữa “nước lớn” và “nước bé”. Tuy bước vào thời đại mới, những quốc gia phát triển không còn đối đầu khiêu chiến với nhau để phải kiếm tìm đồng minh nhưng kỳ thực, việc có mối quan hệ ngoại giao rộng rãi luôn là cách để các nước phát triển khẳng định và củng cố vị thế của mình trong chính trường quốc tế. Có được sự ủng hộ từ nhiều quốc gia và khu vực sẽ trở thành sức mạnh giúp họ kháng lại những nguy cơ đe dọa tiềm tàng. Ngược lại, các nước đang và chậm phát triển cũng nhận được lợi ích đan xen trong mối quan hệ với những nước lớn, giúp họ tạo thêm thế và lực trong cục diện chung của thế giới.

Thứ ba, sự phát triển không ngừng của nhân loại dẫn đến nhu cầu cũng như khả năng đẩy mạnh sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Nếu như giữa các cường quốc với nhau, cạnh tranh về công nghệ và thị trường chuyển giao cộng nghệ là chuyện đơn giản. Nhưng đối với các quốc gia và khu vực kém phát triển, rõ ràng khoa học công nghệ là mối ràng buộc họ với các cường quốc trên thế giới. Một bên

22 Nguyễn Cơ Thạch (2007), Những chuyển biến trên thế giới vầ tư duy mới của chúng ta, Ch ính sách đối ngoại Việt Nam, Học viện quan hệ quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội.

sản xuất ra công nghệ, bên còn lại cần công nghệ cho công cuộc tái thiết đất nước mình, mối quan hệ ngày càng mang tính chất “đôi bên cùng có lợi” hơn những thế kỷ trước đây.

Kể từ sau Chiến tranh lạnh, những vấn đề chung mang tính toàn cầu, đặc biệt là sự chuyển hóa phức tạp của thế giới đơn cực và đa cực trong tham vọng của các nước lớn càng tạo thêm ràng buộc hành vi và trách nhiệm của nước lớn đối với những quốc gia, khu vực đang và chậm phát triển. Các cơ chế đa phương và nhiều tổ chức quốc tế hình thành nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách chung như nạn khủng bố, ô nhiễm môi trường, nghèo đói, bệnh tật… Sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ giữa cường quốc với các quốc gia đang và chậm phát triển dường như là quy luật khách quan không tránh khỏi trong tiến trình phát triển chung của thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)